Với bài Buổi học cuối cùng, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Buổi học cuối cùng đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Văn bản Buổi học cuối cùng được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Từ đầu.... vắng mặt con
Nội dung: Quang cảnh trên đường đến trường và khung cảnh ở trường.
Phần 2: Tiếp theo.... buổi học cuối cùng
Nội dung: Thuật lại diễn biến của buổi học cuối cùng
Phần 3: Còn lại
Nội dung: Buổi học cuối cùng kết thúc
Câu chuyện diễn ra trong một lớp học thuộc một xã vùng An -dát của nước Pháp. Thời gian là sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp thua trận và phải cắt vùng An – dát cho nước Phổ.
Sau đó, chính quyền Thổ đã ra lệnh không được học tiếng Pháp nữa. Và lớp học đã diễn ra buổi học Tiếng Pháp cuối cùng.
Tên truyện Buổi học cuối cùng ở đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng, chứ không phải buổi học cuối cùng trong niên học.
Truyện Buổi học cuối cùng được kể bằng ngôi thứ nhất, thông qua lời của nhân vật chính là cậu bé Phrăng
- Truyện còn có sự xuất hiện của những nhân vật như thầy giáo Ha – men, cụ già Hô – de, bác Phó rèn Oát – stơ cùng cậu học việc, bác phát thư, những người dân làng, người em gái của thầy giáo và các em học sinh trong lớp học.
- Người gây ấn tượng cho em nhất trong những nhân vật đó là thầy giáo Ha – men – một người thầy giáo mẫu mực, thầy đã phụng sự đất nước 40 năm bằng nghề giáo và là người đã thể hiện tình yêu với nước Pháp bằng cả tấm lòng.
- Trước buổi học:
- Định trốn học nhưng cưỡng lại được.
- Mọi người đang đọc cáo thị và những người lính Phổ đang tập ở phía sau xưởng cưa
- Không khí của trường yên tĩnh, bình lặng giống như một buổi sáng chủ nhật
- Không khí trong lớp học: lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng → Ngạc nhiên.
⇒ Tất cả những điều khác thường trên đã báo hiệu một cái gì nghiêm trọng, khác thường ngày ⇒ việc học tập không còn như trước nữa, tiếng Pháp sẽ không còn được dạy.
- Ý nghĩ, tâm trạng của Phrăng trong buổi học:
+ Choáng váng, sững sờ khi nghe thầy Ha – men tuyên bố đây là buổi học cuối cùng
+ Cậu cảm thấy nuối tiếc, hối hận về sự lười nhác trong học tập, ham chơi của mình từ trước đến nay
+ Sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ, tự giận mình
+ Kinh ngạc khi nghe thầy Ha – men giảng ngữ pháp, cậu thấy hiểu đến thế: “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế”
=> Phrăng đã nghe và hiểu những lời nhắc nhở tha thiết từ thầy Ha – men. Và có thể nói, qua buổi học hôm ấy, nhận thức của cậu đã biến đổi một cách sâu sắc. Phrăng đã hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và cậu tha thiết muốn được trau dồi kiến thức học tập, nhưng đã không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Xem thêm Miêu tả nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng trong Buổi học cuối cùng
Nhân vật thầy giáo Ha – men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả:
- Về trang phục: thầy đội chiếc mũ lụa đen thêu, áo rơ – đanh – gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, đây là trang phục chỉ được dùng trong buổi lễ trang trọng.
- Về thái độ với học sinh: lời lẽ dịu dàng, nhắc nhở nhưng không trách mắng Phrăng khi cậu đến muộn và cả khi cậu không thuộc bài, thầy nhiệt tình và tâm huyết giảng bài như muốn truyền hết mọi hiểu biết của mình cho học sinh
- Thầy ca ngợi tiếng Pháp, tự phê bình mình và mọi người có lúc đã bị xao nhãng việc học và dạy tiếng Pháp.
- Khi buổi học kết thúc, thầy xúc động mạnh, người nhợt nhạt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, thầy đã viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm”
=> Nhân vật thầy Ha – men là một người thầy rất yêu nghề giáo, yêu tiếng mẹ đẻ và hơn hết thầy là một người công dân yêu nước.
Một số câu văn trong truyện sử dụng phép so sánh:
- Tất cả những cái đó (nghe sáo hót, nhìn lính Phổ tập) cám dỗ tôi hơn là các quy tắc về phân tử
- Tiếng ồn ào như vỡ chợ
- Mọi sự đều bình lặng y như buổi sáng chủ nhật
- Dân làng ngồi lặng lẽ giống như chúng tôi
Tác dụng của những phép so sánh: Những phép so sánh này giúp cho câu văn mang tính hình tượng và cụ thể, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
Câu nói của thầy Ha men đã khẳng định chắc chắn rằng: dù dân tộc có bị áp bức, bị xâm lược nhưng vẫn giữ được tiếng nói của chính mình thì tức là vẫn có được chìa khóa, có được phương tiện để đấu tranh đánh đuổi quân giặc, giành lại độc lập, tự do. Chúng xâm phạm lãnh thổ của ta nhưng không thể nào biến ta thành người nước chúng, chỉ cần còn tiếng nói, còn giữ được ngôn ngữ của dân tộc thì không có gì cản trở ta đứng lên đánh bại kẻ thù, thoát khỏi ách nô lệ.
Thông qua phần Soạn bài Buổi học cuối cùng, hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài Buổi học cuối cùng đầy đủ và chính xác nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK