Viết đoạn văn cảm nhận khổ 1 Viếng lăng Bác (3 mẫu) - Văn 9

Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác

Khổ 1 Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Viết đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác gồm 3 mẫu hay nhất, mang tới những thông tin bổ ích giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ tâm trạng xúc động, lòng thành kính của nhà thơ Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác.

Viếng lăng Bác

Khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác đã để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ và liên tưởng sâu xa, giúp chúng ta cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của nhà thơ dành cho Người cha đáng kính. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.

Đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác

Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ hay nhất của Viễn Phương. Bài thơ được sáng tác năm 1976, khi lăng Bác vừa được khánh thành, nhà thơ là một trong những người con miền Nam đầu tiên được ra thăm lăng Bác. Trong khổ thơ đầu tiên, Viễn Phương đã không giấu được sự xúc động khi đặt chân đến lăng Bác, sắp được gặp lại Bác sau bao ngày xa cách. "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác", câu thơ như một lời thông báo mộc mạc mà chất chứa bao cảm xúc thân thương. Tiếng "con" vang lên vừa gợi ra mối quan hệ gần gũi, thân thiết vừa chất chứa cảm xúc nghẹn ngào của một người con Việt Nam. Ở đây, nhà thơ Viễn Phương đã dùng từ "thăm" mà không dùng từ "viếng" để làm giảm nhẹ đi nỗi tiếc thương, mất mát. Đứng trước lăng, hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhìn thấy đó chính là hàng tre "bát ngát". Hình ảnh hàng tre ở đây trước hết mang ý nghĩa tả thực, đó là những rặng tre xanh ngát được trồng hai bên lăng Bác. Về ý nghĩa biểu tượng "hàng tre xanh xanh Việt Nam" lại gợi liên tưởng đến con người và đất nước Việt Nam, đó là những con người dù phải đối mặt với mọi thăng trầm, "bão táp mưa sa" thì vẫn kiên cường, bất khuất "đứng thẳng hàng". Hàng tre xanh còn tựa như những người dân Việt Nam canh giữ quanh lăng để bảo vệ giấc ngủ của Bác. Thán từ "ôi" đã thể hiện được nỗi xúc động của tác giả khi bắt gặp những hình ảnh thân thương, gần gũi trước lăng Bác.

Đoạn văn cảm nhận khổ 1 bài thơ Viếng lăng Bác

Đến lăng Bác, nhìn ngắm khung cảnh xung quanh lăng, tác giả Viễn Phương đã không giấu được nỗi xúc động, nghẹn ngào. Câu thơ đầu tiên "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" giống như một lời thông báo mộc mạc mà chứa đựng biết bao yêu thương. Cách xưng "con" gọi "Bác" vừa gợi ra tình cảm gần gũi vừa thể hiện được tấm lòng thành kính của một người con miền Nam dành cho Bác. Cách sử dụng từ "thăm" cũng thật tinh tế, nhà thơ không sử dụng từ "viếng" bởi nó gợi ra nỗi đau sự mất mát to lớn. Nhà thơ về "thăm" lăng như một người con trở về thăm nhà sau một thời gian dài xa cách. Hình ảnh "hàng tre" không chỉ là hình ảnh thực tác giả bắt gặp khi đến lăng Bác mà còn mang ý nghĩa biểu tượng. "Hàng tre xanh xanh" còn là biểu tượng cho đất nước Việt Nam kiên cường, con người Việt Nam mạnh mẽ, bền bỉ, giàu tình nghĩa. Dẫu phải trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử "bão táp mưa sa" thì con người Việt Nam vẫn kiên cường, đoàn kết một lòng "đứng thẳng hàng". Hình ảnh hàng tre càng gây xúc động mạnh mẽ khi nó xuất hiện quanh lăng, hàng tre giống như những con người Việt Nam vẫn ngày đêm canh giữ, bảo vệ cho giấc ngủ bình yên của Bác.

Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận về khổ đầu Viếng lăng Bác. Trong đó có sử dụng 1 phép nối và 1 câu ghép

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ xúc động về hoàn cảnh ra viếng thăm vị cha già kính yêu của dân tộc:

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng".

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ bộc bạch hoàn cảnh ra viếng lăng Bác của một người con miền Nam "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác". Cách xưng hô "con-Bác" cho thấy sự gần gũi và kính trọng như của một người con đối với một người cha vĩ đại. Cách xưng hô này làm em liên tưởng đến những dòng thơ "Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà/ Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha". Đối với mỗi người dân miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung thì Bác Hồ chính là vị cha già bao dung ôm cả đất nước vào lòng. Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình. Câu thơ thứ ba là một câu cảm thán của tác giả "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ như một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người Việt Nam: tre Việt Nam trồng quanh lăng Bác. Tre Việt Nam là hình ảnh ẩn dụ của con người Việt Nam qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người Việt Nam vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng, nhân hậu với những phẩm chất tốt đẹp và tre xanh Việt Nam cũng giống như vậy. Tóm lại, khổ thơ đầu bài Viếng lăng Bác là những dòng thơ hết sức xúc động về hoàn cảnh đi viếng lăng của nhà thơ.

* Phép nối là phép thế: "Nhà thơ Viễn Phương" được thế bằng nhà thơ.

* Câu ghép được in đậm.

Liên kết tải về

pdf Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác
doc Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn cảm nhận khổ đầu bài thơ Viếng lăng Bác 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 9

Văn 9

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK