Đề thi học kì 1 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều gồm 9 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra học kì 1 lớp 11 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 11 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 9 đề thi cuối học kì 1 lớp 11 năm 2023 - 2024 sách Cánh diều, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 11 Cánh diều năm 2023 - 2024
- 1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11
- 2. Đề kiểm tra cuối kì 1 Toán 11
- 3. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 11 Explore New Worlds
- 4. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11
1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 11
1.1 Đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cặp mắt anh lại đang nhìn xói vào cái mặt tôi đang được bàn tay anh dằn ngửa ra. Da mặt tôi cứ dày lên. Tôi nhắm mắt, rồi mở mắt. Mỗi lúc mở mắt, tôi không thể nhìn đi đâu khác cặp mắt anh. Trời ơi, có lẽ tôi ngồi trên ghế cắt tóc ở cái quán này đã một nửa thế kỷ? Chốc nữa, sắp tới, anh sẽ làm gì tôi đây?
- Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia! Bây giờ thì tấm hình tao đã được trưng trên các tạp chí hội họa của khắp các nước. Người ta đã trân trọng ghi tên mày bên dưới, bên cạnh mấy chữ: "Chân dung chiến sĩ giải phóng". Thật là danh tiếng quá!
- Tôi là một nghệ sĩ chứ có phải đâu là một anh thợ vẽ truyền thần, công việc nghệ sĩ là phục vụ cả một số đông người, chứ không phải chỉ phục vụ một người! Anh chỉ là một cá nhân, với một cái chuyện riêng của anh, anh hãy chịu để cho tôi quên đi, để phục vụ cho cái đích lớn lao hơn. Anh đã thấy đấy, bức "chân dung chiến sĩ giải phóng" đã đóng góp đôi chút vào công việc làm cho thế giới hiểu cuộc kháng chiến của chúng ta thêm!
"A ha! Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả... Có quyền lừa dối hả? Thôi, anh bước khỏi mắt tôi đi. Anh cút đi!".
Một bận, đến hai ngày liền tôi không thấy anh thợ của tôi làm việc. Cái quán cắt tóc bỏ vắng hai ngày liền. Sáng ngày thứ ba vẫn thế. Và lại thấy một người đàn bà ra dọn dẹp, chứ không phải bà cụ già lòa như mọi ngày. Tôi chạy sang. Chiếc ghế cắt tóc không còn nữa. Chỉ còn chiếc gương và mấy cái chai lọ. Người đàn bà hỏi tôi:
- Bác đến cắt tóc?
- Vâng.
- Nhà em mấy hôm nay đang dọn cái chỗ làm mới ở phố ngoài kia. Ngày mai xong. Xin mời bác đến.
Vợ anh có vẻ trạc tuổi gần ba mươi. Một khuôn mặt đàn bà hiền lành. Chị vừa nói vừa bóc tấm tranh của tôi ra. Tôi gợi chuyện.
- Bức tranh đẹp đấy chứ, chị nhỉ?
Người đàn bà hơi đỏ mặt, cuốn tấm tranh lại một cách cẩn thận. Lâu sau mới đáp:
- Anh nhà tôi bảo: Anh bộ đội trong tờ tranh này chính là người ta vẽ anh ấy. Hồi anh ấy còn ở bộ đội trong B. Cho nên mới mua về treo.
- Anh ấy nói với chị thế?
- Vâng.
- Hôm trước tôi đến cắt tóc ở đây có thấy một bà cụ...
- Là mẹ anh nhà tôi. Thế ra bác là khách quen?
- Vâng. Bà cụ bị tật lâu chưa?
- Thưa đã lâu. Đã chín năm nay.
- Vì sao?
- Bà cụ lòa đi cũng vì anh nhà tôi. Ngày đó bỗng nhiên có tin ra nhà tôi hy sinh. Bà cụ đâm ốm. Anh ấy là con một. Bà cụ nhớ anh ấy, nửa đêm cũng trở dậy đi lang thang. Cứ khóc hoài...
- Bà cụ lòa từ năm nào, chị biết không?
- Từ 69.
- Từ tháng mấy?
- Tôi cũng không nhớ thật rõ, có lẽ khoảng giữa năm.
Tôi ra đến Hà Nội vào đầu tháng ba năm ấy. Nếu tôi là một người tử tế ra thì không khéo bà cụ không bị lòa, không những thế mà tôi còn có thể làm cho bà cụ khỏe ra! Chính tôi đã làm cho bà mẹ anh trở thành mù lòa?
[…] Tôi quyết định phải trở lại cái quán kia. Tôi quyết định phải chường cái mặt mình ra, chứ không được lẩn tránh. Tôi không cho phép tôi chạy trốn. Bà cụ lại ngước mắt lên nhìn tôi như lần trước khuôn mặt đờ đẫn và hoan hỉ:
- Thưa ông đến cắt tóc?
- Vâng ạ!
Anh thợ cắt tóc nghe mẹ lên tiếng mới quay người lại. Tôi vừa kịp nhận ra được từ nơi cặp mắt vẫn còn trẻ của anh chiếu thẳng về phía tôi một cái nhìn ban đầu soi mói, ngạc
nhiên, rồi hơi nghiêm mặt lại. Nhưng những diễn biến phản ứng trên cái mặt người thợ chỉ diễn ra nhanh như một cái chớp mắt. Ngay sau đó anh lại trở lại cái vẻ mặt và cử chỉ từ tốn, điềm đạm, ân cần của một người thợ cắt tóc đứng đắn và yêu nghề.
Da mặt tôi tự nhiên dày cộm lên.
- Mời bác ngồi!
Tôi cố trấn tĩnh để khỏi run lập cập, bước tới ngồi vào cái ghế gỗ như một cái ghế tra điện.
- Bác vẫn cắt như cũ?
- Vâng.
…
"Lần này anh lại đối xử với tôi như lần trước đây?"
"Phải".
"Anh cũng không trách mắng, chỉ trán chỉ mặt tôi?"
"Không! Anh cứ yên tâm. Trước sau tôi vẫn coi anh là một nghệ sĩ tài năng đã có nhiều cống hiến cho xã hội".
"Bây giờ anh nói với tôi một điều gì đi, khuyên tôi một nhời đi!"
"Không".
"Tôi có phải cút khỏi đây không?"
"Không. Anh cứ đến đây. Tôi cắt cho anh kỹ lắm, anh biết đấy!"
Gần nửa năm, tôi đã để vào bức tranh sơn mài tất cả công sức và sự suy nghĩ, và trong suốt thời gian ấy, một đôi lần tôi cũng gợi lại chuyện cũ nhưng người thợ vẫn một mực cố tỏ ra chưa hề bao giờ quen biết tôi. Trở về làm một anh thợ cắt tóc cũng như lúc ở bộ đội, anh vẫn lẳng lặng sống như vậy để cho người chung quanh tự phán xét lấy những công việc đã làm. Lời đề nghị rụt rè của anh: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Bây giờ thì cái tác phẩm mới của tôi đã hoàn thành. Tôi đang đối mặt với chính mình, để viết những dòng này, như những lời chú giải cho một tác phẩm hội họa thể hiện một cái mặt người rất lớn: những luồng ánh sáng hàng nghìn nến từ phía trước và trên đầu chiếu thẳng xuống một nửa mái đầu tóc tốt rợp như một khu rừng đen bí ẩn, và một nửa mái tóc đã cắt, thoạt trông như một phần bộ óc mầu xám vừa bị mổ phanh ra. Phần bên dưới khuôn mặt như vẫn đang được giấu kín dưới một cái mặt nạ: dưới cằm và hai bên mép phủ kín bọt xà phòng.
Không trông rõ miệng, chỉ thấy một vệt mầu đen lờ mờ nổi bồng bềnh trên những đám bọt xà phòng. Và nổi bật trên cái khuôn mặt là đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc, đang nhìn vào nội tâm.
(Trích truyện ngắn Bức tranh, Nguyễn Minh Châu, tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,1983)
Câu 1. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ hai và ngôi thứ ba
Câu 2. Đoạn trích trên có sự xuất hiện của mấy nhân vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3. Bức tranh của người họa sĩ vẽ có tên là gì?
A. “Chân dung người chiến sĩ”
B. “Chân dung anh bộ đội cụ Hồ”
C. “Chân dung người chiến sĩ quả cảm”
D. “Chân dung chiến sĩ giải phóng"
Câu 4. Câu sâu thuộc kiểu câu nào phân theo mục đích nói?
“Đồ dối trá, mày hãy nhìn coi, bà mẹ tao khóc đã lòa cả hai mắt kia!”
A. Câu đơn
B. Câu ghép
C. Câu cảm thán
D. Câu cầu khiến
Câu 5. Vì sao bà mẹ (bà cụ) bị mù lòa cả hai mắt?
A. Bà cụ ốm một trận rất nặng rồi hai mắt lòa đi.
B. Bà cụ khóc thương tới lòa hai mắt khi nghe tin con trai hy sinh.
C. Bà cụ bị mù lòa hai mắt bẩm sinh.
D. Bà cụ gặp tai nạn khiến hai mắt bị mù lòa.
Câu 6. Trên cương vị là một người họa sĩ, nhân vật “tôi” là người như thế nào?
A. Là một nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc.
B. Là một nghệ sĩ nổi tiếng, với mong muốn vẽ được bức tranh để đời.
C. Là nghệ sĩ vẽ tranh kém nổi, sống nhờ nghề vẽ tranh.
D. Là nghệ sĩ tài ba, được học qua nhiều trường lớp và các họa sĩ nổi tiếng.
Câu 7. Sau khi biết lí do mẹ của anh thợ cắt tóc bị mù, nhân vật “tôi” có thái độ như thế nào?
A. Nhận ra lỗi lầm của bản thân và cảm thấy day dứt, trăn trở.
B. Chưa nhận ra lỗi lầm nhưng cảm thấy buồn thương.
C. Cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
D. Cảm thấy hoảng hốt, hồi hộp.
Câu 8 (0,5 điểm) Em hãy nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của anh thợ cắt tóc với nhân vật “tôi”.
Câu 9 (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về lời đề nghị rụt rè của anh thợ cắt tóc trong quá khứ được gợi lại từ dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”: Xin mọi người hãy tạm ngừng một phút cái nhịp sống bận bịu, chen lấn, để tự suy nghĩ về chính mình.
Câu 10 (1,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về người thợ cắt tóc trong đoạn trích “Bức tranh” của tác giả Nguyễn Minh Châu.
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Truyện ngắn “Bức tranh” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về các nhân vật trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu.
1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 11
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 | A. Ngôi thứ nhất | 0,5 điểm |
Câu 2 | D. 4 | 0,5 điểm |
Câu 3 | D. “Chân dung chiến sĩ giải phóng" | 0,5 điểm |
Câu 4 | C. Câu cảm thán | 0,5 điểm |
Câu 5 | B. Bà cụ khóc thương tới lòa hai mắt khi nghe tin con trai hy sinh. | 0,5 điểm |
Câu 6 | A. Là một nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc. | 0,5 điểm |
Câu 7 | A. Nhận ra lỗi lầm của bản thân và cảm thấy day dứt, trăn trở. | 0,5 điểm |
Câu 8 | + Xưng- hô: tao- mày à Thể hiện sự tức giận khi người họa sĩ đã gián tiếp khiến cho bà mẹ của anh bị mù lòa cả hai con mắt vì tưởng rằng anh đã hy sinh. + Xưng hô: tôi- bác/anh à Thái độ tôn trọng, khẳng định tài năng của người họa sĩ. | 0,5 điểm |
Câu 9 | HS đưa ra suy nghĩa của mình từ lời đề nghị của anh thợ cắt tóc trong quá khứ khi anh còn là một người chiến sĩ. | 1,0 điểm |
Câu 10 | Học sinh đưa ra ý kiến của mình về nhân vật người thợ cắt tóc trong đoạn trích “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu Học sinh trình bày trong một đoạn văn, có thể triển khai theo các kiểu đoạn văn diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. | 1,0 điểm |
Phần II. Viết (4,0 điểm)
Câu | Nội dung | Điểm |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân – Kết. | 0,25 điểm |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Truyện ngắn “Bức tranh” đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu khi ông chuyển hướng sáng tác sang kiểu nhân vật tư tưởng. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá về các nhân vật trong truyện ngắn “Bức tranh” của Nguyễn Minh Châu. | 0,25 điểm |
| c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau: HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được tác giả, tác phẩm; tiến hành phân tích những hành động, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện thông qua những chi tiết trong văn bản; đưa ra giá trị nội dung, nghệ thuật và tư tưởng, thông điệp của tác giả. Sau đây là một hướng gợi ý: - Giới thiệu hai nhân vật chính: + Người họa sĩ, đó là một anh chàng nghệ sĩ tài năng, anh ta vốn nghiêm túc với nghệ thuật và công việc. + Người thợ làm nghề cắt tóc sau thời gian đi bộ đội trở về. - Bức tranh truyền thần chân dung người chiến sĩ: chính là bức kí họa người chiến sĩ, anh họa sĩ đã vẽ bằng cả tài năng, tấm lòng và cảm xúc của mình - Lời hứa của anh nghệ sĩ với người chiến sĩ: anh ta đã không còn nhớ đến lời hứa - Sự nhận lỗi của anh họa sĩ với người chiến sĩ: Sau một quá trình đấu tranh dữ dội phải – trái, đúng – sai, nói ra – giấu kín, anh ta đã quyết định nhận lỗi với người chiến sĩ. - Nhận xét và đánh giá về ý nghĩa trong việc xây dựng hai hình tượng nhân vật: Đề cao sự chính trực, đạo đức của con người. Nghệ thuật phải sinh ra trong đạo đức và duy trì đạo đức để làm nghệ thuật | 3,0 điểm |
| d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 điểm |
| e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng. | 0,25 điểm |
| Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. |
1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ văn 11
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện kể | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100% | ||
Tỉ lệ % | 20% | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ I
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | Đọc hiểu | Truyện kể | Nhận biết: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại như: không gian, thời gian, câu chuyện, nhân vật, người kể chuyện ngôi thứ ba, người kể chuyện ngôi thứ nhất, sự thay đổi điểm nhìn, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết để có hướng vận dụng hiệu quả phù hợp. Thông hiểu: - Phân tích được một số yếu tố của truyện ngắn hiện đại. - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản. Vận dụng: - Rút ra bài học cuộc sống từ các nhân vật trong truyện. | 3TN | 5TN | 2TL | |
2 | Viết | Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng, đạo lí | Nhận biết: - Xác định được kiểu bài nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội. - Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận. Thông hiểu: - Tìm hiểu chi tiết vấn đề xã hội ấy, những điều chưa rõ cần giải thích và làm sáng tỏ. - Xác định tính thời sự và ý nghĩa của vấn đề xã hội đó đối với xã hội nói chung, thế hệ trẻ nói riêng. Vận dụng: - Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm cuộc sống để viết được văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của đề. - Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân. Vận dụng cao: - Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận. - Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng. | 1 TL* | |||
Tổng số câu | 3TN | 5TN | 2TL | 1 TL | |||
Tỉ lệ (%) | 20% | 40% | 30% | 10% | |||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
...............
2. Đề kiểm tra cuối kì 1 Toán 11
Để tham khảo toàn bộ các phần của tài liệu các bạn nhấn nút Tải về để có trọn bộ tài liệu.
3. Đề thi cuối kì 1 tiếng Anh 11 Explore New Worlds
3.1 Đề thi học kì 1 tiếng Anh lớp 11
SỞ GD-ĐT ………. TRƯỜNG THPT ………………… ------------ | ĐỀ THI CHÍNH THỨC - HỌC KỲ I MÔN THI: TIẾNG ANH 11 Explore New Worlds Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề |
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best combines each pair of sentences in the following questions.
Question 1: 'Don't be so disappointed Jane. You can take the driving test again,' said Helen.
A. Helen told Jane not to be disappointed and take the driving test again.
B. Helen encouraged Jane to take the driving test again.
C. Helen warned Jane not to be di3appointed' in order to take the driving test again.
D. Helen asked Jane not to be disappointed and offered her another driving test.
Question 2 Sue lives in the house. The house is opposite my house.
A. Sue lives in the house it is opposite my house.
B. Sue lives in the house which is opposite my house.
C. Sue lives in the house which is opposite her house.
D. Sue lives in the house which opposite my house.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that is closest in meaning to each of the following questions.
Question 3: 'Why not participate in the English Speaking Contest?'
A. He asked me to take part in the English Speaking Contest.
B. He told me not to participate in the English Speaking Contest.
C. He offered us to take part in the English Speaking Contest.
D. He suggested taking part in the English Speaking Contest.
Question 4: “The policeman said that the thief robbed the bank.”
A. The policeman congratulated the thief on robbing the bank.
B. The policeman thanked the thief for robbing the bank.
C. The policeman accused the thief of robbing the bank
D. The policeman warned the thief against robbing the bank.
Question 5: The weather is fine now, so we have a picnic.
A. We couldn’t have a picnic if the weather weren’t fine now.
B. If the weather had been fine now, we couldn’t have a picnic
C. If the weather isn’t fine now, we can have a picnic
D. We could have a picnic if the weather were fine now
Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions
Independence Day in the United State is observed annually on the Fourth of July. For most communities throughout the nation, the traditional celebration includes parades down the main streets, picnics with hot dogs and lemonade, and, of course, a fireworks display at night. In some town across the country, however, special events are planned in honour of the occasion.
In Bristol, Rhode Island, fire engine teams from communities throughout New England compete in a contest to sqquirt water from their fire hoses. Flafstaff, Arizona hosts a huge three-day powwow, including a rodeo for twenty Native American tribes. The annual Eskimo games with traditional kayar races are held in Kotzebue, Alaska. Two auto races are always scheduled for the Fourth , including a four-hundred-mile stock car event at the Daytona Intrnational Speedway in Daytona, Florida, and an annual auto race up the fourteen-thousand-foot precipice at Pike’s Peak in Colorado.
Several small towns celebrate in other unique ways. Hannibal, Missouri, the hometown of Mark Twain, invited the children to participate in fence-painting contest, re-enacting a scene from Twain’s novel Tom Sawyer. Lititz, Pennsylvania congregates in the Limits Springs Park to light thousands of candles and arrange them in various shapes and imagines.
Question 6: The underlines word them in paragraph 3 refers to……………………
A. shapes
B. imagine
C. children
D. candles
Question 7: The underlined word “ huge” in text could be best replace by
A. amusing
B. large
C. complicated
D. exciting
Question 8: With which of the following topics iis the passaage mainly concerned?
A. Small towns in America.
B. Tradional celebrations for the Fourth of July.
C. The origin of the Indepence Day
D. Holidays in the United States
Question 9: The author mentions all of the following as ways the Fourth of July is celebrated Except.
A. races
B. dances
C. parades
D. fireworks
Question 10: It can be inferred from the passage that
A. towns in the Unitesd States celebrate July Fourth in different ways because their regional customs
B. the Fourth of July is not celebrated in large cities in the United States.
C. although fireworks are not legal, they are displayed on the Fourth of July.
D. the Fourth of July is celebrated in Canada as well as in the United States.
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions.
Question 11: By the time I got into town, the shops …………………..
A. close
B. closed
C. had closed
D. have closed
Question 12:How many __________are there in the competition?
A. participates
B. participations
C. participants
D. participative
Question 13:Before Tet, supermarkets and shops are full _______ goods.
A. in
B. of
C. with
D. for
Question 14: Your friendship should be based on ______ trust.
A. suspicious
B. blind
C. basic
D. mutual
Question 15:Tet is really a time of fun and _______ throughout the country.
A. festivals
B. celebrations
C. preparations
D. holidays
Question 16: “ ------------- ” is often celebrated on people’s 25th wedding anniversaries.
A . Silver Anniversary
B. Diamond Anniversary
C . Golden Anniversary
D. Cotton Anniversary
Question 17: I remember _______ you before , but I have forgotten your name
A. meeting
B. to met
C. met
D. meet
Question 18: I lo
A. no one
B. someone
C. anyone
D. somebody
Question 19: All students denied ________ her.
A. having seen
B. of seeing
C. to see
D. having seeing
Question 20: If I sp
A. had studied
B. will study
C. would have studied
D. would study
Question 21: People believed that what they do on the first day of the year will _______ their luck during the whole year.
A. control
B. influence
C. exchange
D. result
Question 22: The final competition included the of three classes.
A. representatives
B. rules
C. judges
D. worksheets
Question 23: John insisted …………. Linda to the airport.
A. on to drive
B. driving
C. on driving
D. in driving
Question 24:
If I go shopping, I ________some food.
A. would buy
B. buy
C. will buy
D. would have bought
Question 25: If she ______ sick, she would have gone out with me to the party.
A. hasn't been
B. hadn't been
C. weren't
D. wasn't
Question 26:
The second solution is to provide safe, ______ birth-control methods.
A. expensive
B. inexpensive
C. expensively
D. inexpensively
.............
3.2 Đáp án đề thi học kì 1 Tiếng Anh 11
1-B 2-B 3-D 4C | 5-A 6-D 7-B 8-B | 9-B 10-A 11-C 12-C | 13-B 14-D 15-A 16-A | 17-A 18-C 19-A 20-D |
..............
4. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 11
4.1 Đề thi học kì 1 Địa lí 11 Cánh diều
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Câu 1. Trong các quốc gia sau đây, quốc gia nào là nước đang phát triển?
A. Trung Quốc
B. Ca-na-đa
C. Ô-xtrây-li-a
D. Anh
Câu 2. Các nước phát triển có
A. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
B. tuổi thọ trung bình dân cư cao.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi đang già đi.
D. Quá trình đô thị hóa diễn ra từ rất sớm.
Câu 3. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập vào năm nào sau đây?
A. 1995.
B. 1994.
C. 1989.
D. 1945.
Câu 4. Liên hợp quốc mục đích thành lập là
A. đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ quốc tế.
B. duy trì nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
C. hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và thịnh vượng ở khu vực.
D. hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do, minh bạch, thuận lợi.
Câu 5. Số lương thành viên của tổ chức EU hiện nay là
A. 24
B. 25
C. 23
D. 27
Câu 6. Đồng tiền chung của EU ra đời năm
A. 1999
B. 2000
C. 2002
D. 1992
Câu 7. Quốc gia nào sau đây nằm ở bộ phận Đông Nam Á lục địa
A. Ma-lai-xi-a.
B. Xin-ga-po.
C. Việt Nam.
D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 8. Đông Nam Á lục địa chủ yếu có khí hậu
A. cận nhiệt đới ẩm.
B. cận nhiệt đới khô.
C. ôn đới hải dương.
D. nhiệt đới gió mùa.
Câu 9. Kênh Xuy-ê nối liền
A. Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương.
B. Biển Đỏ với Địa Trung Hải.
C. Biển Đen với Ấn Độ Dương
Câu 10. Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo
A. Phật giáo
B. Thiên chúa giáo
C. Hồi giáo
D. Do thái giáo.
Câu 11. Lãnh thổ Hoa Kỳ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Đại Tây Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Thái Bình Dương.
Câu 12. Ở Hoa Kỳ, bang nằm giữa Thái Bình Dương là
A. Ha - oai.
B. A-la-xca.
C. Caliphoocnia.
D. Niu-Mê hi cô
Câu 13. Vùng lãnh thổ Hoa Kỳ có khí hậu cận cực là
A. Ha-oai
B. A-la-xca
C. Các bang phía Bắc.
D. Phía Tây bắc
Câu 14. Dân số Hoa Kỳ tăng nhanh chủ yếu do
A. tăng số người nhập cư.
B. tỉ suất sinh cao.
C. gia tăng tự nhiên cao.
D. tỉ suất tử thấp.
Câu 15. Phát biểu nào sau đây đúng về nền kinh tế Hoa Kỳ?
A. Giá trị GDP chiếm hơn 70% GDP của toàn thế giới .
B. Có tốc độ tăng GDP cao nhất so với các nước trên thế giới.
C. Giá trị GDP chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới.
D. Nông nghiệp có vai trò quan trọng nhất nền kinh tế.
Câu 16. Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Hoa Kỳ phát triển mạnh ở các bang
A. vùng đông Bắc
B. ven Thái bình Dương
C. vùng nội địa .
D. Alaxca và Ha-oai.
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a) Chứng minh được vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
b) Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí Hoa Kì đối với phát triển kinh tế-xã hội.
Câu 2 (3,0 điểm).
a) Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét vai trò của ngành dầu mỏ ở Tây Nam Á so với thế giới.
Trữ lượng dầu mỏ và tình hình sản xuất dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và thế giới năm 2020
Khu vực | Tổng trữ lượng (tỉ tấn) | Lượng dầu thô khai thác (triệu tấn) | Lượng dầu thô xuất khẩu (triệu tấn) |
Tây Nam Á | 113 | 1297 | 874 |
Thế giới | 244 | 4165 | 2108 |
b) Hãy giải thích tại sao Hoa Kỳ có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới.
4.2 Đáp án đề kiểm tra cuối kì 1 Địa lí 11
Mời các bạn xem thêm đáp án trong file tải về
4.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Địa lý 11
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
1 | - Sự khác biệt về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước - Toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và an ninh toàn cầu Khu vực Mỹ Latinh
| – Các nhóm nước – Sự khác biệt về kinh tế - xã hội – Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên – Dân cư, xã hội – Kinh tế – Cộng hoà Liên bang Brasil (Bra-xin): Tình hình phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội cần phải giải quyết | 4 | ||||||||
1,0 điểm | |||||||||||
2 | Liên minh châu Âu (EU) | – Một liên kết kinh tế khu vực lớn – Vị thế của khu vực trong nền kinh tế thế giới – Cộng hoà Liên bang Đức: Công nghiệp | 6 | 1.a* | 2.a* | 2.b* | |||||
3,0 điểm | |||||||||||
3 | Khu vực Đông Nam Á | – Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên – Dân cư, xã hội – Kinh tế – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Hoạt động kinh tế đối ngoại | |||||||||
4 | Khu vực Tây Nam Á | – Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên – Dân cư, xã hội – Kinh tế – Vấn đề dầu mỏ | 6 | 1.b | 2.a* | 2.b* | 3,0 điểm | ||||
5 | Hợp chúng quốc Hoa Kỳ | – Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên – Dân cư, xã hội – Kinh tế | |||||||||
| Tổng hợp chung | 40% - 4 điểm | 30% - 3 điểm | 20% -2 điểm | 10% - 1 điểm |
...............
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 1 môn Địa lý 11 Cánh diều