Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con gồm 6 mẫu hay, đặc sắc nhất, cung cấp cho các em những thông tin hữu ích để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, những điều mà nhà thơ Y Phương muốn gửi gắm thông qua đó.
Thông qua cách đặt nhan đề thể hiện rõ nét phong cách sáng tác của Y Phương, giúp các em hiểu rõ hơn về nội dung, cảm hứng sáng tác, cũng như dụng ý nghệ thuật. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con hay nhất
Ý nghĩa nhan đề Nói với con ngắn gọn
Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết. Nhan đề toát lên sắc thái bình dị, gần gũi đời thường.
Ý nghĩa nhan đề Nói với con
Bài thơ "Nói với con" là bài thơ xúc động, ý nghĩa về tình cảm cha con. Chỉ với ba chữ ngắn gọn nhưng nhan đề bài thơ đã góp phần giúp chúng ta có những cảm nhận đầu tiên về tác phẩm. "Nói với con" được hiểu là sự nhắc nhở, dặn dò con cái của cha mẹ. Nhan đề bài thơ đã thể hiện, khắc đậm chủ đề, tư tưởng toàn bài: Bài thơ là lời dặn dò của cha với con về cội nguồn, truyền thống quê hương, về lẽ sống. Không những vậy, tác giả dùng "nói với con" thay vì "cha nói với con" một cách cụ thể để nâng thi phẩm lên thành lời nhắn nhủ đối với thế hệ mai sau. Nhan đề không chỉ khái quát ý nghĩa bài thơ mà còn hé mở về mạch cảm xúc của toàn bài - gắn với những điều cha dặn dò, nhắc nhở con: đi từ tình cảm gia đình, mở ra tình cảm quê hương để rồi nâng lên nhắc nhở con về lẽ sống trong đời. Quả là một nhan đề ý nghĩa, sâu sắc!
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con
Nếu ai yêu thơ của Y Phương thì hẳn sẽ không thể nào không biết đến bài thơ “Nói với con” của ông. Bài thơ với những vần thơ chan chứa tình cảm, nhẹ nhàng và từ ái của chính người cha với đứa con của mình như rót vào lòng người đọc những cảm xúc khác nhau. Nhan đề của bài thơ chỉ có 3 từ đơn giản ấy nhưng lại chứa đựng ý nghĩa, bức thông điệp vô cùng sâu sắc, đáng suy ngẫm của tác giả gửi đến người đọc. “Nói với con”, nhan đề không khỏi khiến ta tưởng tượng ra hình ảnh người cha đang nhìn đứa con của mình với ánh mắt đong đầy yêu thương, thật ôn nhu và dịu dàng nói với nó những điều về cuộc sống. Lời thơ như tâm tình, như lời dạy bảo tận tình đi sâu vào tâm khảm bạn đọc, cùng nhan đề bài thơ, ta chợt hiểu ra rằng Y Phương đã gửi vào trong đó lời nhắn nhủ, hi vọng thế hệ sau (người con) có thể tiếp tục tiếp nối, phát huy và giữ vững truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mình, của quê hương, đất nước. Không chỉ vậy, còn cần phải biết rõ cội nguồn của mình, từ đó sống sao cho xứng đáng, cho phù hợp, tốt đẹp. Nhan đề bài thơ đã khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, mạch cảm xúc của bài, dòng chảy cảm xúc và ý nghĩ đi từ những gì nhỏ bé đời thường nhất – đi từ gia đình – rồi mới đến những gì lớn lao, to lớn – quê hương, đất nước. Ấy cũng chính là lẽ sống mà chúng ta cần phải ghi nhớ và thực hiện trong cuộc đời này.
Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con hay nhất
Mỗi một tác phẩm - “đứa con tinh thần” của người nghệ sĩ, đều được cha đẻ trân trọng đặt riêng cho một cái tên, ấy chính là nhan đề tác phẩm. Nhan đề tác phẩm văn học luôn chứa đựng thông điệp, tình cảm, cũng như những triết lý nhân sinh tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Nhan đề “Nói với con” của Y Phương cũng vậy. Ba chữ trong nhan đề như vẽ ra trước mắt ta một bức tranh về người cha cùng đứa con thân yêu, người cha tỉ mỉ cùng dịu dàng nói cho con nghe những điều trong cuộc đời phải nhớ, ân cần dặn dò, dạy bảo con. “Nói với con” - dường như đó không chỉ đơn giản là lời của người cha dặn con về cội nguồn, về quê hương… mà còn là lời dặn tới thế hệ tương lai sau này phải luôn ghi nhớ tới cội nguồn của mình, luôn ghi nhớ đến tình cảm gia đình, quê hương, đất nước để sống sao cho có ý nghĩa, cho phù hợp. Chính nhan đề đã gợi ra cho ta những cảm nhận đầu tiên về trang thơ của Y Phương, nhẹ nhàng tình cảm, chứa chan bao yêu thương với giọng thơ chậm rãi, ôn nhu, tựa như tình cảm của người cha dành cho con vậy. Như vậy, nhan đề bài thơ không chỉ là lời người cha nói với con, mà còn là lời dặn đến thế hệ tương lai. Y Phương đã dành trọn triết lý thâm sâu của mình vào 3 chữ “Nói với con” của nhan đề đến bạn đọc.
Giải thích nhan đề bài thơ Nói với con
- Nói với con:
+ Sự dặn dò, nhắc nhở con cái.
=> Nhan đề thể hiện chủ đề, tư tưởng, mạch cảm xúc của toàn bài:
+ Bài thơ là lời dặn dò của cha với con về cội nguồn, truyền thống quê hương, về lẽ sống.
+ Tác giả dùng "nói với con" thay vì "cha nói với con" nhằm nhắn gửi không chỉ riêng con mà còn đến thế hệ mai sau.
+ Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự những điều người cha căn dặn con.
Phân tích ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con
Nhà thơ Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948; quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội cho đến năm 1981 thì chuyển về công tác tại Sở Văn hóa- Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng. Thơ ông phản ánh tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng cùng cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Lòng thương yêu con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng và ngày càng phát huy truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, của quê hương vốn là một tình cảm cao quý của con người Việt Nam bao đời nay. Bài thơ Nói với con của Y Phương cũng nằm trong mạch nguồn cảm hứng lấy những nhà thơ có cách thể hiện riêng qua lời tâm tình, nhắn gửi của người cha đối với con. Vì thế nên bài thơ có giọng điệu thiết tha, trìu mến.
Nhan đề bài thơ Nói với con nhưng cũng như chính lời nói của nhà thơ nhắc nhở thế hệ con cháu phải biết rõ cội nguồn từ đó giữ gìn truyền thống của quê hương sống xứng đáng là những con người nhỏ mà không bé (nhỏ dáng nhỏ hình nhưng không nhỏ chí nhỏ tâm).
Nhan đề bài thơ khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, tức là bài thơ đi từ tình cảm gia đình rồi mở ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha để nâng lên lẽ sống. Cảm xúc chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thắm thiết.