Soạn bài: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Một số đề tự sự cùng loại:

   - Kể về một buổi họp chợ quê em.

   - Kể về một ngày làm việc của mẹ em.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

   Bài làm sát với đề. Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.

Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Lập dàn bài:

Đề a:

Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ấy.

Thân bài:

   - Bắt đầu và diễn biến tạo nên ấn tượng đáng nhớ về kỉ niệm đó.

   - Em cảm nhận như thế nào về kỉ niệm ấy: vui, buồn, mừng, giận, ...

   - Sau đó em có bài học, kinh nghiệm gì (Nếu kỉ niệm đó là kỉ niệm mà lỗi do em)

   - Kết quả sự việc và những ấn tượng sâu đậm nhất.

Kết bài: Em sẽ luôn giữ lại mảng kí ức về kỉ niệm đó để ...

Đề b:

Mở bài: Câu chuyện vui vô tình từ đâu. Đó là chuyện vui gì?

Thân bài:

   - Không gian, thời gian xảy ra việc.

   - Câu chuyện vui đặc biệt: nhát gan gây ra những tình huống oái oăm (sợ ma,...)

Kết bài: Kết thúc câu chuyện. Thời điểm hiện tại, em có thấy vui khi nghĩ lại câu chuyện.

Đề c:

Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)

Thân bài:

   - Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)

   - Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.

   - Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.

Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.

Đề d:

Mở bài: Đó là buổi gặp gỡ với những ai, vào dịp nào.

Thân bài:

   - Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm của cuộc gặp gỡ (ở lễ tuyên dương, trong buổi sinh hoạt Đoàn trường,...)

   - Các chi tiết của buổi gặp gỡ:

       + Mở đầu

       + Diễn biến: sự việc, không khí, quang cảnh,...

       + Cuộc gặp gỡ kết thúc trong khung cảnh như thế nào?

   - Ý nghĩa của cuộc gặp.

Kết bài: Cuộc gặp để lại trong em ấn tượng và cảm xúc ra sao, giúp em mở rộng hiểu biết.

Đề đ:

Mở bài: Nhìn chung về quê em trước và sau đổi mới.

Thân bài:

   - Hình ảnh quê em trước kia: nghèo, rủ dưới bóng tre làng, thôn xóm đơn sơ, giản dị, rơm rác mùa lúa chín,...

   - Quê em sau đổi mới: đường làng trị bê tông, nhà tầng mọc lên chi chít, điện đài, ti vi, máy tính ngày càng phổ biến,...

   - Con người cũng thay đổi theo thời gian: ăn uống, phong cách sống, làm việc, thời trang, quan niệm,...

Kết bài: Em cảm thấy tự hào, vững tin vào một tương lai đẹp với quê hương mình.

Đề e:

Mở bài: Người thầy ấy là ai?

Thân bài:

   - Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.

   - Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?

   - Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.

   - Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.

Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.

Đề g:

Mở bài: Giới thiệu chung về người em muốn kể.

Thân bài:

   - Sở thích của người đó: trồng cây, yêu động vật,...

   - Tính tình, giao tiếp, tình cảm với em.

   - Vai trò của người đó với em, với gia đình em.

Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK