Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 8: Truyền thông phòng tránh thiên tai sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 56→64.
Soạn Hoạt động trải nghiệm 8 Chân trời sáng tạo bản 1 Chủ đề 7 giúp các bạn học sinh biết cách tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Hoạt động trải nghiệm 8: Truyền thông phòng tránh thiên tai
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cách sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương
Câu hỏi 1. Trao đổi về cách sưu tầm tài liệu thiên tai ở địa phương.
Câu hỏi 2. Xác định các loại tài liệu lưu giữ thông tin về thiên tai ở địa phương.
Câu hỏi 3. Xây dựng công cụ khảo sát về thực trạng thiên tai ở địa phương em
Gợi ý đáp án
CH1:
- Tìm kiếm thông tin về thiên tai ở địa phương qua các loại tài liệu: bài báo, đoạn phim ngắn, ảnh chụp,...
- Khảo sát người dân về thiên tai ở địa phương: phiếu khảo sát, phỏng vấn,...
CH2:
- Số liệu thống kê về thiên tai và thiệt hại của thiên tai trong các bản báo cáo được đăng tải trên trang báo địa phương, trang mạng xã hội,... (thiệt hại về người, tài sản, công trình và môi trường).
- Ảnh chụp ghi lại cảnh tượng thiên tai và thiệt hại được lưu giữ trên các trang báo và trang mạng.
- Ảnh chụp của các cá nhân.
- Đoạn phim ngắn.
CH3:
Gợi ý:
Địa phương: Hà Nội
PHIẾU KHẢO SÁT (Thực trạng thiên tai ở địa phương) | ||||||
1. Mức độ thường xuyên của các hiện tượng thiên tai ở địa phương | ||||||
TT | Loại thiên tai | Chưa có (Chưa từng xảy ra) | Hiếm khi (Rất ít khi xảy ra) | Thỉnh thoảng (Khoảng 4 - 5 năm 1 lần) | Thường xuyên (Vài ba năm 1 lần) | Rất thường xuyên (Mỗi năm ít nhất 1 lần) |
1 | Lũ lụt | x | ||||
2 | Bão | x | ||||
2. Xác định mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương theo các mức sau: (1. Không thiệt hại; 2. Rất nhẹ; 3. Nhẹ; 4 Nặng; 5. Rất nặng) | ||||||
TT | Loại thiên tai | Con người | Tài sản | Công trình | Môi trường | |
1 | Lũ Lụt | 2 | 3 | 2 | 3 | |
2 | Bão | 3 | 3 | 3 | 4 | |
3. Những biện pháp mà địa phương đã sử dụng để phòng tránh thiên tai? A. Trồng rừng phủ xanh đồi trọc. B. Tăng cường truyền thông, giáo dục phòng tránh thiên tai cho người dân. C. Chủ động nâng cấp nhà cửa, công trình đảm bảo an toàn khi có thiên tai. D. Lập kế hoạch phòng tránh, ứng phó với thiên tai tại địa phương. E. Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai. G. Biện pháp khác: .................................... |
Nhiệm vụ 2. Sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương
Câu hỏi 1. Thực hiện sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương
Câu hỏi 2. Thiết kế bảng kết quả sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương
Câu hỏi 3. Chia sẻ kết quả sưu tầm tài liệu về thiên tai ở địa phương
Gợi ý đáp án
CH1 + CH2:
KẾT QUẢ SƯU TẦM Về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương | |||
TT | Tên bài báo, hình ảnh, video | Nội dung | Nguồn |
1 | Hà Nội đổ cơn mưa lớn khiến nhiều tuyến đường phố ngập lụt nặng, nhiều phương tiện di chuyển khó khăn | Báo Lao Động | |
2 | Bài báo: "Hình ảnh ngập lụt ở Chương Mỹ, Hà Nội như thể miền Trung mùa nước lũ" | Mưa lớn gây ra ngập lụt | Báo Sức khỏe & Đời sống |
3 | Bài báo "Hà Nội mưa lớn, đường phố ngập lụt, nhiều cây xanh đổ gục trên cao tốc" | Mưa lớn khiến nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngập ngang thân người. Trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có nhiều cây xanh gãy đổ gây mất an toàn giao thông. | Báo Lao Động |
4 | https://video.vnexpress.net/embed/v_355739 | Video ghi lại cảnh nhiều tuyến đường của Hà Nội bị ngập | Báo VNExpree |
CH3:
Học sinh tự chia sẻ kết quả sưu tầm
Nhiệm vụ 3. Viết báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương
Câu hỏi 1. Viết báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra
Câu hỏi 2. Chia sẻ báo cáo đã xây dựng
Gợi ý đáp án
CH1:
Các phần, mục | Gợi ý nội dung trình bày |
Trang bìa | Tên báo cáo; Tên trường, lớp; Tên người báo cáo; Nhóm; Giáo viên hướng dẫn; Địa điểm, thời gian thực hiện |
1. Mở đầu | Nêu khái quá về tình hình thiên tai ở địa phương |
2. Nội dung | |
2. 1. Các loại thiên tai thưởng xảy ra | Có thể trình bày như sau: Hình ảnh minh họa: |
2.2. Hậu quả (thiệt hại do thiên tai gây ra) | Có thể trình bày như sau: Hình ảnh minh họa: |
2.3. Các biện pháp phòng tránh | - Tùy vào thực trạng thiên tai và thực tiễn tại địa phương để để xuất các biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai sao cho phù hợp, hiệu quả. - Mỗi biện pháp trình bày: tên biện pháp, cách thực hiện. - Ví dụ: Biện pháp 1. Nghiên cứu các thiên tai xảy ra trong năm
|
3. Kết luận | Kết luận chung về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra ở địa phương. Yêu cầu trình bày ngắn gọn, súc tích, không quá năm dòng. |
Tài liệu tham khảo | Liệt kê tất cả các tài liệu sử dụng để viết báo cáo. Gắn trích dẫn trong bài báo cáo với tài liệu tham khảo. |
CH2:
Học sinh chia sẻ báo cáo đã xây dựng
Nhiệm vụ 4. Thiết kế sản phẩm truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương
Câu hỏi 1. Xác định và thiết kế sản phẩm truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương.
Câu hỏi 2. Chia sẻ sản phẩm đã thiết kế
Gợi ý đáp án
Học sinh tham khảo và thực hiện
Nhiệm vụ 5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương
Câu hỏi 1. Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Câu hỏi 2. Thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương theo kế hoạch đã xây dựng.
Gợi ý đáp án
Học sinh tham khảo và thực hiện theo kế hoạch trong SGK Hoạt động trải nghiệm 8 trang 62, 63