Hoá học 12 Bài 40: Nhận biết một số ion trong dung dịch

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Nguyên tắc nhận biết ion trong dung dịch

  • Dung dịch chứa ion + Thuốc thử:
    • Chất kết tủa

    • Sản phẩm có màu

    • Chất khí khó tan sủi bọt

    • Chất khí bay khỏi dung dịch

2.2. Nhận biết một số Cation trong dung dịch

a. Bảng nhận biết

Cation Thuốc thử Hiện tượng Giải thích
Na+

Thử màu ngọn lửa

Ngọn lửa có màu vàng tươi

Ion Na+ hầu như không kết tủa với các anion khác

NH4+

Dung dịch kiềm

Tạo khí NH3 có mùi khai

\({\rm{NH}}_{\rm{4}}^{\rm{ + }}{\rm{ + O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} \uparrow {\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)
Ba2+

Dung dịch H2SO4  dư

Kết tủa màu trắng \({\rm{B}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + SO}}_{\rm{4}}^{{\rm{2 - }}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow\)
Al3+

Dd kiềm hoặc NH3

Kết tủa keo trắng tan trong OH

\({\rm{A}}{{\rm{l}}^{{\rm{3 + }}}}{\rm{ + 3O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Al(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow\)

\({\rm{Al(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}}{\rm{ + O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{AlO}}_{\rm{2}}^{\rm{ - }}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Fe3+

Dung dịch kiềm

Kết tủa nâu đỏ

\({\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{3 + }}}}{\rm{ + 3O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Fe(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow\)
Fe2+

Dung dịch kiềm

Kết tủa trắng xanh→đỏ nâu

\({\rm{F}}{{\rm{e}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Fe(OH}}{{\rm{)}}_2} \downarrow\)

\({\rm{4Fe(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{4Fe(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow\)

Cu2+

Dung dịch kiềm

Kết tủa xanh

\({\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \downarrow\)

b. Màu sắc của một số kết tủa

Kết tủa nhôm hidroxitkết tủa sắt (III) hidroxitKết tủa sắt (II) hidroxitKết tủa đồng hidroxit

2.3. Nhận biết một số Anion trong dung dịch

a. Bảng nhận biết

Anion Thuốc thử Hiện tượng Giải thích

NO3-

Cu / H+

Dd có màu xanh, khí thoát ra hóa nâu trong không khí.

\({\rm{3Cu + 2NO}}_{\rm{3}}^{\rm{ - }}{\rm{ + 8}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}} \to{\rm{3C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2NO}} \uparrow {\rm{ + 4}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

\({\rm{2NO + }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \to {\rm{2N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\)

                      nâu đỏ

SO42-

Dd Ba2+/ H+ dư

Kết tủa  trắng

\({\rm{B}}{{\rm{a}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + SO}}_{\rm{4}}^{{\rm{2 - }}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow\)
Cl- Dung dịch AgNO3

Kết tủa  trắng

\({\rm{A}}{{\rm{g}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + C}}{{\rm{l}}^ - } \to {\rm{AgCl}} \downarrow\)
CO32-

Dd axit mạnh/ Ca(OH)2

Kết tủa  trắng

\({\rm{CO}}_{\rm{3}}^{{\rm{2 - }}}{\rm{ + 2}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}} \to {\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow {\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

\({\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ + Ca(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{CaC}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \downarrow {\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

3.1. Bài tập Nhận biết một số ion trong dung dịch - Cơ bản

Bài 1:

Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: ZnSO4, Cu(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng thuốc thử nào? Nêu các hiện tượng diễn ra.

Hướng dẫn:

Dùng dd Ba(OH)2 vì:

  • ZnSO4 tạo kết tủa màu trắng.

\({\rm{Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + ZnS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow {\rm{ + Zn(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)

  • Cu(NO3)2 tạo kết tủa màu xanh.

\({\rm{Cu(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{ + Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \downarrow {\rm{ + Ba(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)

  • Al(NO3)3 tạo kết tủa keo.

\({\rm{Al(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}}{\rm{ + Ba(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{Al(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{3}}} \downarrow {\rm{ + Ba(N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}\)

Bài 2:

Trình bày cách nhận biết các dung dịch trong suốt, trong lọ mất nhãn sau:  HCl,HNO3, H2SO4  bằng phương pháp hóa học?

Hướng dẫn:

Trích mỗi chất một ít cho vào 3 ống nghiệm khác nhau và đánh số thứ tự (1), (2), (3).

Lấy dung dịch BaCl2 cho vào 3 ống nghiệm, ống nào cho kết tủa trắng là H2SO4:

\({\rm{BaC}}{{\rm{l}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \to {\rm{BaS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} \downarrow {\rm{ + 2HCl}}\)

Lấy dung dịch AgNO3 cho vào hai ống còn lại, ống nào cho kết tủa trắng sau hóa đen ngoài không khí là chứa axit HCl.

\({\rm{AgN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}{\rm{ + HCl}} \to {\rm{AgCl}} \downarrow {\rm{ + HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}\)

Dung dịch còn lại là HNO3.

Bài 3:

Dùng dung dịch Ba(OH)2 để phân biệt 6 dung dịch NaNO3, Fe(NO3)3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, NH4NO3, (NH4)2SO4 sau thì hiện tượng diễn ra là gì?

Hướng dẫn:

  • Fe(NO3)3 tạo kết tủa màu nâu đỏ.
  • Al(NO3)3 tạo kết tủa keo.
  • Mg(NO3)2 tạo kết tủa trắng.
  • NH4NO3 tạo khí mùi khai.
  • (NH4)2SO4 tạo kết tủa màu trắng đồng thời có khí mùi khai thoát ra.

3.2. Bài tập Nhận biết một số ion trong dung dịch - Nâng cao

Bài 1:

Có 5 dung dịch mất nhãn : Na2S, BaCl2, AlCl3, MgCl2, Na2CO3. Nếu không dùng thêm thuốc thử thì có thể nhận biết được tối đa số dung dịch là

Hướng dẫn:

Cho từng cặp chất trong bình phản ứng từng đôi một, ta có bảng sau:

 

Na2S

BaCl2

AlCl3

MgCl2

Na2CO3

Na2S

-

-

↓ keo trắng

↑ mùi trứng thối

↓ trắng

↑ mùi trứng thối

-

BaCl2

-

-

-

-

↓ trắng

AlCl3

↓ keo trắng

↑ mùi trứng thối

-

-

-

↓ keo trắng

↑ không mùi

MgCl2

↓ trắng

↑ mùi trứng thối

-

-

-

↓ trắng

NaCO3

-

  • Trắng

↓ keo trắng

↑ không mùi

↓ trắng

-

Vậy có thể nhận biết cả 5 chất trong 5 lọ mất nhãn.

4. Luyện tập Bài 40 Hóa học 12

4.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 40 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 40.

Bài tập 1 trang 236 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 236 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 236 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 236 SGK Hóa 12 Nâng cao

Bài tập 40.1 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 40.2 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 40.3 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 40.4 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 40.5 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 40.6 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 40.7 trang 95 SBT Hóa học 12

Bài tập 6 trang 174 SGK Hóa học 12

5. Hỏi đáp về Bài 40 Chương 8 Hoá học 12

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK