Với bài Đêm nay Bác không ngủ trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ một cách ngắn gọn và chi tiết nhất ngay sau đây. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Văn bản được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu.... lấy sức đâu mà đi
Nội dung: Tâm trạng của anh đội viên khi thức dậy lần thứ nhất
Phần 2: Tiếp theo.... cùng Bác
Nội dung: Tâm trạng của anh đội viên lần thứ 2
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Hình tượng Bác Hồ.
Xem thêm Cảm nhận bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
Đêm nay Bác không ngủ - Nội dung bài thơ, Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
- Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
- Tóm tắt lại ngắn gọn diễn biến văn bản Đêm nay Bác không ngủ: Anh đội viên trong đêm mưa bỗng thức dậy và thấy Bác vẫn chưa ngủ mà đi chăm lo cho từng chiến sĩ. Anh tiếp tục thức dậy lần thứ hai thì Bác vẫn chưa đi ngủ. Ra là Bác vô cùng quan tâm, chăm sóc cho bộ đội, Thấy vậy, anh liền mời Bác đi ngủ nhưng Bác đã từ chối. Anh đội viên cảm động trước tình cảm yêu thương, chăm sóc của Người dành cho chiến sĩ, cho nhân dân.
Thông qua cái nhìn của anh đội viên, ta thấy được hình tượng Bác Hồ hiện ra rất rõ nét. Anh đội viên này vừa là người chứng kiến một đêm không ngủ của Bác, vừa là người trò chuyện trực tiếp với Bác nên câu chuyện được kể trong bài thơ sẽ trở nên chân thực hơn, sinh động hơn. Đồng thời, giúp cho hình tượng trung tâm của bài thơ là Bác Hồ được phản ánh một cách chân thực và khách quan nhất.
Bài thơ kể lại hai lần thức dậy của anh đội viên trong đêm mưa. Mỗi lần, tâm trạng và cảm nhận của anh đối với Bác có những đặc điểm:
- Lần thứ nhất thức dậy: Tâm trạng từ ngạc nhiên (Thấy trời khuya lắm rồi. Mà sao Bác vẫn ngồi) cho đến ái ngại, lo lắng không yên (Anh nằm lo Bác ốm. Lòng anh cứ bề bộn) và trào dâng nỗi niềm thương Bác (Càng nhìn lại càng thương), đồng thời, anh cũng rất xúc động khi chứng kiến tình cảm của Bác dành cho những anh chiến sĩ (Bác đốt lửa sưởi ấm cho các chiến sĩ, Bác nhẹ chân đi dém chăn cho từng người).
- Lần thức dậy thứ 2: Tâm trạng của anh đội viên từ hốt hoảng (Anh hốt hoảng giật mình), anh tha thiết mời Bác đi ngủ. Bác đã từ chối nên anh quyết định thức luôn cùng Bác.
Trong bài thơ, tác giả không kể lần thứ hai là bởi vì muốn cho người đọc tự hiểu được rằng: trong đêm ấy, anh đội viên có lẽ đã thức dậy rất nhiều lần và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác không ngủ. Từ lần một cho đến lần thứ ba, tâm trạng của anh ít nhiều cũng có phần biến đổi. Qua đó, cho chúng ta thấy được tình cảm và tấm lòng cao cả của Bác đối với bộ đội, với nhân dân.
Qua những câu thơ, chúng ta có thể nhận thấy, có lẽ trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã có rất nhiều đêm không ngủ. Đồng thời, câu thơ này cũng như là một đáp số, một phát hiện: tình thương của Bác không phải là bộc phát trong đêm lạnh ấy, mà nó vốn dĩ đã là bản chất trong con người của vị lãnh tụ vĩ đại này.
- Bài thơ được làm theo thể thơ 5 chữ, mỗi dòng thơ có 5 chữ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.
- Cách gieo vần cùng số chữ khiến cho mạch thơ rất tự nhiên, mạch lạc
Những từ láy được sử dụng trong bài thơ:
- Từ láy miêu tả ngoại hình: trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng,…
- Từ láy làm tăng giá trị biểu đạt: mơ màng, thầm thì, thổn thức, hốt hoảng, nằng nặc, bồn chồn,…
Thông qua phần Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ, hi vọng phần soạn bài này sẽ giúp ích cho quá trình soạn bài trước khi đến lớp của các bạn. Chúc các bạn học tốt!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK