Trao đổi chất qua màng tế bào - Giải Sinh 10 Bài 10 Kết nối tri thức

Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào

Giải Sinh 10 trang 64 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Giải Sinh 10 Bài 10 Kết nối tri thức là tài liệu vô cùng hữu ích, giải chi tiết các câu hỏi phần Dừng lại và suy ngẫm, luyện tập và vận dụng trang 67, 68, 69, 70 .

Sinh 10 Kết nối tri thức bài 11 với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải bài tập từ đó học tốt môn Sinh học lớp 10 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 10 Trao đổi chất qua màng tế bào. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để xem toàn bộ câu trả lời nhé.

Dừng lại và suy ngẫm trang 67

Câu 1

Trao đổi chất ở tế bào là gì? Những loại chất nào có thể đi qua được lớp kép phospholipid, chất nào không? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Trao đổi chất ở tế bào là quá trình vận chuyển các chất ra, vào tế bào qua màng tế bào.

Những loại chất có thể đi qua được lớp kép phospholipid là các chất tan trong lipid, các chất có kích thước nhỏ, không phân cực.

Những loại chất không thể đi qua lớp kép phospholipid là các chất không tan trong lipid, các chất tan trong nước, phân cực.

Vì lớp phospholipid ở màng sinh chất sắp xếp thành lớp kép, đầu ưa nước quay ra ngoài, đuôi kị nước quay vào nhau, chúng có tính lưỡng cực do đó chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong lipid đi qua, các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh protein thích hợp mới ra vào được tế bào.

Câu 2

Nêu đặc điểm của vận chuyển thụ động. Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Thành phầnĐặc điểm chất khuếch tánCác yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán
Khuếch tán đơn giản
Khuếch tán tăng cường

Gợi ý đáp án

• Đặc điểm của vận chuyển thụ động:

- Vận chuyển thụ động là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp – xuôi chiều gradient nồng độ.

- Không tiêu tốn năng lượng.

- Các chất có thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid hoặc qua các protein xuyên màng.

• Phân biệt khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường:

Thành phần (màng tế bào) tham gia khuếch tán

Đặc điểm chất khuếch tán

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán

Khuếch tán đơn giản

Lớp kép phospholipid.

Không phân cực và có kích thước nhỏ.

Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

Khuếch tán tăng cường

Kênh protein chuyên biệt – protein xuyên màng.

Các chất không thể khuếch tán qua lớp kép phospholipid của màng tế bào như các ion, các chất phân cực, các amino acid,…

Không chỉ phụ thuộc vào tốc độ khuếch tán mà còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein đóng mở trên màng. Ngoài ra, sự khuếch tán của các ion qua các kênh protein còn phụ thuộc vào sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

Câu 3

Vì sao tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất?

Gợi ý đáp án

Do tế bào rễ cây có không bào trung tâm lớn, chứa nhiều chất tan nên có áp suất thẩm thấu cao hơn so với môi trường đất mà nước có xu hướng đi từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao nên tế bào rễ cây có thể hút được nước từ đất.

Câu 4

Thẩm thấu là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương? Giải thích.

Gợi ý đáp án

Thẩm thấu là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào.

Nếu tế bào thực vật và động vật được đưa vào dung dịch nhược trương thì nước từ bên ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào tạo nên một áp lực lên màng tế bào (tế bào động vật có thể vỡ), tế bào thực vật nhờ có thành tế bào tạo nên lực cản chống lại sự khuếch tán của các phân tử nước vào tế bào (nước chỉ đi vào một mức độ nhất định làm trương tế bào).

Dừng lại và suy ngẫm trang 68

Câu 1

Thế nào là vận chuyển chủ động?

Gợi ý đáp án

Vận chuyển chủ động là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

Câu 2

Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động

Gợi ý đáp án

Tiêu chí

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển chủ động

Chiều vận chuyển

Từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp

Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao

Nguyên lí

Theo nguyên lí khuếch tán

Không tuân theo nguyên lí khuếch tán

Con đường

Qua kênh protein đặc hiệu

Trực tiếp qua màng

Qua kênh protein đặc hiệu

Năng lượng

Không tiêu tốn năng lượng

Tiêu tốn năng lượng ATP

Luyện tập và vận dụng trang 70

Câu 1

Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Khái niệm

Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển

Đặc điểm chất được vận chuyển

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển

Vận chuyển thụ động

 

 

 

 

vận chuyển chủ động

 

 

 

 

Thực bào và xuất bào

 

 

 

 

Gợi ý đáp án

Khái niệm

Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển

Đặc điểm chất được vận chuyển

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển

Vận chuyển thụ động

- Là kiểu khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất thấp (xuôi chiều gradient nồng độ), không tiêu tốn năng lượng.

- Lớp kép phospholipid

- Kênh protein xuyên màng

- Có nồng độ cao hơn trong tế bào

- Phụ thuộc vào bản chất khuếch tán, sự chênh lệch nồng độ các chất bên trong và bên ngoài cũng như thành phần hóa học của lớp phospholipid kép.

- Khuếch tán tăng cường còn phụ thuộc vào số lượng kênh protein trên màng, sự chênh lệch về điện thế giữa hai phía của màng.

Vận chuyển chủ động

- Là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradient nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

- Kênh protein xuyên màng

- Có nồng độ thấp hơn trong tế bào

- Muốn bơm hoạt động, tế bào phải tiêu tốn năng lượng ATP.

Thực bào và xuất bào

- Thực bào là hình thức tế bào lấy các phân tử có kích thước lớn, thậm chí là cả một tế bào, nhờ sự biến dạng màng tế bào.

- Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào.

- Màng tế bào

- Protein thụ thể

- Các phân tử có kích thước lớn

- Cần có sự biến dạng của màng tế bào và cần sử dụng năng lượng.

Câu 2

Em hãy giải thích tại sao trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm?

Gợi ý đáp án

Trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm vì khi ướp muối, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường sẽ cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thực phẩm nên nước sẽ đi từ trong ra. Khi nước đi ra ngoài bớt thực phẩm khó bị thối, hỏng hơn.

Câu 3

Tại sao khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại?

Gợi ý đáp án

Cách 1

Khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại vì:

– Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên.

– Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên ngoài có thành dày hơn các tế bào bên trong nên nước hút vào không đều nhau, vách tế bào bên trong mỏng hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài.

Cách 2 

Khi bạn chẻ rau muống ra thành cọng nhỏ rồi ngâm vào nước thì những sợi rau sẽ cuốn tròn vào theo chiều vỏ xanh bên ngoài. Bởi vì khi bạn ngâm rau muống vào nước như thế mặc dù rau vẫn còn tươi nhưng vẫn có nước ngấm vào bên trong sợi rau do trong sợi rau có hàm lượng muối khoáng và chất dinh dưỡng cao hơn ở môi trường nước (hiện tượng thẩm thấu và thẩm tách) vì vậy chúng sẽ nở ra, nhưng do phía xanh bên ngoài chắc hơn nên ít bị nở ra, còn phía bên trong sẽ nở nhiều hơn nên nó làm cho sợi rau cong lại.

Câu 4

Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Em hãy giải thích hiện tượng trên.

Gợi ý đáp án

Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa.

Vì khi bị xâm nhập mặn, nồng độ chất tan ngoài môi trường cao hơn bên trong tế bào (môi trường ưu trương) nên nước từ bên trong tế bào của cây trồng sẽ đi ra ngoài khiến cho cây bị thiếu nước.

Liên kết tải về

pdf Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào
doc Sinh học 10 Bài 10: Trao đổi chất qua màng tế bào 1

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 10

Sinh học 10 KNTT

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK