Trắc nghiệm Sinh 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.
Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 37 bao gồm 32 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Thông qua tài liệu này giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 12 bài 37, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 37 (Có đáp án)
Câu 1: Khi nói về tuổi thọ, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tuổi của quần thể là tuổi trung bình của các cá thể trong quần thể.
B. Tuổi thọ sinh thái được tính từ lúc cá thể sinh ra đến khi chết vì các nguyên
nhân sinh thái.
C. Tuổi thọ sinh thái cao hơn tuổi thọ sinh lí và đặc trưng cho loài sinh vật.
D. Tuổi thọ sinh lí được tính từ lúc cá thể sinh ra cho đến khi chết đi vì già.
Đáp án:
Phương án phù hợp là C. Vì tuổi sinh lí thường cao hơn tuổi sinh thái.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
1. Cấu trúc tuổi của quần thể có thể bị thay đổi khi có sự thay đổi của điều kiện môi trường.
2. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể
3. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ đực:cái trong quần thể
4. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh trạng thái phát triển khác nhau của quần thể tức là phản ánh tiềm năng tồn tại và sự phát triển của quần thể trong tương lai
5. Trong tự nhiên, quần thể của mọi loài sinh vật đều có cấu trúc tuổi gồm 3
nhóm tuổi : tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản và tuổi sau sinh sản
6.. Cấu trúc tuổi của quần thể đơn giản hay phức tạp liên quan đến tuổi thọ
của quần thể và vùng phân bố của loài
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Đáp án:
Các kết luận đúng là : (1) (4) (6)
2 sai, không thể dựa vào cấu trúc tuổi để xác định kiểu gen của quần thể
3 sai, cấu trúc tuổi không phản ánh tỉ lệ đực : cái
5 sai, một só loài sinh vật không được chia nhóm như thế vậy. ví dụ như vi khuẩn : không có nhóm tuổi sau sinh sản vì sau khi phân chia (sinh sản) thì từ 1 vi khuẩn (tế bào) mẹ đã tạo ra 2 vi khuẩn con
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
A. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.
B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
Đáp án:
Tỷ lệ trước sinh sản thấp, tỷ lệ sau sinh sản cao → quần thể thuộc dạng đang suy
thoái
Đáp án cần chọn là: B
Câu 4: Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 50% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 30% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 20% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
A. Quần thể đang có xu hướng giảm số lượng cá thể.
B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái.
C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
Đáp án:
Tỷ lệ trước sinh sản cao, tỷ lệ sau sinh sản thấp→ quần thể thuộc dạng đang phát
triển.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản và đang sinh sản
B. trước sinh sản
C. đang sinh sản.
D. đang sinh sản và sau sinh sản
Đáp án:
Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh
sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm trước sinh sản và đang sinh sản
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhấtthuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản.
B. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản.
D. Chỉ có nhóm đang sinh sản.
Đáp án:
Các các thể thuộc nhóm trước và sau sinh sản sức đề kháng yếu hơn đang trong lứa
tuổi sinh sản → mức độ tử vong cao hơn
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
1. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển
2. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải
3. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt
4. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ
5. Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Đáp án:
Các nhận xét đúng là : (1),(2), (5)
Ý (3) sai vì: thời điểm I quần thể có nhiều cá nhỏ, nếu tiếp tục đánh bắt sẽ làm ảnh hưởng tới quần thể.
Ý (4) sai vì: thời điểm III , tỷ lệ cá thể sau sinh sản cao, có nghĩa là chưa khai thác hết tiềm năng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 9: Phân bố đồng đều giữa các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Điều kiện sống trong môi trường phân bố đồng đều và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Các cá thể của quần thể sống thành bầy đàn ở những nơi có nguồn sống dồi dào nhất.
Đáp án:
Phân bố đồng đều xảy ra khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh
gay gắt giữa các cá thể.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Một quần thể động vật được phân bố trong không gian như thế nào nếu mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó ?
A. Đồng đều
B. Ngẫu nhiên
C. Theo nhóm
D. Tuyến tính.
Đáp án:
Mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó → có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể tức phải có kiểu phân bố đồng đều.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 11: Loài nào sau đây có kiểu phân bố đồng đều
A. Đàn gà rừng.
B. Các loài sò sống trong phù sa.
C. Các loài sâu trên tán cây rừng.
D. Cây thông trong rừng
Đáp án:
Các cây thông trong rừng có kiểu phân bố đồng đều vì có sự cạnh tranh về ánh
sáng,.. giữa các cá thể.
A: là phân bố theo nhóm
B và C là phân bố ngẫu nhiên.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Những nhóm nào sau đây sẽ có nhiều khả năng phân bố đồոg đều?
A. sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ.
B. cá trê, phát triển chủ yếu ở các cạnh của hồ và suối
C. nհững cây nho lùn, là loài ký sinh trùng đặc hữu của cây rừng
D. cá hồi hồ, sống ở nơi nước lạnh, sâu với lượng oxy hòa tan lớn.
Đáp án:
Nhóm loài có nhiều khả năng phân bố đồոg đều là: sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ.
Do tập tính tích cực bảo vệ lãnh thổ của mình mà giữa các cá thể sẽ xảy ra sự cạnh tranh dẫn đến sự phân bố đồng đều lãnh thổ
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Tỉ lệ giới tính là?
A. tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể.
B. tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể.
C. tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể..
D. không xác định được vì chúng thay đổi liên tục.
Đáp án:
Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14: Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là?
A. Tỷ lệ giới tính.
B. Nhóm tuổi.
C. Mật độ.
D. Kích thước quần thể.
Đáp án:
Tỉ lệ giới tính là tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể
Đáp án cần chọn là: A
...............
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Trắc nghiệm Sinh 12 bài 37