Giải Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nguồn điện giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi trang 108, 109, 110, 111, 112 thuộc Chương 4 Dòng điện không đổi.
Giải Lý 11 Bài 18 Chân trời sáng tạo các em sẽ hiểu được kiến thức công thức tính cường độ dòng điện và biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi cuối bài trong sách giáo khoa Vật lí 11. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình.
Vật lí 11 Bài 18: Nguồn điện
Giải bài tập Vật lí 11 Bài 18 trang 112
Bài 1
Một nguồn điện có suất điện động 6V và điện trở trong 0,5Ω. Khi mắc hai cực của nguồn điện với một vật dẫn thì trong mạch xuất hiện dòng điện 1,4 A. Bỏ qua điện trở các dây nối. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
Gợi ý đáp án
Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn: U = ξ − Ir = 6 − 1,4.0,5 = 5,3V
Bài 2
Ghép nối tiếp một biến trở R với một điện trở R0 thành bộ rồi nối hai đầu vào hai cực của một nguồn điện không đổi. Điều chỉnh R, người ta thu được đồ thị đường biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở vào cường độ dòng điện như Hình 18P1.
a) Xác định giá trị suất điện động của nguồn điện.
b) Xác định giá trị biến trở R ứng với điểm M trên đồ thị.
Gợi ý đáp án
a) Ta có: U = ξ, Rtd = R + R0
Từ đồ thị ta thấy khi cường độ dòng điện bằng 0 mà đồ thị cắt trục U(V) tại giá trị 12V nên ta có Suất điện động của nguồn điện là 12V.
b) Từ đồ thị ta có thể suy ra được dạng của đường biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở vào cường độ dòng điện là: U = 12 − 2,5.I
Tại M có I = 1, 6A ⇒ U = 8V
Giá trị biến trở R ứng với điểm M là: R = = 5Ω
Lý thuyết Nguồn điện
1. Điều kiện để duy trì dòng điện
- Hai quả cầu kim loại A và B giống nhau, quả cầu A mang điện tích +q và quả cầu B mang điện tích -q.
- Hiệu điện thế UAB = VA-VB khiến các electron tự do dịch chuyển từ quả cầu B sang quả cầu A tạo thành dòng điện trong mạch.
- Dòng điện này chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn, khi VA = VB thì không còn tồn tại dòng điện trong mạch.
2. Nguồn điện
- Nguồn điện tạo và duy trì hiệu điện thế, có hai cực là cực dương (+) và cực âm (-).
- Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện được duy trì ngay cả khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn nối liền giữa hai cực của nó.
- Để tạo ra các cực, trong nguồn điện phải có lực tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển chúng ra khỏi mỗi cực.
- Việc tách electron ra khỏi nguyên tử không phải do lực điện thực hiện mà do các lực lạ.