Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm đầy đủ kiến thức lý thuyết ví dụ minh họa và 10 bài tập tự luyện kèm theo.
Viết phương trình đường thẳng thuộc dạng toán cơ bản trong chương trình lớp 9 hiện hành và thường xuất hiện trong các bài thi vào 10. Hi vọng qua bài học hôm nay mà Download.vn giới thiệu sẽ giúp các bạn dễ dàng biết cách giải các dạng bài toán này để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới. Ngoài ra để nâng cao kiến thức môn Toán thật tốt các bạn xem thêm một số tài liệu như: tìm điều kiện tham số m để ba đường thẳng đồng quy, tìm giá trị x để A nhận giá trị nguyên, phương pháp giải phương trình vô tỉ lớp 9.
Viết phương trình đường thẳng thỏa mãn điều kiện cho trước
I. Lý thuyết viết phương trình đường thẳng
Để làm được bài toán này ta thực hiện như sau:
1. Xác định hàm số y = ax + b biết hệ số góc a và đồ thị của nó đi qua điểm A(m; n)
+ Thay hệ số góc vào hàm số
+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta sẽ tìm được b
2. Đồ thị của hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y = a’x + b’ và đi qua A(m; n)
+ Đồ thị hàm số y = ax + b song song với đường thẳng y = a’x + b’ nên a = a’
+ Thay a = a’ vào hàm số
+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta sẽ tìm được b
3. Đồ thị của hàm số y = ax + b vuông góc với đường thẳng y = a’x + b’ và đi qua A(m; n)
+ Đồ thị hàm số y = ax + b vuông góc với đường thẳng y = a’x + b’ nên a.a’ = -1 sau đó thay a vừa tìm được vào hàm số
+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta sẽ tìm được b
4. Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua hai điểm A(m; n) và B(p; q)
+ Vì đồ thị của nó đi qua A(m; n) nên thay x = m và y = n vào hàm số ta được phương trình thứ nhất
+ Vì đồ thị của nó đi qua B(p; q) nên thay x = p và y = q vào hàm số ta được phương trình thứ hai
+ Giải hệ phương trình gồm hai phương trình trên ta sẽ tìm được a và b
5. Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua A(m; n) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng c
+ Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng c nên nó đi qua điểm B(0; c)
+ Bài toán trở thành viết phương trình đường thẳng biết đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(m; n) và B(0; c)
6. Đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua A(m; n) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng c
+ Đồ thị hàm số y = ax + b cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng c nên nó đi qua điểm B(c; 0)
+ Bài toán trở thành viết phương trình đường thẳng biết đồ thị hàm số đi qua hai điểm A(m; n) và B(c; )
II. Ví dụ về viết phương trình đường thẳng
Ví dụ 1: Viết phương trình đường thẳng (d) của hàm số y = ax + b biết:
a, Hàm số có hệ số góc là 2 và đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; -1)
b, Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = x + 1 và đi qua điểm A(1; 2)
c, Đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng y = 3x + 2 và đi qua điểm A(-1; -1)
d, Đường thẳng (d) đi qua hai điểm A(1; 1) và B(3; -2)
e, Đường thẳng (d) đi qua điểm A(3; 1) và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2
f, Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) và cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 3
Trả lời
a, Đồ thị hàm số y = ax + b có hệ số góc là 2 nên a = 2. Khi đó đồ thị hàm số có dạng y = 2x + b
Đường thẳng (d) có hàm số y = 2x + b đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được:
1 = 2 + b hay b = -1
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = 2x – 1
b, Đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = x + 1 nên phương trình của đường thẳng (d) có dạng y = x + b
Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1;2) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được:
2 = 1 + b hay b = 1
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = x + 1
c, Đường thẳng (d) vuông góc với đường thẳng y = 3x + 2 nên phương trình của đường thẳng (d) có dạng
Đường thẳng (d) đi qua điểm A(-1; -1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được:
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là:
d, Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b
Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình a + b = 1 (1)
Đường thẳng (d) đi qua điểm B(3; -2) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình 3a + b = -2 (2)
Từ (1) và (2) ta giải ra được
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là:
e, Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng -2 nên đường thẳng (d) đi qua điểm B(-2; 0)
Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b
Đường thẳng (d) đi qua điểm A(3; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình 3a + b = 1 (1)
Đường thẳng (d) đi qua điểm B(-2; 0) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình -2a + b = 0 (2)
Từ (1) và (2) ta giải ra được
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là:
f, Đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có tung độ bằng 3 nên đường thẳng (d) đi qua điểm B(0; 3)
Gọi phương trình đường thẳng (d) có dạng y = ax + b
Đường thẳng (d) đi qua điểm A(1; 1) nên khi thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng ta được phương trình a + b = 1 (1)
Đường thẳng (d) đi qua điểm B(0; 3) nên khi thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng ta được phương trình b = 3 (2)
Từ (1) và (2) ta giải ra được a = -2 và b = 3
Vậy phương trình đường thẳng (d) cần tìm là: y = -2x + 3
Ví dụ 2:
Cho tam giác ABC có M; N và P lần lượt là trung điểm của AB; AC và BC. Biết M( 2; -1); N( - 2; -1) và P ( 0; 3).Viết phương trình đường trung trực d của đoạn thẳng BC?
A. x = 0
B. x + y - 3 = 0
C. 2x - y + 3 = 0
D. y - 3 = 0
Trả lời
Đáp án: C
+ Do M và N là trung điểm của AB và AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC và MN// BC ( 1).
Mà d là đường trung trực của BC nên d vuông góc BC (2).
Từ (1) và (2) suy ra: MN vuông góc d.
+ Đường thẳng d:
⇒ Phương trình d: 0(x - 0) + 1( y - 3) = 0 hay y - 3 = 0
III. Bài tập viết phương trình đường thẳng thỏa mãn đk cho trước
Bài 1: Hãy xác định hàm số bậc nhất y = ax + b trong mỗi trường hợp sau:
a, Có hệ số góc là 3 và đi qua điểm A(1; 0)
b, Song song với đường thẳng y = x – 2 và cắt trục tung có tung độ bằng 2
Bài 2: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua điểm M(1; -2) và song song với đường thẳng (d’): x + 2y = 1
Bài 3: Viết phương trình đường thẳng (d) cắt đường thẳng (d’): x – y + 1 = 0 tại điểm có tung độ bằng 2 và vuông góc với đường thẳng (d”): y = 3 – x
Bài 4: Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua gốc tọa độ và đi qua giao điểm của hai đường thẳng (d’): y = 4x – 3 và (d”): y = -x + 3
Bài 5: Viết phương trình trình đường thẳng (d) cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 5 và đi qua điểm M(2; 3)
Bài 6: Viết phương trình đường thẳng y = ax + b biết đường thẳng đi qua hai đi qua hai điểm A(4; 3) và B(2; -1)
Bài 7: Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm M(-2; 0) và cắt trục tung tại điểm có tung độ là 3
Bài 8: Viết phương trình đường thẳng (d) song song với đường thẳng y = 3x + 1 và cắt trục tung tại hai điểm có tung độ là 4
Bài 9: Viết phương trình đường thẳng (d) song song với đường thẳng (d’): y = -2x và đi qua điểm A(2; 7)
Bài 10: Viết phương trình đường thẳng (d) có hệ số góc là -1 và đi qua gốc tọa độ