Dựa vào hình 28.1 “lược đồ Địa hình Việt Nam” trong SGK kết hợp với kiến thức đã học, hãy cho biết:
- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình gì (đồi núi và cao nguyên hay đồng bằng).
- Dạng địa hình chủ yếu chiếm khoảng mấy phần diện tích lãnh thổ. Nằm ở những phía nào của lãnh thổ.
- Giữa các bộ phận đồi núi lan sát ra biển và các đảo gần bờ có liên quan đến nhau như thế nào.
- Đặc điểm địa hình đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nếu ta đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp những dạng địa hình nào? Chúng thay đổi độ cao ra sao?
- Địa hình nước ta chủ yếu là dạng địa hình đồi núi.
- Địa hình đồi núi là chủ yếu chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ. Nằm chủ yếu ở phía tây lãnh thổ nước ta.
- Các đảo gần bờ thực chất thuộc bộ phận núi lan sát ra biển nhưng do nước biển dâng lên kèm theo đó là sự xói mòn của đất đá hai bên, làm cho các đảo và đồi núi lan sát ra biển dần cách li nhau. Do vậy chúng có liên quan đến nhau.
- Nếu đi từ cực Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ra biển theo chiều vĩ tuyến chúng ta sẽ gặp lần lượt những dạng địa hình sau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng, thềm lục địa. Độ cao của chúng thấp dần từ Tây sang Đông.
-- Mod Địa Lý 8
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK