Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng là một chủ đề rất hay để viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên sách Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.
Thuyết minh loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng mang đến bài văn mẫu hay đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Qua đó đem lại nhiều tư liệu học tập hữu ích, giúp học sinh củng cố kiến thức, trau rồi ngôn ngữ để biết cách viết bài văn thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Ngoài ra các bạn xem thêm: thuyết minh về rừng Sác, thuyết minh về làng Sen quê Bác.
Thuyết minh về loài động vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
Trong xã hội bất ổn ngày nay, hiện có rất nhiều loài động vật được đưa vào sách đỏ, được bảo tồn vì có nguy cơ tuyệt chủng, thậm chí có những con vật được ghi nhận là di sản thế giới, là biểu tượng của một nền văn hóa của quốc gia đó, tiêu biểu trong số đó phải kể đến gấu trúc.
Gấu trúc là một loài động vật có nguồn gốc từ Trung Quốc, được UNESCO công nhận là di sản thế giới, tuy được xếp vào động vật ăn thịt nhưng gấu trúc lại có tập tính ăn thức ăn giống động vật ăn tạp như tre, trúc, cỏ dại,…Trong điều kiện sống tại môi trường tự nhiên, gấu trúc vì là loài vật sống cạn nên chúng sống trong các khu rừng tre rừng trúc – nơi cung cấp thức ăn chủ yếu cho gấu trúc, và là loài không sống theo bầy đàn thường đơn độc kiếm ăn.
Giống như các loài vật hoang dã sống trong tự nhiên, gấu trúc cũng phân chia lãnh thổ rất rạch ròi, không cho phép loài vật nào xâm phạm ranh giới đó nếu không bộ mặt gần gũi hiền lành có chút bất cần đời sẽ bị thu lại thay vào đó là sự hung dữ hiếm thấy đặc biệt là gấu trúc cái. Sự phân chia ranh giới được chúng dựa vào đánh dấu mùi trên cơ thể hoặc nước tiểu, giao tiếp với đồng loại bằng tiếng kêu.
Tuy được xếp vào họ Gấu nhưng gấu trúc lại không ngủ đông khi mùa đông đến để bảo quản năng lượng bởi chúng không có tập tính làm tổ tại một vị trí nhất định mà luôn di chuyển, vì thế lúc trời trở lạnh gấu trúc sẽ làm tổ ở nơi khác có khí hậu ấm hơn, chúng thường làm tổ chủ yếu ở các hốc cây.
Bởi tập tính thích sống một mình mà gấu trúc trong thời kỳ sinh sản sẽ không ở thành đôi mà con đực sẽ rời đi để lại mình con cái đẻ và nuôi con. Bản chất của gấu trúc rất hiền, không hung dữ như bất cứ loài gấu lớn hoang dã, nhưng nếu có kẻ trêu chọc chúng vậy hãy cẩn thận với móng vuốt sắc nhọn cùng cơn thịnh nộ mang mùi nguy hiểm. Gấu trúc gồm hai loại chính được phân loại dựa vào đặc điểm màu lông, một loài có hai màu trắng – đen còn một loài mang màu nâu sẫm – nâu nhạt, nhưng được biết đến nhiều nhất là loài gấu trúc có bộ lông màu trắng – đen.
Về đặc điểm hình dáng, gấu trúc có một thân hình khá to lớn và mũm mĩm cao tầm 150 cm, trọng lượng con trưởng thành khoảng tầm 135kg. Ở phần đầu, gấu trúc có hai cái tai khá nhỏ, nhỏ hơn loài gấu bình thường mang màu đen nằm trên đỉnh đầu, hai con mắt đen tròn, nhỏ có viền mắt màu đen tuyền hay được sử dụng hình tượng để ví những người có quầng mắt thâm. Phần mõm của gấu trúc có đôi nét na ná gấu mèo khi có một chút nhô ra phía trước, mõm rộng, chiếc mũi đen ươn ướt hình tam giác.
Chúng có bốn chân ngắn được phủ lớp đen đậm, trái ngược lại thân mình chú lại mang màu trắng sữa, phần bụng hơi phình do cơ thể chứa lượng mỡ lớn để một phần giữ ấm cơ thể một phần cung cấp năng lượng cho gấu trúc. Về sinh sản, gấu trúc cái mang thai và sinh con sau 5 tháng, mỗi lần sinh chỉ từ 1-2 con. Tuy nhiên nếu gấu trúc sinh hai con chúng sẽ chỉ chọn nuôi con được sinh ra đầu tiên mà từ bỏ con sau cùng bởi gấu trúc cái không có đủ sữa để nuôi hai con cùng lúc nên thay vì đánh mất cả hai chúng chọn từ bỏ một. Gấu trúc con khi được chỉ có màu trắng và trong quá trình trưởng thành mà màu đen dần xuất hiện.
Với Trung Quốc, gấu trúc là biểu tượng đặc trưng của đất nước này, nhắc đến miền đất đông dân nhất thế giới, hầu hết người ta sẽ nghĩ ngay đến gấu trúc. Ngoài ra gấu trúc còn mang lại nguồn lợi nhuận du lịch lớn cho địa phương bởi lượng người khổng lồ đổ về để được nhìn thấy những chú gấu trúc dễ thương, có phần tinh nghịch này. Với thế giới, gấu trúc còn là biểu tượng của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên WHO, bởi gấu trúc được coi là hóa thạch sống, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhưng lại có thể vượt qua được giai đoạn đó mà sống sót đến ngày nay, một phần cũng là do công tác bảo tồn và duy trì bảo vệ “di sản thế giới” này.
Tuy nhiên nguy cơ vẫn còn đó bởi sự phát triển ngày càng cao của xã hội, những khu công nghiệp sinh hoạt mọc lên như nấm chính vì thế rất nhiều rừng cây bị phá hủy để xây dựng, trong đó không ngoại trừ rừng tre rừng trúc – nguồn thức ăn chủ yếu của loài gấu trúc. Khi không có nguồn thức ăn, chúng sẽ không thể duy trì sự sống.
Có thể thấy, gấu trúc là một con vật mang tính biểu tượng cao khi vừa là biểu tượng cho quốc gia, vừa là biểu tượng cho quỹ thế giới, các phong trào bảo vệ thiên nhiên, và là niềm tự hào của người dân Trung Quốc khi có một di sản Thế giới sông, có cội nguồn từ đất nước họ.