Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì?
Viết phương trình điện li của những chất sau:
a) Các chất điện li mạnh: Ba(NO3)2 0,10M; HNO3 0,020M; KOH 0,010M.
Tính nồng độ mol của từng ion trong các dung dịch trên.
b) Các chất điện li yếu: HClO, HNO2.
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do:
A. Sự chuyển dịch của các electron.
B. Sự chuyển dịch của các cation.
C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan.
D. Sự chuyển dịch của cả cation và anion.
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan.
B. CaCl2 nóng chảy.
C. NaOH nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh hoạ và viết phương trình điện li của chúng.
Viết phương trình điện li của các chất sau:
a) Các axit yếu: H2S, H2CO3.
b) Bazơ mạnh: LiOH.
c) Các muối: K2CO3, NaClO, NaHS.
d) Hiđroxit lưỡng tính: Sn(OH)2.
Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phẩn phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng ?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [CH3COO-]
C. [H+] > [CH3COO-]
D. [H+] < 0,10M
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?
A. [H+] = 0,10M
B. [H+] < [NO3-]
C. [H+] > [NO3-]
D. [H+] < 0,10M.
Tích số ion của nước là gì và bằng bao nhiêu ở 25 độ C?
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính, và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
Chất chỉ thị axit - bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalen trong dinh dịch với các khoảng pH khác nhau?
Một dung dịch có [OH–] = 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là:
A. Axit.
B. Trung tính.
C. Kiềm.
D. Không xác định được.
Tính nồng độ H+, OH– và pH của dung dịch HCl 0,10 M và dung dịch NaOH 0,010 M.
Trong dung dịch HCl 0,010M tích số ion của nước là:
A. [H+].[OH–] > 1,0.10-14
B. [H+].[OH–] = 1,0.10-14
C. [H+].[OH–] < 1,0.10-14
D. Không xác định được.
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh hoạ.
Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
Lấy một số thí dụ chứng minh rằng: bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Fe2(SO4)3 + NaOH
b) NH4Cl + AgNO3
c) NaF + HCl
d) MgCl2 + KNO3
e) FeS (r) + HCl
g) HClO + KOH
Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3?
A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4
B. Fe2(SO4)3 + KI
C. Fe(NO3)3 + Fe
D. Fe(NO3)3 + KOH
Lấy thí dụ và viết các phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng sau:
a) Tạo thành chất kết tủa.
b) Tạo thành chất điện li yếu.
c) Tạo thành chất khí.
Viết phương trình điện li của các chất sau: K2S, Na2HPO4, NaH2PO4, Pb(OH)2, HBrO, HF, HCIO4.
Một dung dịch có [H+] = 0,01 M. Tính [OH–] và pH của dung dịch. Môi trường của dung dịch này là axit, trung tính hay kiềm? Hãy cho biết màu của quỳ tím trong dung dịch này.
Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH– trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.
Viết các phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Na2CO3 + Ca(NO3)2
b) FeSO4 + NaOH (loãng)
c) NaHCO3 + HCI
d) NaHCO3+ NaOH
e) K2CO3+ NaCI
g) Pb(OH)2 (r) + HNO3
h) Pb(OH)2 (r) + NaOH
i) CuSO4 + Na2S
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi:
A. Các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. Các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
C. Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
D. Phản ứng không phải là thuận nghịch.
Kết tủa CdS được tạo thành trong dung dịch bằng các cặp chất nào dưới đây?
A. CdCl2 + NaOH
B. Cd(NO3)2 + H2S
C. Cd(NO3)2 + HCl
D. CdCl2 + Na2SO4
Sự điện li, chất điện li là gì? Những loại chất nào là chất điện li? Lấy một số thí dụ về chất điện li và chất không điện li.
Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn điện được là do những nguyên nhân gì?
Trong số các chất sau, những chất nào là chất điện li?
H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCl3, Ca(OH)2, HF, C6H6, NaClO.
Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan.
B. KOH nóng chảy
C. MgCl2 nóng chảy.
D. HI trong dung môi nước.
Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2
B. HClO3
C. C6H12O6 (glucozơ).
D. Ba(OH)2
Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. HCl trong C6H6 (benzen).
B. CH3COONa trong nước.
C. Ca(OH)2 trong nước.
D. NaHSO4 trong nước.
Với chất điện li là hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị có cực thì cơ chế của quá trình điện li như thế nào?
Độ điện li là gì? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ? Lấy một số thí dụ chất điện li mạnh, chất điện li yếu và viết phương trình điện li của chúng.
Chất điện li mạnh có độ điện li
A. α = 0.
B. α = 1.
C. α < 1.
D. 0 < α < 1.
Chất điện li yếu có độ điện li.
A. α = 0.
B. α = 1.
C. 0 < α < 1.
D. α < 0.
NaF là chất điện li mạnh, HF là chất điện li yếu. Bằng phương pháp thực nghiệm nào có thể phân biệt được chúng? Mô tả phương pháp đó.
Tính nồng độ mol của cation và anion trong các dung dịch sau:
a) Ba(NO3)2 0,10M.
b) HNO3 0,020M.
c) KOH 0,010M.
a) Chứng minh rằng độ điện li có thể tính bằng công thức sau:
\(\alpha = \frac{C}{{{C_o}}}\)
Trong đó C0 là nồng độ mol của chất hòa tan, C là nồng độ mol của chất hòa tan phân li ra ion.
b) Tính nồng độ mol của CH3COOH, CH3COO- và H+ trong dung dịch CH3COOH 0,043M, biết rằng nồng độ điện li α của CH3COOH bằng 20%.
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ⇔ H++ CH3COO-
Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.
b) Khi pha loãng dung dịch.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Phát biểu các định nghĩa axit và bazơ theo thuyết A-rê-ni-út và Bron-stêt. Lấy các thí dụ minh họa.
Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.
Hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ là gì? Lấy ví dụ.
Kết luận nào dưới đây là đúng theo thuyết A-rê-ni-ut?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hidro và phân li ra H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Theo thuyết Bron-stêt thì nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong thành phần của bazơ phải có nhóm OH.
B. Axit hoặc bazơ có thể là phân tử hoặc ion.
C. Trong thành phần của axit có thể không có hidro.
D. Axit hoặc bazơ không thể là ion.
Chọn câu trả lời đúng trong số các câu dưới đây:
A. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ.
B. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào ấp suất.
C. Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhiệt độ.
D. Giá trị Ka của axit càng nhỏ lực axit càng mạnh.
Viết phương trình điện li của các chất sau trong dung dịch: K2CO3, NaClO, Na2HPO4, Na3PO4, Na2S, NaHS, Sn(OH)2.
Hãy cho biết các phân tử và ion sau là axit, bazơ hay lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt: HI, CH3COO-, H2PO4-, PO43-; NH3, S2-, HPO42-. Giải thích.
Viết biểu thúc hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb cho các trường hợp sau: HF, ClO-; NH4+; F-.
Có hai dung dịch sau :
a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+
b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-
Phát biểu các định nghĩa môi trường axit, trung tính và kiềm theo nồng độ H+ và pH.
Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-10 M. Môi trường của dung dịch là:
A. Axit
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Không xác định được.
Trong dung dịch HNO3 0,010 M, tích số ion của nước là :
A. [H+][OH-] = 1,0.10-14
B. [H+][OH-] > 1,0.10-14
C. [H+][OH-] < 1,0.10-14
D. không xác định được.
Một dung dịch có [H+] = 4,2.10-3 M, đánh giá nào dưới đây là đúng?
A. pH = 3,00;
B. pH = 4,00;
C. pH < 3,00;
D. pH > 4,00.
Một dung dịch có pH = 5,00, đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. [H+] = 2,0.10-5 M
B. [H+] = 5,0.10-4 M
C. [H+] = 1,0.10-5 M
D. [H+] = 1,0.10-4 M
Ka(CH3COOH) = 1,75.10-5 ; Ka(HNO2) = 4,0.10-4. Nếu hai axit có nồng độ mol bằng nhau và ở cùng nhiệt đô, khi quá trình điện li ở trạng thái cân bằng, đánh giá nào dưới đây là đúng ?
A. [H+]CH3COOH > [H+]HNO2 ;
B. [H+]CH3COOH < [H+]HNO2 ;
C. pH(CH3COOH) < pH(HNO2) ;
D. [CH3COO-] > [NO2-].
Hai dung dịch axit đưa ra ở câu 6 có cùng nồng độ mol và ở cùng nhiệt độ, axit nào có độ điện li α lớn hơn?
Chất chỉ thị axit – bazơ là gì? Hãy cho biết màu của quỳ và phenolphtalein trong dung dịch ở các khoảng pH khác nhau.
Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế 300,0 ml dung dịch có pH = 10,0?
a) Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400,0 ml.
b) Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100,0 ml dung dịch HCl 1,00M và 400,0 ml dung dịch NaOH 0,375M.
Viết các biểu thức tính hằng số phân li axit Ka hoặc hằng số phân li bazơ Kb của các axit và bazơ sau: HClO, BrO-, HNO2, NO2-.
Đối với dung dịch axit yếu HNO2 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?
A. pH > 1,00;
B. pH = 1,00;
C. [H+] > [NO2-];
D. [H+] < [NO2-];
Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng ?
A. pH < 1,00;
B. pH > 1,00;
C. [H+] = [NO3-];
D. [H+] > [NO3-];
Độ điện li α của axit yếu tăng theo độ pha loãng dung dịch. Khi đó giá trị của hằng số phân li axit Ka
A. tăng.
B. giảm.
C. không đổi.
D. có thể tăng, có thể giảm.
a) Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
b) Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40,0 ml dung dịch HCl 0,50M với 60,0 ml dung dịch NaOH 0,50M
Viết phương trình điện li của các chất sau trong nước: MgSO4, HClO3, H2S, Pb(OH)2, LiOH.
Ion nào dưới đây là axit theo thuyết Bron – stêt?
A. SO42-;
B. NH4+;
C. NO3-;
D. SO32-.
Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
A. Cu2+;
B. Fe3+;
C. BrO-;
D. Ag+.
Ion nào sau đây là lưỡng tính theo thuyết Bron – Stêt?
A. Fe2+ ;
B. Al3+ ;
C. HS- ;
D. Cl-.
Tính nồng độ mol của ion H+ trong dung dịch HNO20,10M, biết rằng hằng số phân li axit của HNO2 là Ka = 4,0.10-4.
Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là gì? Lấy các thí dụ minh họa.
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a) Fe2(SO4)3 + NaOH
b) KNO3 + NaCl
c) NaHSO3 + NaOH
d) Na2HPO4 + HCl
e) Cu(OH)2 (r) + HCl
g) FeS (r) + HCl
h) Cu(OH)2 (r) + NaOH (đặc)
i) Sn(OH)2 (r) + H2SO4
Hãy điều chế kết tủa CuS bằng ba phản ứng trao đổi ion khác nhau xảy ra trong dung dịch. Từ đó rút ra bản chất của phản ứng trong các dung dịch này.
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. bản chất của bản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. không tồn tại các phân tử trong dung dịch các chất điện li.
a) Dùng phản ứng hóa học để tách cation Ca2+ ra khỏi dung dịch chưa NaNO3 và Ca(NO3)2.
b) Dùng phản ứng hóa học để tách anion Br- ra khỏi dung dịch chứa KBr và KNO3.
Một trong các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược phẩm Nabica (NaHCO3). Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra.
Khi nhúng cặp điện cực vào cốc đựng dung dịch H2SO4 trong bộ dụng cụ như ở hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc đó một lượng dung dịch Ba(OH)2, bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch Ba(OH)2 vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.
Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.9):
a) CuS
b) CdS
c) MnS
d) ZnS
e) FeS
Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm?
A. AgNO3
B. NaClO3
C. K2CO3
D. SnCl2
Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường axit?
A. NaNO3
B. KClO4
C. Na3PO4
D. NH4Cl
Tính nồng độ H+ (mol/l) trong các dung dịch sau:
a) CH3COONa 0,10M (Kb của CH3COO- là 5,71.10-10);
b) NH4Cl 0,10M (Ka của NH4+ là 5,56.10-10).
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) MgSO4 + NaNO3
b) Pb(NO3)2 + H2S
c) Pb(OH)2 + NaOH
d) Na2SO3 + H2O
e) Cu(NO3)2 + H2O
g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2
h) Na2SO3 + HCl
i) Ca(HCO3)2 + HCl
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
A. các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
B. một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ của chúng.
C. phản ứng không phải là thuận nghịch.
D. các chất phản ứng phải là những chất điện li mạnh.
Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-. Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.
Những hóa chất sau thường được dùng trong công việc nội trợ: muối ăn, giấm, bột nở (NH4HCO3), phèn chua (Kal(SO4)2.12H2O), muối iot (NaCl + KI). Hãy dùng các phản ứng hóa học để phân biệt chúng. Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng.
Hòa tan hoàn toàn 0,1022g một muối kim loại hóa trị hai MCO3 trong 20,00ml dung dịch HCl 0,080M. Để trung hòa lượng HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH 0,10M. Xác định kim loại M.
Dung dịch chất nào dưới đây có pH = 7,0 ?
A. SnCl2
B. NaF
C. Cu(NO3)2
D. KBr.
Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7,0?
A. KI
B. KNO3
C. FeBr2
D. NaNO2.
Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7,0?
A. KI
B. KNO3
C. FeBr2
D. NaNO2.
Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):
a) Cr(OH)3
b) Al(OH)3
c) Ni(OH)2.
Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch NaNO2 1,0M, biết rằng hằng số phân li bazơ của NO2- là Kb = 2,5.10-11.
Copyright © 2021 HOCTAPSGK