Bài 1. Vẽ tia AB, lấy điểm C thuộc tia AB. Hỏi:
a) Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với điểm A hay nằm khác phía đối với điểm A.
b) Điểm C nằm giữa hai điểm A và B hay B nằm giữa hai điểm A và C.
Bài 2. Cho hai tia đối nhau AB và AC.
a) Gọi M là điểm thuộc tia AĐ. Trong ba điểm A, B, M thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Vì sao?
b) Lấy N thuộc tia AC, kể tên các tia đối nhau gốc N, các tia trùng nhau gốc N.
c) Trong ba điếm A, B, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Bài 1. Có hai trường hợp:
a) Trong cả hai trường hợp trên B và C đều nằm cùng phía đối với điểm A.
b)
+ Trong trường hợp 1: Vì C thuộc tia AB nên CA, CB là hai tia đối nhau. Do điểm C nằm giữa hai điểm A và B
+ Trong trườnng hợp 2: Vì C thuộc tia đối của tia BA nên hai tia DC và BA là hai tia đối nhau. Do B nằm giữa hai điểm A và C.
Bài 2.
a) Vì M thuộc tia AB nên MA và MB là hai tia đối nhau.
Do đó, M nằm giữa hai điểm A và B
b) Các tia đối gốc N là:
NA và NC; NM và NC; NB và NC
Các tia trùng gốc N là NA, NM, NB
c) Vì AB và AC là hai tia đối nhau mà N thuộc tia AC nên AB và AN là hai tia đối nhau. Do đó, điểm A nằm giữa hai điểm B và N.
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK