Trang chủ Lớp 6 Sinh học Lớp 6 SGK Cũ Chương 7: Quả Và Hạt Sinh học 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Sinh học 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Các cấu tạo của hạt

Cấu tạo của hạt

Hình 1: Cấu tạo của hạt

A- Một nửa hạt đậu đen đã bóc vỏ;  B-Hạt ngô đã bóc vỏ

Câu hỏi

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

1. Hạt gồm những bộ phận nào?

Vỏ và phôi

Vỏ,phôi, nhũ phôi

2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

3.Phôi gồm những bộ phận nào?

Chồi, lá, thân  và rễ mầm

Chồi, lá, thân  và rễ mầm

4. Phôi có mấy lá mầm?

2 lá mầm

1 lá mầm

5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu.

ở 2 lá mầm

ở phôi nhũ

1.2. Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm

So sánh hạt đỗ đen và hạt ngô

a. Giống nhau

  • Hạt đều gồm có vỏ và phôi.
  • Phôi đều gồm có các bộ phận: Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

b. Khác nhau

Đặc điểm

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

Phôi nhũ

Không có

Số lá mầm

Hai 

Một 

Bộ phận chứa chất dinh dưỡng dự trữ

Hai lá mầm

Phôi nhũ

Kết luận

Hạt hai lá mầm

Hạt một lá mầm

Ví dụ hạt khác

Hạt lạc,hạt bưởi,...

Hạt thóc,hạt kê,...

Cây một lá mầm và cây hai lá mầm

Hình 2: Cây một lá mầm và cây hai lá mầm

  • Cây hai lá mầm: Phôi của hạt có hai lá mầm. (đỗ đen, lạc, bưởi, cam ...)

  • Cây một lá mầm: Phôi của hạt chỉ có một lá mầm. (Ngô, lúa, kê, ...)

Bài 1: 

Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

Hướng dẫn:

Hạt để làm giống cần đủ các điều kiện sau:

  • Hạt to, chắc, mẩy: Có nhiều chất dinh dưỡng và có phôi khỏe.
  • Đảm bảo cho hạt nảy mầm phát triển thành cây con.
  • Hạt không bị sâu bệnh: Cây non không bị sâu bệnh.

 

3. Luyện tập Bài 33 Sinh học 6

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 33 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 6 Bài 33 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 109 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 109 SGK Sinh học 6

Bài tập 3 trang 109 SGK Sinh học 6

Bài tập 4 trang 109 SGK Sinh học 6

Bài tập 2 trang 58 SBT Sinh học 6

Bài tập 3 trang 59 SBT Sinh học 6

Bài tập 4 trang 63 SBT Sinh học 6

Bài tập 5 trang 63 SBT Sinh học 6

Bài tập 7 trang 65 SBT Sinh học 6

Bài tập 8 trang 66 SBT Sinh học 6

Bài tập 9 trang 66 SBT Sinh học 6

Bài tập 10 trang 66 SBT Sinh học 6

4. Hỏi đáp Bài 33 Chương 7 Sinh học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK