Kim loại bị oxi hoá thành ion dương
M → Mn+ + neVí dụ: Cổng sắt bị rỉ sét do ăn mòn hóa học:
\(3Fe+2O_{2}\overset{t^{0}}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}\)
\(3Fe+2H_{2}O\overset{t^{0}}{\rightarrow}Fe_{3}O_{4}+2H_{2}\)
⇒ Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
Điện cực âm (anot); Zn bị ăn mòn theo phản ứng: Zn → Zn2+ + 2e. Ion Zn2+ đi vào dung dịch, các electron theo dây dẫn sang điện cực Cu.
Điện cực dương (catot): ion H+ của dung dịch H2SO4 nhận electron biến thành nguyên tử H rồi thành phân tử H2 thoát ra. 2H+ + 2e → H2
Tại anot: Fe → Fe2+ + 2e; Tại catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
Các điện cực phải khác nhau về bản chất. Cặp KL – KL; KL – PK; KL – Hợp chất hoá học
Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua dây dẫn.
Các điện cực cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li.
Nối kim loại cần bảo vệ với một kim loại hoạt động hơn để tạo thành pin điện hoá và kim loại hoạt động hơn sẽ bị ăn mòn, kim loại kia được bảo vệ.
Ví dụ: Bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép bằng cách gán vào mặt ngoài của vỏ tàu (phần chìm dưới nước) những khối Zn, kết quả là Zn bị nước biển ăn mòn thay cho thép.
Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
- Trong cặp điện cực: kim loại – kim loại thì kim loại nào có tính khử mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot) thì kim loại đó bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li. (Mẹo: Dựa vào dãy điện hóa của kim loại. .Cái nào càng mạnh thì càng bị ăn mòn. Ví dụ như cặp Cu - Fe. Fe là kim loại mạnh hơn Cu nên Fe bị ăn mòn)
- Trong cặp điện cực: kim loại – phi kim thường hay gặp nhất là Fe – C thì kim loại đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
- Do vậy các cặp hợp kim thỏa mãn là: I, III, IV.
Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
Ăn mòn điện hóa
điều kiện: 2 kim loại, kim loại - phi kim (gang, thép)
Ni + Cu2+ \(\rightarrow\) Ni2+ + Cu\(\downarrow\)
Ni + Fe3+ \(\rightarrow\) Ni2+ + Fe2+
Ni + Ag+ \(\rightarrow\) Ni2+ + Ag\(\downarrow\)
Vậy số trường ăn mòn điện hóa là 2.
Nhúng thanh kim loại Fe vào các dung dịch sau: FeCl3; CuCl2; H2SO4 (loãng) + CuSO4; H2SO4 loãng; AgNO3. Số trường hợp thanh kim loại sắt tan theo cơ chế ăn mòn điện hóa là:
CuCl2; H2SO4 loãng + CuSO4; AgNO3
Cho hỗn hợp X gồm 0,56 gam Fe và Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92 gam kim loại. Nồng độ mol/l của dung dịch CuSO4 là:
Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng :
\(\begin{array}{l} {n_{Mg}}.\Delta {M_{Cu - Mg}} + {n_{Fe(p/u)}}.\Delta {M_{Cu - Fe}} = {m_{ran}} - {m_{Fe,Mg(ban{\rm{ d}}au)}}\\ \Leftrightarrow 0,005.40 + 8{\rm{x}} = 0,24\\ \Rightarrow x = 0,005 \end{array}\)
Bảo toàn electron:
\({n_{CuS{O_4}}} = {n_{Mg}} + {n_{Fe(p/u)}} = 0,01(mol) \Rightarrow {C_M} = 0,04M\)
Cho một thanh sắt có khối lượng m gam vào dung dịch chứa 0,012 mol AgNO3 và 0,02 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian khối lượng của thanh sắt là (m + 1,04) gam. Tính khối lượng của kim loại bám trên thanh sắt?
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
Nếu chỉ có Ag phản ứng ⇒ mKL tăng = 0,012 × 108 - 0,006 × 56 = 0,96 g
Có x mol Cu2+ phản ứng
⇒ mKL tăng = 1,04 = (0,012 × 108 + 64x) - (0,006 + x) × 56
⇒ x = 0,01 mol
⇒ mKL bám = mAg + mCu = 1,936 g
Sau bài học cần nắm:
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 20 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
Sắt tây là sắt tráng Thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là:
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 20.
Bài tập 20.12 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.13 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.14 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.15 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.16 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.17 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.18 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.19 trang 45 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.20 trang 46 SBT Hóa học 12
Bài tập 20.21 trang 46 SBT Hóa học 12
Bài tập 1 trang 136 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 136 SGK Hóa học 12 nâng cao
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK