Văn mẫu lớp 8: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Đôn Ki-hô-tê trong truyện Đánh nhau với cối xay gió gồm 3 mẫu, giúp các em học sinh lớp 8 cảm nhận rõ hơn về sự ngông cuồng, mê muội của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.
Câu chuyện về chàng hiệp sĩ khiến chúng ta càng thêm trân trọng về những ước mơ, lí tưởng sống của mỗi người nhưng cần tỉnh táo, không nên chìm đắm trong thế giới ảo, viển vông và hão huyền. Mời các em cùng theo dõi 3 đoạn văn cảm nhận về Đôn Ki-hô-tê trong bài viết dưới đây:
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Đôn Ki-hô-tê
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Đôn Ki-hô-tê
Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời. "Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xay gió mà vẫn còn khoác lác. Trước lời an ủi của giám mã, Đôn Ki-hô-tê đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo Đôn-ki-hô-tê là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ! Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi được "chiến công hiểm hách" của Đôn Ki-hô-tê, hiệp sĩ xứ Man-tra.
Đoạn văn cảm nhận về hành động đánh nhau với cối xay gió của Đôn Ki-hô-tê
Đôn Ki-hô-tê vì say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc lão ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Và lão đã đánh nhau với những chiếc cối xay gió để "tạo nên những chiến công oanh liệt cho đời." Trận đánh diễn ra vào lúc ban trưa. Từ xa nhìn thấy ba, bốn chục chiếc cối xay gió giữa đồng, hiệp sĩ xứ Man-tra reo lên vì vận may đã đến, quân địch là mấy chục tên khổng lồ hung tợn mà cánh tay của mỗi đứa dài gần hai dặm. Lão phải kết liễu đời lũ khổng lồ yêu quái này, trước là để thu chiến lợi phẩm mà trở nên giàu có, sau nữa là để quét sạch cái giống xấu xa này khỏi trái đất và đế phụng sự Chúa. Phải công bằng mà nói, tuy lão có nhìn gà hóa cáo nhưng mục tiêu của lão không kém phần thiêng liêng! Mặc dù đã được giám mã Xan-chô can ngăn hết lời nhưng hiệp sĩ vẫn bỏ ngoài tai hết. Trước khi giao chiến, Đôn Ki-hô-tê nói rất hùng hồn, lúc thì quát nạt giám mã: Nếu anh sợ thì hãy lánh xa ra mà cầu kinh trong lúc ta sẽ đương đầu với chúng trong một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân xứng, lúc thì lão thét lớn, đằng đằng sát khí: Lũ súc sinh kia, không được chạy trốn! Có ta là hiệp sĩ một thương một mã đến đọ sức với bọn ngươi đây; lúc thì oai phong lẫm liệt cảnh cáo: Dù cho bọn ngươi có vung nhiều cảnh tay hơn cả gã khổng lồ Bri-a-rê-ô, các ngươi cũng sắp phải đền tội. Trước khi giao tranh với lũ “khổng lồ”, Đôn Ki-hô-tê không quên cầu mong nàng Đuyn-xi-nê-a phù hộ và giúp cho trong cơn nguy biến này”. Từ thế của lão hiệp sĩ vô cùng dũng mãnh, hiên ngang lấy khiến che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, lão thức con ngựa Rô-xi- nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất… Lão đã đâm mũi giáo vào cánh quạt. Tưởng là lũ khổng lồ sẽ đổ máu xương tan. Ai ngờ gió làm cánh quạt quay tít khiến ngọn giáo gãy tan tành. Còn đây là hình ảnh lão hiệp sĩ lừng danh trên chiến địa: Cả người và ngựa ngã văng ra xa. Lúc quan giám mã thúc lừa tới cứu thì đã thấy chủ tướng nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng. Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi lại được “chiến công hiển hách” của Đôn Ki-hô-tê, hiệp sĩ xứ Man-tra. Và sau nụ cười chế giễu nhân vật, người đọc thầm nhận thấy nhà văn đã đề cao trong một chừng mực tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực, yêu đời… mang tính nhân văn.
Đoạn văn diễn dịch về nhân vật Đôn ki-hô-tê
Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió mang lại một tiếng cười nhẹ nhàng cho người đọc. Trong truyện, Đôn-ki-hô-tê là một nhân vật vừa đáng thương vừa đáng trách, khi đáng kính trang nghiêm lúc lại nực cười, gàn dở. Nhân vật được giới thiệu là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn, lão say mê các câu chuyện kiếm hiệp phiêu lưu, mạo hiểm và chìm đắm trong thế giới hoang tưởng đó. Và vì thế, lão đã quyết tâm bỏ nhà ra đi, chàng hiệp sĩ trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm, sống cuộc đời nay đây mai đó. Trên mọi nẻo đường đi qua, lão đều cho rằng có những tên khổng lồ, những con yêu tinh gây tội ác. Và những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió và lão cho rằng đây là cơ hội tốt để lập công. Dù được người cận vệ Xan-trô Pan-xa can ngăn nhưng Đôn-ki-hô-tê vẫn quyết tâm thực hiện cuộc giao tranh “gay go và chênh lệch”. Và theo truyền thống hiệp sĩ, khi vào trận chiến các hiệp sĩ đều hướng lời cầu nguyện của mình về tình nương mà mình tôn thờ. Không trái với phong tục, Đôn Ki-hô-tê cũng cầu cứu nàng Đuyn-xi-nê-a, xin nàng hãy giúp cho trong cơn nguy biến này. Khi cầu nguyện như vật, chàng hiệp sĩ thấy mình có sức mạnh nhân lên gấp bội và "Đôn Ki-hô-tê vừa lấy khiên che kín thân, tay lăm lăm ngọn giáo, thúc con Rôxinantê phi thẳng tới chiếc cối xay gió gần nhất". Hình ảnh người hiệp sĩ oai phong, lẫm liệt làm sao, bộc lộ phẩm chất anh hùng ở một đấng nam nhi. Nhưng đó là với những con yêu tinh đó là có thực, còn ở đây chỉ là những cối xay gió rất bình thường. Sự phi lí đó đã tạo ra tiếng cười cho khán giả. Và cuộc chiến không cân sức đó đã mang lại hậu cho chàng hiệp sĩ “nằm không cựa quậy sau cái ngã như trời giáng”. Truyện về chàng hiệp sĩ khiến chúng ta thêm trân trọng về những ước mơ, lí tưởng sống hướng tới thiện nghĩa của mỗi người trong cuộc sống nhưng cần tỉnh táo, không nên chìm đắm trong những thế giới ảo, viển vông và hão huyền.