Trang chủ Lớp 6 Soạn văn Lớp 6 SGK Cũ Tìm hiểu chung về văn tự sự Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (siêu ngắn)

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (siêu ngắn)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 27 Ngữ Văn 6 Tập 1):

a) Trường hợp như thế người nghe muốn biết thông tin:

- Nội dung câu truyện cổ tích nào đó.

- Thông tin (hình dáng, tính tình, sở thích, thành tích học tập) của Lan.

- Lý do An thôi học.

- Một câu chuyện hay

→ Người kể phải dùng phương thức kể để cung cấp thông mà người nghe muốn biết.

b) - Trong trường hợp trên người được hỏi phải kể những việc tốt của Lan như trong học tập, lao động, giúp đỡ bạn bè. Người được hỏi phải kể như vậy vì những thông tin đó mới chứng tỏ được Lan là một người tốt và cung cấp đủ thông tin cho người hỏi.

- Nếu người kể, kể một câu chuyện không liên quan đến việc thôi học của An thì đó không được coi là một câu chuyện ý nghĩa vì nó không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

Câu 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự vì nó cũng cấp cho bạn đọc những thông tin sau:

     + Truyện kể về Gióng.

     + Ở thời Hùng Vương thứ 6

     + Gióng đi đánh giặc Ân.

     + Gióng đánh tan giặc Ân, cởi áo giáp sắt, bay về trời.

→ Ý nghĩa: ca ngợi lòng yêu nước và tinh thần quả cảm của Gióng.

- Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng vì câu chuyện kể về quá trình ra đời → trưởng thành → lập chiến công → thành Thánh của vị anh hùng giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

- Thứ tự các sự việc theo trình tự của câu truyện:

     + Việc Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn nhanh, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng bay về trời

     + Vua lập đền thờ và phong danh hiệu Phù Đổng Thiên Vương.

⇒ Phương thức tự sự (đặc điểm của phương thức tự sự) :

     + Trình bày chuỗi các sự việc, sự kiện này → sự vật sự kiện kia → kết quả ⇒ thể hiện một ý nghĩa.

     + Giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề ⇒bày tỏ thái độ khen chê.

Bài 1 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Truyện Ông già và thần chết sử dụng phương thức tự sự. Phương thức tự sự được thể hiện thông qua các lời thoại

- Ý nghĩa:Câu chuyện thể hiện sự thông minh, nhanh trí của con người.

Bài 2 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Bài thơ Sa bẫy của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn được thể hiện theo phương thức tự sự: vì: Nội dung bài thơ như một câu chuyện, trình tự, có diễn biến và kết thúc bất ngờ.

- Có thể kể câu chuyện như sau: Bé mây rủ mèo đánh bẫy chuột nhắt bằng cá nướng rất thơm. Cả hai đều sung sướng khi nghĩ đến cảnh chuột sập bẫy nhưng không may bẫy sập, chuột chưa đến mèo đã bị sa bẫy.

Bài 3 (trang 28 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Cả 2 văn bản đều là văn bản tự sự. Vì cả hai văn bản đều dùng để trình bày nội dung sự việc. Tự sự ở đây có vai trò thuật lại sự việc.

Bài 4 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 1):

Có một vị thần nòi Rồng ở dưới nước kết duyên với một vị thần thuộc dòng tiên ở trên núi. Hai người kết duyên với nhau để ra bọc tram trứng,tram trứng nở ra trăm con người. 50 mươi người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên non. Người con trưởng theo mẹ lên non được tôn làm vua lấy hiệu là Vua Hùng lập ra nước Văn Lang.Đó là nguồn gốc của người Việt ta bây giờ.

Bài 5 (trang 29 Ngữ Văn 6 Tập 1):

-Giang nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh vì nó sẽ thuyết phục các bạn trong lớp hơn.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK