Viết đoạn văn nghị luận về căn bệnh giấu dốt gồm 3 bài văn mẫu siêu hay đạt kết quả cao. Qua đoạn văn trình bày suy nghĩ về căn bệnh giấu dốt các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, một giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.
Viết đoạn văn về căn bệnh giấu dốt được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các em xem thêm một số đoạn văn mẫu như: viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về niềm đam mê trong cuộc sống.
Viết đoạn văn nghị luận về căn bệnh giấu dốt
Viết đoạn văn bàn về căn bệnh giấu dốt
“Mọi kẻ ngốc đều cố che đậy, và hầu hết mọi kẻ ngốc đều thực hiện điều này” (Đắc nhân tâm). Quả thật, không ai hoàn hảo, và khuyết điểm là điều tất yếu trong con người. Thói quen giấu dốt, đặc biệt là ở đại đa số học sinh, thường thể hiện qua việc che đậy những khía cạnh kém cỏi, thiếu hiểu biết của bản thân. Những khuyết điểm, thiếu sót thường bắt nguồn từ ý thức và khả năng phát triển của mỗi người. Hành động “giấu dốt” có thể dẫn chúng ta vào một vòng xoáy của sự giả tạo và tự đánh mất bản nguyên của chính mình. Nếu không dũng cảm đối mặt với thực tại, chúng ta có thể sống trong cái vỏ học thuật giả tạo. Và nếu có ai đó phát hiện ra, nhiều người sẽ phản ứng bằng cách chống đối, phủ nhận và đổ lỗi cho hoàn cảnh, làm suy giảm uy tín và mất lòng tin từ mọi người. Chẳng ai xa lạ với hình ảnh anh chàng tự kiêu, tư duy giấu dốt trong “Tam đại con gà”. Đó không chỉ là nguồn cười giải trí mà còn là bài học cảnh báo về việc tránh tình trạng che đậy khuyết điểm, vì “che đậy sự kém cỏi không bao giờ làm ta trở nên xuất sắc hơn. Uy tín tăng lên khi ta chân thành đối mặt với khuyết điểm của bản thân”.
Đoạn văn nghị luận về căn bệnh giấu dốt
“Bất kì một kẻ ngốc nào cũng cố che đậy và hầu hết mọi kẻ ngốc đều làm thế” (Đắc nhân tâm). Quả thế, khuyết điểm không ngoại trừ bất kì ai, không ai có thể mạnh dạn tuyên xưng: tôi là người hoàn hảo! Giấu dốt – một hiện tượng ngày nay đã và đang phổ biến ở đại đa số học sinh, thể hiện qua sự che đậy cái kém cỏi, cái thiếu hiểu biết của mình. Khuyết điểm, kém cỏi hầu hết phát sinh từ ý thức và khả năng vươn lên của mỗi con người và “giấu dốt” có thể khiến chúng ta ngày càng lún sâu trong cái vỏ của sự uyên bác giả tạo. Những hành vi giấu dốt do chính chúng ta tạo nên, nếu đối mặt với thực tại mà xua tay cho qua, nghĩ rằng sẽ không ai biết đến, ta sẽ tiếp tục sống dưới ngôi nhà học thức giả. Nếu chẳng may có ai đó biết được, chỉ rõ mà ta chống chế, phủ nhận, đổ lỗi cho hoàn cảnh thì không những ta không vươn lên được mà đem đến hậu quả khôn lường, càng khiến cho tri thức càng hạn hẹp, uy tín bị suy thoái, mất niềm tin nơi mọi người. Hẳn ai cũng biết đến anh chàng tự kiêu – giấu dốt trong “Tam đại con gà”, anh đã đem đến cho chúng ta những tràng cười thư giãn mà hơn hết đó là bài học cho những kẻ giấu dốt và là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta tránh tình trạng che đậy sự kém cỏi, khuyết điểm của mình, bởi “che dấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng lên nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”.
Viết đoạn văn về đừng giấu dốt
Giấu dốt là một thói xấu gây hại lớn đến chúng ta trong cuộc sống. Giấu dốt được hiểu là không dám nói ra điều mình chưa hiểu, chưa biết mà chỉ im ỉm mặc kệ lời giảng, bài học được đưa ra. Giấu dốt gây hại đến chính bản thân chúng ta khi nó là nguyên nhân hàng đầu làm ta trở nên kém hiểu biết hơn. Sự giấu dốt này sẽ làm con người bị mất kiến thức dần và sẽ thấy chán với việc học, tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức. Đồng thời, một hệ lụy xã hội từ giấu dốt gây ra là con người không có kiến thức. Mà không có kiến thức thì không thể học tập, làm việc. Điều đó sẽ khiến cho cuộc sống này mỗi lúc một thêm trì trệ và không thể tiến bước tới văn minh. Hãy cân nhắc hại của nó mà thay đổi tư duy và tự nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống.