Lập bảng nêu các đặc điểm bộ xương chim thích nghi với đời sống bay.
Các bộ phận của xương |
Đặc điểm cấu tạo |
Ý nghĩa với sự bay |
1. Các đốt sống cổ |
Khớp với nhau theo khớp yên ngựa |
Làm cho sự vận động của đầu rất linh hoạt |
2. Chi trước |
Biến đổi thành cánh (xương cánh và xương đùi rỗng không chứa tuỷ mà chứa các nhánh của túi khí) |
Có tác dụng để quạt không khí đẩy và nâng cơ thể, cản không khí khi hạ cánh, làm cho xương xốp, nhẹ |
3. Các ngón chi sau |
3 ngón trước, 1 ngón sau |
Giúp chim đứng vững, đậu cành và di chuyển dễ dàng |
4. Xườn ức |
Phát triển có mấu lưỡi hái rộng |
Là nơi bám của cơ ngực vận động cánh |
5. Các đốt sống lưng, đốt sống hông |
Đều gắn chặt với xương đai hông |
Làm thành một khối vững chắc |
6. Xương quạ |
Lớn có đầu tựa vào xương ức |
Làm trụ vững chắc cho hoạt động của đôi cánh |
Kết luận: bộ xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc, thích nghi với sự bay lượn |
-- Mod Sinh Học 7
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK