Viết đoạn văn về cách ứng xử trong cuộc sống gồm 14 mẫu cực hay kèm theo gợi ý cách viết, được biên soạn nhằm giúp cho các em học sinh có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ ngày một tiến bộ hơn.
Viết đoạn văn 200 chữ về văn hóa ứng xử dưới đây sẽ là người bạn đồng hành hỗ trợ cho các em trau dồi vốn kiến thức của mình và hoàn thiện bài khi ôn tập, rèn luyện và làm các bài kiểm tra. Bên cạnh đó các em xem thêm: viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.
Viết đoạn văn về cách ứng xử trong cuộc sống
- Dàn ý viết đoạn văn về văn hóa ứng xử
- Đoạn văn 200 chữ về văn hóa ứng xử
- Viết đoạn văn về cách ứng xử trong cuộc sống
- Đoạn văn về văn hóa giao tiếp
- Viết đoạn văn 200 chữ về văn hóa ứng xử (3 Mẫu)
- Viết đoạn văn về văn hóa giao tiếp (6 Mẫu)
Dàn ý viết đoạn văn về văn hóa ứng xử
1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
*Giải thích:
- Ứng xử là gì?
- Văn hóa ứng xử được hiểu như thế nào?
*Thực trạng:
- Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay được biểu hiện qua cách ứng xử với cha mẹ, ông bà, bạn cùng trang lứa
- Hầu hết văn hóa ứng xử của giới trẻ được định hướng bởi nhà trường và văn hóa xã hội mà các bạn tiếp xúc nên thường mang tính thức thời, năng động
- Là sản phẩm của hội nhập văn hóa nên một bộ phận bạn trẻ hiện nay có cách ứng xử rất kém, tự đề cao bản thân, thậm chí có phần thô lỗ, thiếu lễ độ
*Nguyên nhân
- Ảnh hưởng trực tiếp từ lối sống cộng đồng
- Định hướng của gia đình và nhà trường
- Bản thân các bạn trẻ có cái nhìn về hành vi ứng xử cá nhân
*Ý nghĩa
- Những cách ứng xử tốt đẹp tạo nên một thế hệ trẻ tiến bộ, văn minh
- Những hành vi xấu làm suy đồi đạo đức giới trẻ, bôi nhọ hình ảnh tương lai đất nước
3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề
Đoạn văn 200 chữ về văn hóa ứng xử
Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
Đúng vậy trong cuộc sống lời nói có thể quyết định văn hóa của một người. Ứng xử giữa người với người là vô cùng quan trọng. Ứng xử được biểu hiện qua giao tiếp, chính là cách mà con người giao tiếp, hành động với mọi người xung quanh. Ứng xử giúp chúng ta được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Bởi lẽ ứng xử giữa con người là vô cùng quan trọng nó quyết định bạn có được mọi người yêu quý hay không. Trái lại những kẻ ứng xử thô lỗ, nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,…sẽ bị người khác ghét bỏ. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh. Những hành động như cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Nói cảm ơn và xin lỗi đó là phép ứng xử cơ bản nhất của con người. Ứng xử đôi khi nó được biểu hiện ở những việc làm vô cùng đơn giản thôi. Những học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý. Cư xử có văn hóa sẽ khiến ta trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi vậy nên chúng ta hãy cư xử với nhau có văn hóa để có thể theo đuổi những ước mơ.
Đoạn văn về cách ứng xử trong cuộc sống
Ứng xử là một khía cạnh quan trọng trong văn hóa con người và có vai trò quyết định trong việc tạo nên một xã hội văn minh. Tuy nhiên, hiện nay văn hóa ứng xử của giới trẻ đang gặp nhiều thách thức và nguy cơ suy thoái. Ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử được hiểu như thế nào? Điều này được giải thích rõ ràng trong phần thân bài. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay của văn hóa ứng xử của giới trẻ đang diễn ra với nhiều biểu hiện tiêu cực. Hầu hết văn hóa ứng xử của giới trẻ được định hướng bởi nhà trường và văn hóa xã hội mà các bạn tiếp xúc, do đó thường mang tính thời thượng và năng động. Tuy nhiên, một bộ phận bạn trẻ hiện nay lại có cách ứng xử kém, thiếu lễ độ và thậm chí có phần thô lỗ. Điều này có ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ và cả đất nước. Nguyên nhân của vấn đề này được phân tích và bao gồm: ảnh hưởng trực tiếp từ lối sống cộng đồng, định hướng của gia đình và nhà trường, và cá nhân các bạn trẻ. Ý nghĩa của vấn đề này cũng được đề cập, khi những hành vi ứng xử tốt đẹp có thể tạo nên một thế hệ trẻ tiến bộ và văn minh, trong khi những hành vi xấu có thể suy đồi đạo đức giới trẻ và bôi nhọ hình ảnh tương lai đất nước. Văn hóa ứng xử của giới trẻ là một vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Việc tạo ra những hành vi ứng xử tốt đẹp sẽ góp phần vào việc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển bền vững, trong khi bỏ qua vấn đề này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ và cả đất nước.
Viết đoạn văn về cách ứng xử trong cuộc sống
Đoạn văn mẫu 1
Trong giao tiếp, con người cần biết cách ứng xử. Đó là cách mà ta phản ứng trước các tình huống xảy đến trong cuộc sống. "Khéo ăn khéo nói có được thiên hạ", vậy nên việc ứng xử phù hợp sẽ giúp ích ta rất nhiều trong học tập, công việc. Ngoài ra, cách hành xử còn bộc lộ khả năng ứng biến, giải quyết tình huống của con người trong thực tiễn. Từ đó, cánh cửa của thành công sẽ được mở ra. Hơn nữa, khi biết ứng xử thông minh, ta sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng. Muốn đạt được những điều nói trên, mỗi người cần không ngừng rèn luyện bản thân. Đầu tiên, ta cần học kỹ năng quan sát và lắng nghe trong giao tiếp, từ đó hiểu được đối phương, biết điều chỉnh cuộc nói chuyện sao cho phù hợp. Tiếp theo, ta cũng cần tôn trọng người giao tiếp với mình, không nên áp đặt suy nghĩ của bản thân lên họ. Điều đó sẽ giúp ta tránh việc làm tổn thương, xúc phạm đối phương chỉ để thỏa mãn cảm xúc của bản thân. Mỗi người cần loại bỏ các hành vi mất lịch sự, thô lỗ trong giao tiếp, hành động. Để trở thành người ứng xử có văn hóa, chúng ta cần cố gắng rèn luyện, trau dồi bản thân mỗi ngày về cả tri thức và đạo đức.
Đoạn văn mẫu 2
Văn hóa ứng xử nơi công cộng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Đó là khi ta biết cách cư xử đúng đắn, phải phép với mọi người nơi công cộng. Thế nhưng, thực tế ta vẫn còn bắt gặp nhiều người có hành xử thô lỗ, mất lịch sự. Đó là hành động chen lấn, xô đẩy và nói tục khi đến các lễ hội. Hay khi họ tham gia các phương tiện công cộng thì bật loa rất to, không chú ý đến mọi người. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn phần nào bộc lộ bản thân là người kém văn hóa. Những hành xử không đúng đó xuất phát từ chính ý thức của mỗi cá nhân. Họ ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho riêng mình và không quan tâm đến những người xung quanh. Không chỉ vậy, còn có nguyên nhân khác là do những ảnh hưởng tiêu cực từ mạng xã hội khiến một số người có suy nghĩ sai lệch. Ta cần nhận ra những hành động kém văn hóa để tiêu trừ và học tập lối cư xử tốt. Muốn vậy thì trước hết ta cần biết nói lời "cảm ơn" và "xin lỗi" một cách chân thành thành. Ngoài ra, việc biết tôn trọng người khác và ứng xử khiêm tốn, lễ phép cũng chính là bí quyết để được mọi người yêu quý, tôn trọng. Chúng ta hãy hành xử nơi công cộng đúng mực, để góp phần xây dựng đất nước văn minh, lịch sự hơn.
Đoạn văn về văn hóa giao tiếp
Văn hóa ứng xử nơi công cộng thể hiện lối sống, sự văn minh của mỗi người. Đó là cách cư xử đúng mực giữa con người với nhau nơi công cộng. Điều đó được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành động. Thực tế, ta thấy nhiều người luôn tuân thủ, chấp hành các nguyên tắc ứng xử nơi công cộng như: trang phục lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh, xếp hàng theo quy định, nhường ghế cho người lớn tuổi,... Cách chúng ta hành xử nơi đông người sẽ thể hiện sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của chính mình với cộng đồng. Khi chúng ta giao tiếp với mọi người xung quanh bằng thái độ tôn trọng, giúp đỡ thì đó chính là ứng xử có văn hóa. Biết xử sự phù hợp không chỉ giúp xã hội văn minh, tốt đẹp hơn mà còn góp phần hình thành chính nhân cách của mỗi người. Nhưng nhìn vào thực tế, ta vẫn thấy có nhiều người hành xử thiếu văn hóa ở nơi công cộng như: vứt rác bừa bãi, chen lấn xô đẩy, nói tục, chửi thề khi vào xem các lễ hội,... Ta cần phê phán những hành động đó, tuyên truyền cho mọi người biết cách ứng xử đúng đắn nơi đông người. Biết tôn trọng người khác và ứng xử lịch sự là bí quyết đơn giản giúp ta tạo được ấn tượng tốt với người khác.
Viết đoạn văn 200 chữ về văn hóa ứng xử
Đoạn văn mẫu 1
Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách ứng xử. Việc học ứng xử văn hóa có thể xem là việc học cả đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ tới già, ai ai cũng đều cần phải học, và văn hóa ứng xử luôn luôn là trung tâm của xã hội hướng tới. Còn giới trẻ hiện nay việc ứng xử văn hóa được thể hiện như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hoàn cảnh giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, thể hiện cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều cần có cách ứng xử khéo léo. Trong giao tiếp với người thân trong gia đình thì lễ phép, trong ứng xử với bạn bè thì vui vẻ thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Trái ngược với những bạn trẻ có một cách văn hóa ứng xử tốt thì vẫn còn một bộ phận giới trẻ gây ảnh hưởng xấu tới hình tượng giới trẻ hiện nay. Nhân vật “tôi” và nhóm bạn trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh chỉ vì chú dế mà có cách hành xử bất lịch sự với Lợi. Tóm lại, tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Đoạn văn mẫu 2
Ai trong chúng ta khi sinh ra cũng đều phải học hỏi rất nhiều kiến thức trong cuộc sống để hoàn thiện mình trong mọi mặt. Trong đó, cách ứng xử là điều vô cùng quan trọng, nó thể hiện con người chúng ta có phải là người có tri thức, được người khác tôn trọng và kính nể cũng do cách cư xử của con người mà ra. Cách cư xử được thể hiện ra bên ngoài bằng những lời nói hành động, cử chỉ, thái độ của chúng ta với những người xung quanh. Nó thể hiện hành vi trong giao tiếp. Thông qua cách cư xử trong giao tiếp con người ta có thể đoán được tính cách, đạo đức lối sống của một con người. Từ đó, có thể có những cái nhìn thiện cảm hoặc không thiện cảm với một ai đó. Tuy nhiên, trong cuộc sống cũng không ít người chưa biết cách ứng xử, khi có tiền thì tỏ thái độ hách dịch, trịch thượng, vào một quán ăn thì quát nạt người phục vụ, rồi tỏ vẻ ta đây có tiền là khách vip phải cung phụng chu đáo. Bởi họ luôn nghĩ người có tiền là người có quyền. Nhiều người có chút kiến thức, đã tưởng mình thần thánh lắm rồi, đi đâu cũng tỏ vẻ hay chữ, rồi coi thường người khác vô học này nọ. Mở mồm ra là chê bai người khác thiếu giáo dục. Nhưng thực chất chính họ đang thiếu văn hóa hơn ai hết, bởi họ là người có học mà cũng như không học. Cách cư xử có được cũng do quá trình rèn dũa uốn nắn từ bé của cha mẹ, người thân. Những người có nền giáo dục tốt, cha mẹ có cách ứng xử chuẩn mực hướng con cái tới điều hay lẽ phải. Thì những người con trong gia đình đó khi lớn lên cũng sẽ trở thành những người có cách ứng xử văn hóa, lễ nghĩa.
Đoạn văn mẫu 3
Trong xã hội thì việc ứng xử giữa con người với con người đóng một vai trò rất quan trọng. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi , là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Chính vì vậy cách ứng xử tốt giữa con người với nhau tạo nên một điều kì diệu giữa cuộc sống xô bồ này. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những chuẩn mực đạo đức, không thô lỗ. Chính vì vậy họ có thể dễ dàng hoàn thiện được nhân cách bản thân. Cũng từ đó họ được những người xung quanh yêu quý và tôn trọng. Mối quan hệ giữa con người với con người cũng từ đó được gần nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Khi con người gần gũi nhau như vậy thì xã hội sẽ ngày càng phát triển văn minh. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, đáng chê trách. Tóm lại, cách ứng xử giữa con người với nhau rất quan trọng trong cuộc sống này. Vì vậy chúng ta nên rèn luyện cho mình cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, hướng đến sự thành công trong cuộc sống.
Viết đoạn văn về văn hóa giao tiếp
Đoạn văn mẫu 1
Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình. Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì? Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người. Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người.
Đoạn văn mẫu 2
Mỗi con người có những tính cách, màu sắc khác nhau và cách chúng ta thể hiện hành động ra bên ngoài phản ánh những tính cách đó. Lâu dần, những cách ứng xử giữa người với người trở thành văn hóa ứng xử trong cộng đồng. “Cách ứng xử” là cách mỗi con người hành động, đối đãi, cư xử với người khác. Nó nói lên suy nghĩ, tính cách, phẩm hạnh của chính mình giống như một tấm gương phản chiếu. Thông qua những hành động đó, người khác có thể hiểu, phán đoán và đánh giá được chúng ta là người như thế nào. Nhân cách và cách ứng xử là thước đo chính xác nhất giá trị của mỗi con người. Mỗi con người có tính cách, suy nghĩ và tư duy khác nhau. Cách họ cư xử ra bên ngoài giúp chúng ta đánh giá, nhận xét được người đó, từ những điều “chưa hài lòng” về cách ứng xử của họ, chúng ta có thể tự rút ra được bài học cho bản thân để hoàn thiện mình. Mỗi hành động, cách ứng xử của người khác mang đến cho chúng ta những bài học khác nhau: hành động đẹp giúp chúng ta có thêm bài học, hành động chưa đẹp giúp ta rút kinh nghiệm. Một trong những tấm gương về nhân cách sáng rọi nhất không thể không nhắc đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Người tồn tại những đức tính, suy nghĩ vô cùng tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của Người từ những hành động nhỏ nhất, cách Người đối đãi với trẻ em, cụ già, chiến sĩ… Người vĩnh viễn là tấm gương sáng soi để nhiều thế hệ học tập và noi theo. Mỗi chúng ta hãy trau chuốt cho bản thân không chỉ có ngoại hình đẹp trước tấm gương ở nhà mà có cả một tâm hồn, một nhân cách đẹp đẽ để những người khác nhìn vào đó học tập. Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức, không ngừng học tập, vươn lên. Mỗi người thay đổi một hành động nhỏ dẫn đến
Đoạn văn mẫu 3
Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống. Văn hóa ứng xử có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta. Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Để trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quý trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.
Đoạn văn mẫu 4
Văn hóa ứng xử là gì? Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó. Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này. Tuy nhiên có rất nhiều người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. Những người như vậy sẽ bị xa lánh, cô độc trong xã hội. Đối với những người trẻ thì chúng ta cần phải rèn luyện tấm lòng biết sẻ chia để sau này trở thành người công dân tốt cho xã hội.
Đoạn văn mẫu 5
Cách ứng xử là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của mỗi con người trong cuộc sống. Ứng xử là cách thể hiện thái độ, hành vi, là sự giao tiếp, xử sự giữa con người với con người. Thông qua đó, tình cảm, khả năng biểu đạt và sự thiết lập mối quan hệ giữa mọi người được hình thành. Một người cư xử đúng mực luôn biết cách tuân thủ những lễ nghi, chuẩn mực đạo đức được xã hội thừa nhận, không tạo nên những hành động thô lỗ, phản cảm. Nhờ vậy, họ dễ dàng nhận được yêu quý và tôn trọng, khiến người đối diện hài lòng, từ đó có thể có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp cũng như các mối quan hệ xã hội. Vậy nhưng, trong xã hội ngày nay, không khó để bắt gặp những cách cư xử thiếu văn hóa, thậm chí là thô thiển, đáng chê trách. Chẳng hạn, trong đám tang nghệ sĩ Minh Thuận, rất nhiều người đã gọi tên, xin chữ kí, đòi chụp ảnh với những người nổi tiếng tham dự, gây mất trật tự an ninh cũng như thể hiện sự thiếu tôn trọng với người đã khuất. Cha ông ta đã dạy: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Tất cả chúng ta cần rèn luyện cách ứng xử hằng ngày để có thể trở thành một người giao tiếp thông minh, để có thể đạt được thành công trong công việc và trong cuộc sống.
Xem thêm: Nghị luận xã hội về văn hóa ứng xử
Đoạn văn mẫu 6
Trong xã hội hiện đại và không ngừng phát triển, văn hóa ứng xử rất quan trọng trong việc chúng ta hòa vào xã hội. Văn hóa ứng xử không chỉ là cái riêng của mỗi người, nó còn là nét đẹp văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Ứng xử có văn hóa là tiền đề cho việc tạo nên những quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được dạy về cách ứng xử. Việc học ứng xử văn hóa có thể xem là việc học cả đời, không bao giờ kết thúc. Từ trẻ tới già, ai ai cũng đều cần phải học, và văn hóa ứng xử luôn luôn là trung tâm của xã hội hướng tới. Còn giới trẻ hiện nay việc ứng xử văn hóa được thể hiện như thế nào? Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi hoàn cảnh giao tiếp của chúng ta cũng là một tình huống để chúng ta thể hiện văn hóa ứng xử trong thực tế. Có rất nhiều bạn trẻ sống tích cực, thể hiện cách ứng xử tốt, lành mạnh. Mọi hoàn cảnh đều cần có cách ứng xử khéo léo. Trong giao tiếp với người thân trong gia đình thì lễ phép, trong ứng xử với bạn bè thì vui vẻ thân thiện, đối với thầy cô thì ngoan ngoãn, ham học hỏi. Trái ngược với những bạn trẻ có một cách văn hóa ứng xử tốt thì vẫn còn một bộ phận giới trẻ gây ảnh hưởng xấu tới hình tượng giới trẻ hiện nay.Hội nhập đi kèm với thách thức. Đó không chỉ là thách thức về kinh tế, chính trị mà còn là thách thức về văn hóa, giáo dục. Đất nước càng phát triển, việc hội nhập càng diễn ra nhanh chóng càng dẫn đến những hệ lụy của nó. Cũng bởi sự hội nhập nhanh chóng ấy, việc tiếp cận thế giới cũng dễ dàng hơn. Bộ phận giới trẻ của chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa phương tây. Văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đang dần bị biến tướng một cách tiêu cực. Giới trẻ đang dần làm mất đi những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống mà ông cha ta đã gây dựng nhiều đời. Những biến tướng ấy đang hàng ngày, hàng giờ là nỗi ám ảnh, nan đề cho các cấp có nhiệm vụ giải quyết. Lấy một ví dụ minh họa: Ngày trước,được đi học là một điều vô cùng tuyệt vời. Và quan hệ giữa người học trò và người thầy giáo là một quan hệ thiêng liêng cao quý. Người học luôn nhất mực tôn kính người thầy giáo. Những hành động, văn hóa ứng xử ấy tuy nhất thời có thể làm chúng ta cảm thấy thích thú, hay vui sướng. Nhưng dần dần sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà chúng ta không thể lường hết được.