Dựa vào hình 7.1 (SGK trang 25) và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).
Vị trí | Độ dày | Đặc điểm | |
Lớp vỏ Trái Đất | Nằm ngoài cùng của Trái Đất | Đến 5km (ở đại dương) và 70km (ở lục địa) |
Được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit, badan - Gồm hai lớp: + Vỏ đại dương: mỏng và không có tầng granit. + Vỏ lục địa: dày và có cả ba tầng đá |
Lớp Manti | Nằm giữa lớp vỏ Trái Đất và lớp Nhân | Dày khoảng 2.885km (từ 15-2.900km) |
Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất - Gồm hai tầng: + Manti trên: dày từ 15-700km, vật chất ở dạng dẻo quánh. + Manti dưới: dày từ 700-2.900km, vật chất ở dạng rắn. |
Lớp nhân Trái Đất | Là lớp trong cùng của Trái Đất | Dày khoảng 3,470km (từ 2.900 - 6.370km) |
- Thành phần vật chất chủ yếu là kim loại nặng: Ni, Fe... - Gồm hai tầng: + Nhân ngoài: dày từ 2.900-5.100km, nhiệt độ tới 50000C, áp suất từ 1,3-3,1 triệu atm, vật chất ở dạng lỏng. + Nhân trong: dày từ 5.100-6.370km, áp suất 3-3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn. |
-- Mod Địa Lý 10
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK