Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Cánh diều trang 83→85 giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 21 Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI thuộc chương 7: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu Soạn Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây nhé.
Lịch sử 7 Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 Bài 21
1. Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Câu hỏi trang 83
Đọc thông tin, hãy nêu diễn biến cơ bản về chính trị của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
Gợi ý đáp án
Diễn biến cơ bản về chính trị của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Từ đầu thế kỉ X, Chăm-pa thường xuyên phải đối phó với các cuộc tấn công của Chân Lạp ở phía Nam.
- Cuối thế kỉ X, Vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng và dần bị thay thế bởi vương triều Vi-giay-a.
- Khoảng năm 1000, vua Vi-giay-a Sơ-ri rời kinh đô từ In-đờ-ra-pu-ra về Vi-giay-a.
- Từ thế kỉ XI-XIII, vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động.
- Năm 1220, chiến tranh Chân Lạp và Chăm pa kết thúc.
- Nửa sau thế kỉ XIII, chính trị Chăm pa bước vào giai đoạn ổn định.
- Giữa thế kỉ XVI, Chăm-pa rơi vào khủng hoảng.
Câu hỏi trang 84
Đọc thông tin, hãy nêu tình hình kinh tế Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI?
Gợi ý đáp án
Tình hình kinh tế Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Chăm-pa.
- Nghề đánh bắt thủy hải sản phát triển và đóng góp và vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế.
- Các nghề thủ công truyền thống nổi bật ở Chăm-pa làm đồ gốm, đóng thuyền, chế tác đồ trang sức bằng vàng, bạc…
- Nội thương ở Chăm-pa gắn liền với mạng lưới trao đổi ven sông.
- Ngoại thương phát triển, với hoạt động buôn bán của nhiều tàu nước ngoài.
Câu hỏi 1 trang 85
Đọc thông tin và quan sát các hình 21.1, 21.2 hãy nêu những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Gợi ý đáp án
- Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:
- Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm.
- Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa.
- Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..
- Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...
2. Vùng đất Nam Bộ từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI
Câu hỏi 2 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Cánh Diều
Đọc thông tin và tư liệu, hãy nêu những nét chính về vùng đất Nam Bộ từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Gợi ý đáp án
- Từ cuối thế kỉ VI đến đầu thế kỉ VII, Chân Lạp từng bước xâm chiếm Phù Nam.
- Đến thế kỉ VIII, Chân Lạp rơi vào tình trạng khủng hoảng và phân tán, lãnh thổ chia thành Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.
- Trong nhiều thế kỉ tiếp theo, người Khơ-me tập trung ổn định Lục Chân Lạp nên Thủy Chân Lạp không được quan tâm.
- Từ thế kỉ XVI, một bộ phận người Việt bắt đầu đến khai phá vùng đất này.
- Cư dân cùng đất Nam Bộ chủ yếu khai thác thủy hải sản, lâm thổ sản kết hợp với nghề nông trồng lúa, làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ ở đây rất rõ nét.
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 Bài 21 trang 85
Luyện tập 1
Lập bảng niên biểu về diễn biến chính trị của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Gợi ý đáp án
Thời gian | Sự kiện |
Cuối thế kỉ X | Vương triều In-đờ-ra-pu-ra suy yếu, khủng hoảng. |
Thế kỉ XI | Vương triều Vi-giay-a được xác lập. |
Thế kỉ XI - XIII | Vương triều Vi-giay-a có nhiều biến động. |
Nửa sau thế kỉ XIII – đầu thế kỉ XIV | Chăm-pa bước vào thời kì ổn định. |
Giữa thế kỉ XIV | Chăm-pa rơi vào khủng hoảng. |
Vận dụng 2
Hãy sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI.
Gợi ý đáp án
Giới thiệu thành Đồ Bàn của vương quốc Chăm-pa
- Thành Đồ Bàn (còn gọi là Vijaya, hoặc thành Chà Bàn) được xây dựng từ thế kỉ X và là kinh đô trong khoảng 500 năm của Vương quốc Chăm-pa. Hiện nay, những dấu tích còn lại của thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu (thị xã An Nhơn), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 27km theo hướng tây bắc. Đây là di tích lịch sử quan trọng được xếp hạng cấp Quốc gia (năm 1982) của tỉnh Bình Định.
- Thành Đồ Bàn là chứng tích của những triều đại Chămpa một thời lừng lẫy. Năm 1471, Vương quốc Chăm-pa sụp đổ, thành Đồ Bàn cũng bị phá hủy. Đến năm 1776, anh cả của Tây Sơn tam kiệt là Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, xây lại thành và đóng đô ở đây (nên thành còn có tên gọi Hoàng Đế). Năm 1799, Nguyễn Ánh chiếm được thành, đổi tên là thành Bình Định. Tới năm 1816, vua Gia Long ra lệnh phá thành, chuyển thủ phủ về Quy Nhơn.
- Ngày nay, trải qua bao tang thương dâu bể, thành Đồ Bàn chỉ còn là rêu cũ dấu xưa. Thành gồm 3 lớp: Thành ngoại chu vi khoảng 7,4km, thành nội 1,6 km, “tử cấm thành” 600 m. Trong thành hiện nay chỉ còn lại một số di vật như nghê đá, trụ cờ, cổng thành, hồ bán nguyệt… Bên trong thành có đặt miếu Song Trung thờ Võ Tánh và Ngô Tùng Châu là hai danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh đã tuẫn tiết tại đây.