Giải Lịch sử 8 Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 8 Cánh diều trang 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70, 71.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 15 Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải Lịch sử 8 Bài 15: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 15
I. Sự ra đời của nhà Nguyễn
Đọc thông tin và quan sát hình 15.2, mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn.
Trả lời:
Sự ra đời của nhà Nguyễn:
- Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, con trưởng là Quang Toàn lên ngôi. Nội bộ triều đình Tây Sơn nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng. Nhân cơ hội đó, năm 1801, Nguyễn Ánh huy động lực lượng đánh ra Phú Xuân (Huế), vua Quang Toàn chạy ra Bắc Hà.
- Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến quân ra Bắc, lật đổ triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.
II. Tình hình chính trị
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 15.3, 15.4, trình bày những nét chính về tình hình chính trị thời nhà Nguyễn.
Trả lời:
- Tổ chức bộ máy nhà nước
- Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.
- Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.
- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.
- Quân đội
- Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...
- Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.
- Chính sách đối ngoại
- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.
- Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.
- Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.
III. Tình hình kinh tế
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 15.5, trình bày những nét chính về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời nhà Nguyễn.
Trả lời:
- Nông nghiệp:
- Các vua Nguyễn thực hiện nhiều chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp, như: khuyến khích người dân khai khẩn đất hoang, tu sửa đê điều, đào kênh mương, đặt chức Doanh điền sứ....
- Những chính sách tích cực của nhà Nguyễn đã góp phần mở rộng diện tích đất canh tác trên cả nước, nhiều đồn điền được thành lập ở các tỉnh Nam Kì.
- Tuy nhiên, phần lớn ruộng đất vẫn tập trung trong tay địa chủ, nông dân không có hoặc có ít ruộng cày cấy. Hằng năm lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên. Tình trạng ruộng đất hoang hóa còn phổ biến.
- Thủ công nghiệp:
- Nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng tàu,... ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định và tập trung thợ giỏi ở các địa phương về sản xuất.
- Nghề thủ công truyền thống trong dân gian được tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, do chế độ công tượng hà khắc và thuế khóa nặng nề, sản xuất thủ công nhìn chung kém phát triển.
- Thương nghiệp:
- Nội thương khá phát triển do: đất nước thống nhất; triều đình cũng tích cực sửa sang đường sá; nhiều chợ làng, chợ huyện được mở thêm.
- Về ngoại thương: nhà Nguyễn tiếp tục duy trì trao đổi, buôn bán với Trung Quốc và các nước trong khu vực; hạn chế trao đổi, buôn bán với các nước phương Tây; hoạt động giao thương với nước ngoài của tư nhân bị kìm hãm.
IV. Tình hình xã hội
Đọc thông tin và tư liệu, trình bày những nét chính về tình hình xã hội thời nhà Nguyễn.
V. Tình hình văn hóa
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 15.6, trình bày những nét chính về tình hình văn hoá thời nhà Nguyễn và rút ra nhận xét.
VI. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn
Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 15.7 đến 15.9, mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của nhà Nguyễn và rút ra ý nghĩa của việc làm đó.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Cánh diều Bài 15
Luyện tập 1
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của nhà Nguyễn.
Vận dụng 2
Viết một đoạn văn ngắn về việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Trả lời:
Tiếp nối chính quyền chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua những hoạt động cụ thể, như: đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam; tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này; đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cờ khẳng định chủ quyền, dựng miếu thờ và trồng cây xanh,… tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các hoạt động khai phá, chiếm lĩnh, xác lập và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn tại hai hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã tạo nhiều cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Mặt khác, những nỗ lực của vua Nguyễn trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo (nói chung) và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (nói riêng) là một trong số những di sản đồ sộ mà nhà Nguyễn để lại cho dân tộc. Nó góp phần giúp chúng ta xây dựng một cách nhìn nhận mới về vị trí, vai trò của dòng họ Nguyễn trong lịch sử.
Vận dụng 3
Sưu tầm tư liệu về một trong những thành tựu tiêu biểu của nhà Nguyễn. Giới thiệu tư liệu đó với thầy cô và bạn học.