Giải bài tập GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 35, 36, 37, 38, 39, 40.
Soạn Giáo dục công dân 8 Bài 6 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK giúp các em nắm vững kiến thức. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 6 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:
GDCD 8 Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Khám phá GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 6
1. Khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân
a) Em hãy cho biết các bạn trong mỗi bức tranh có mong muốn gì. Các bạn có xác định khoảng thời gian để thực hiện mong muốn đó không? Từ đó, em hãy cho biết thế nào là mục tiêu cá nhân.
b) Em hãy phân loại các mục tiêu nói trên theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn) và theo lĩnh vực:
- Phát triển bản thân
- Gia đình và bạn bè
- Tài chính cá nhân
- Sức khỏe
- Học tập và nghề nghiệp
- Trao tặng và cống hiến xã hội.
Trả lời:
a) Mục tiêu của các bạn học sinh trong tranh:
- Tranh 1: bạn học sinh nam mong muốn được tham gia đội tuyển bóng đá của trường.
- Tranh 2: bạn học sinh nữ đặt mục tiêu mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để làm việc nhà giúp bố mẹ.
- Tranh 3: bạn học sinh nam đặt mục tiêu tiết kiệm được 500.000 đồng.
- Tranh 4: bạn học sinh nữ đặt mục tiêu hàng tháng sẽ tham gia ít nhất một hoạt động tình nguyện.
- Tranh 5: bạn học sinh nam mong muốn chinh phục giải ma-ra-tông 15km.
- Tranh 6: bạn học sinh nam đặt mục tiêu sẽ thuyết trình được bằng tiếng Anh.
- Các bạn trong tranh đều xác định khoảng thời gian để thực hiện mong muốn đó.
- Khái niệm mục tiêu cá nhân: Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
b) Phân loại theo thời gian:
- Mục tiêu ngắn hạn: tranh số 2, tranh số 4, tranh số 5
- Mục tiêu dài hạn: tranh số 1, tranh số 3, tranh số 6
Phân loại theo lĩnh vực:
- Mục tiêu phát triển bản thân: tranh số 1, tranh số 6
- Mục tiêu gia đình và bạn bè: tranh số 2
- Mục tiêu tài chính cá nhân: tranh số 3
- Mục tiêu sức khỏe: tranh số 5
- Mục tiêu học tập và nghề nghiệp: tranh số 6
- Mục tiêu trao tặng và cống hiến xã hội: tranh số 4
2. Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân
a) Em hãy cho biết việc có một mục tiêu rõ ràng đã mang lại kết quả như thế nào cho các bạn trong trường hợp trên?
b) Theo em, vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân?
Trả lời:
a) Việc có một mục tiêu rõ ràng đã mang lại kết quả như sau:
- Trường hợp 1. Việc có một mục tiêu rõ ràng đã giúp bạn Hùng đạt được kết quả là: biết bơi sau 3 tháng hè và Hùng đã cảm thấy tự tin hơn mỗi khi đi biển.
- Trường hợp 2. Nhờ có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm thực hiện, đến cuối năm học, tổng kết các môn học của Bình đạt loại Tốt.
b) Cần phải xác định mục tiêu cá nhân, vì: Việc xác định mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình.
3. Cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
a) Em hãy viết lại những mục tiêu dưới đây theo nguyên tắc S.M.A.R.T
- Biết trượt pa-tanh
- Tự tin thuyết trình trước tập thể lớp
- Khám phá các miền của Tổ quốc.
b) Em hãy lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu vừa xác định theo 6 bước nêu trên và cho biết cần chú ý những điều gì khi xây dựng kế hoạch đó.
Trả lời:
a) Viết lại mục tiêu cá nhân theo nguyên tắc S.M.A.R.T
- Biết trượt pa-tanh sau 3 tháng.
- Tự tin thuyết trình trước tập thể lớp sau 3 tháng.
- Học hết đại học, mình sẽ khám phá được hết các miền đất của Tổ quốc.
b) Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu “biết trượt Pa-tanh sau 3 tháng”
- Bước 1: Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu
- Mua dụng cụ để trượt pa-tanh (giày, mũ bảo hiểm; miếng lót đầu gối, khuỷu tay, găng tay,…)
- Lựa chọn không gian an toàn để trượt Pa-tanh.
- Học các kĩ thuật trượt Pa-tanh cơ bản (ví dụ: làm quen với giày; giữ thăng bằng; đứng lên, ngồi xuống khi đang mang giày; cách lướt đi, chuyển hướng, phanh dừng lại,...)
- Cải thiện và nâng cao kĩ thuật trượt pa-tanh.
- Đăng kí khóa học trượt pa-tanh.
- Bước 2: Ưu tiên công việc cần thực hiện trước
- Ưu tiên 1: Đăng kí khóa học trượt pa-tanh.
- Ưu tiên 2: Mua dụng cụ để trượt pa-tanh.
- Ưu tiên 3: Học các kĩ thuật trượt Pa-tanh cơ bản
- Ưu tiên 4: Cải thiện và nâng cao kĩ thuật trượt pa-tanh.
- Ưu tiên 5: Lựa chọn không gian an toàn để trượt Pa-tanh.
- Bước 3: Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết
- Thời gian: 3 tháng
- Nguồn lực cần thiết: tiền (học phí, mua dụng cụ); thời gian; không gian thực hành, tập luyện; sự nỗ lực của bản thân,…
- Bước 4: Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân
- Bước 5: Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi
- Bước 6: Cam kết thực hiện kế hoạch
(*) Những lưu ý: khi xây dựng mục tiêu cá nhân, cần đảm bảo các tiêu chí sau: có tính cụ thể; có thể đo lường được; có thể đạt được; có tính khả thi và có thời hạn cụ thể.
Luyện tập GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 6
Luyện tập 1
Em hãy phân loại các mục tiêu cá nhân dưới đây theo các lĩnh vực và theo thời gian.
a) Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam.
b) Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư.
c) Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
d) Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi.
e) Mùa đông này, anh S sẽ quyên góp hai thùng quần áo ẩm cho trẻ em nghèo.
Trả lời:
Trường hợp | Phân loại theo thời gian | Phân loại theo lĩnh vực |
a) Bạn T đặt mục tiêu năm 18 tuổi sẽ chinh phục đỉnh Phan-xi-păng, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. | Mục tiêu dài hạn | Mục tiêu phát triển bản thân |
b) Anh K quyết tâm mỗi sáng sẽ dậy sớm chạy ba vòng quanh khu chung cư. | Mục tiêu ngắn hạn | Mục tiêu sức khỏe |
c) Chị M đặt mục tiêu trong tháng này sẽ đọc xong cuốn sách về kĩ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề. | Mục tiêu ngắn hạn | Mục tiêu phát triển bản thân |
d) Bạn G đặt mục tiêu năm 24 tuổi sẽ trở thành nhà văn viết truyện cho thiếu nhi. | Mục tiêu dài hạn | Mục tiêu nghề nghiệp |
e) Mùa đông này, anh S sẽ quyên góp hai thùng quần áo ẩm cho trẻ em nghèo. | Mục tiêu ngắn hạn | Mục tiêu cống hiến xã hội |
Luyện tập 2
Em hãy nhận xét mục tiêu và kế hoạch hành động của các bạn dưới đây và đưa ra góp ý để giúp bạn hoàn thiện:
a) Bạn K đặt mục tiêu cá nhân là có sức khoẻ tốt. Kế hoạch hành động của K là sẽ ăn đúng bữa và ăn nhiều rau xanh.
b) Bạn B lập mục tiêu và kế hoạch hành động như sau:
Trả lời:
Trường hợp a) Nhận xét: bạn K đã có ý thức đặt mục tiêu cá nhân. Những mục tiêu và kế hoạch bạn đưa ra chưa đầy đủ. Ví dụ:
- Mục tiêu bạn K đưa ra thiếu dữ liệu về thời gian thực hiện.
- Kế hoạch hành động chưa cụ thể.
Trường hợp b) Nhận xét: bạn B đã biết cách xác định mục tiêu cá nhân và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu ấy.
Luyện tập 3
Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi:
Trường hợp. Hai bạn N và Y thảo luận, N cho rằng nhiệm vụ của học sinh đương nhiên là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học, ngoài ra còn cần có những mục tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như sức khoẻ, tài chính,...
Câu hỏi: Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Hãy giải thích lí do vì sao.
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của bạn Y. Vì:
- Bên cạnh việc học tập, học sinh cũng cần quan tâm đến các lĩnh vực khác trong cuộc sống, như: sức khoẻ, tài chính,...
- Việc xác định mục tiêu trên từng lĩnh vực (học tập, sức khỏe, tài chính,…) sẽ giúp học sinh có động lực hành động để hoàn thiện bản thân và đạt được ước mơ.
Luyện tập 4
Em hãy xác định một mục tiêu học tập hoặc phát triển bản thân trong năm học này và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó.
Trả lời:
- Mục tiêu: Cuối năm học, kết quả tổng kết các môn học đều xếp loại tốt.
- Kế hoạch:
1. Thời gian thực hiện: hằng ngày
2. Những việc cần làm:
- Đi học đúng giờ, chăm chỉ.
- Tập trung chú ý, chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài.
- Nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập được giao.
- Tìm tòi, học hỏi thêm kiến thức nâng cao (thông qua sách tham khảo, internet,…) để phát triển bản thân.
- Tìm kiếm và thiết lập cho mình những phương pháp học tập đúng và phù hợp, ví dụ: dùng sơ đồ tư duy để tổng kết, ghi nhớ kiến thức,…
- Học hỏi thêm các kinh nghiệm, phương pháp học tập từ bạn bè, thầy cô,…
3. Cam kết thực hiện:
- Nỗ lực, quyết tâm đến cùng.
- Đến cuối năm học, kết quả tổng kết các môn học sẽ xếp loại tốt.
Vận dụng GDCD 8 Kết nối tri thức Bài 6
Vận dụng 1
Em hãy áp dụng nguyên tắc S.M.A.R.T để viết 6 mục tiêu cho 6 lĩnh vực trong cuộc sống theo bảng gợi ý dưới đây:
Mục tiêu | Thời hạn (1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, 5 năm,…) | |
Phát triển bản thân | ||
Gia đình và bạn bè | ||
Tài chính | ||
Sức khoẻ | ||
Học tập và nghề nghiệp | ||
Trao tặng và cống hiến xã hội |
Vận dụng 2
Em hãy viết những mục tiêu mình muốn đạt được khi em 18 tuổi. Trong đó, em hãy chọn mục tiêu quan trọng nhất với mình và lập kế hoạch để thực hiện ngay từ bây giờ.