Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 9 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 9 Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST - Đề 1
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1: Lịch sử là những gì
A. đã diễn ra trong quá khứ.
B. đang diễn ra ở hiện tại.
C. sẽ xảy ra trong tương lai.
D. đã và đang diễn ra trong cuộc sống.
Câu 2: Để tính thời gian theo âm lịch người xưa đã
A. dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quay quanh Trái đất.
B. dựa vào sự di chuyển của trái đất quay quanh Mặt Trời.
C. dựa vào sự di chuyển của Mặt Trời quay quanh Trái đất.
D. dựa vào sự di chuyển của Trái đất quay quanh Mặt Trăng.
Câu 3: Những chiếc răng của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta?
A. Hà Nội, Phú Thọ,
B. Níu Đọ, Xuân Lộc, An Khê
C. Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai
D. Hà Nội, Phú Thọ
Câu 4: Công cụ lao động của Người tối cổ là gì?
A. Công cụ đá, ghè đẽo thô sơ
B. Rìu đá mài tinh xảo.
C. Lao, cung tên.
D. Cày, cuốc.
Câu 5: Mối quan hệ giữa xã hội trong thời nguyên thủy là
A. quan hệ bất bình đẳng.
B. quan hệ bình đẳng, làm chung ăn chung, hưởng thụ bằng nhau.
C. có sự phân biệt kẻ giàu, người nghèo.
D. giai cấp thống trị bóc lột giai cấp bị trị.
Câu 6: Kim tự tháp là công trình kiến trúc nổi tiếng của quốc gia nào?
A. Hy Lạp cổ đại.
B. Ấn Độ cổ đại.
C. Ai Cập cổ đại.
D. Trung Quốc.
Câu 7. Chữ viết đầu tiên của người Ai Cập cổ đại là
A. chữ triện.
B. chữ tượng ý.
C. chữ giáp cốt.
D. chữ tượng hình.
Câu 8: Công trình kiến trúc của người Lưỡng Hà được xem là một trong những kì quan của thế giới cổ đại
A. vườn treo Ba-bi-lon.
B. cung điện Um-ma.
C. cổng thành Ba-bi-lon.
C. Hộp gỗ thành Ua.
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1: (1.5 điểm) Vì sao xã hội nguyên thủy phương Đông không phân hóa triệt để?
Câu 2: (1.5 điểm) Bằng những kiến thức đã học về Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, em hãy:
a. Vai trò sông Nin đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại?
b. Kể tên những công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại còn tồn tại đến ngày hôm nay?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | C | A | B | C | D | A |
B. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | Vì sao xã hội nguyên thủy phương Đông không phân hóa triệt để | 1,5 |
| - Ở phương Đông, vào cuối thời nguyên thủy, do nhu cầu góp sức cùng sản xuất nông nghiệp - Ý thức chống giặc ngoại xâm nên cư dân thường sống quần tụ. - Mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, thân thiết => xã hội phân hóa không triệt để | 0.5 0.5 0.5 |
Câu 2 | Bằng những kiến thức đã học về Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại, em hãy: | 1,5 |
Vai trò của sông Nin đối với nhà nước Ai Cập cổ đại | - Cung cấp nguồn nước quan trọng cho đời sống và sản xuất. - Bồi đắp phù sa tạo nên đồng bằng châu thổ màu mỡ. - Huyết mạch giao thông chính nối tất cả các vùng Ai Cập cũng như nối Ai Cập với các nước láng giềng. - Tạo nên nền văn minh Ai Cập rực rỡ thời cổ đại. | 0.25 0.25 0.25 0.25 |
Kể tên công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại còn tồn tại đến ngày hôm nay | Kim tự tháp Kê - ốp | 0.5 |
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ chủ đề | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết (TNKQ) | Thông hiểu (TL) | Vận dụng (TL) | Vận dụng cao (TL) |
| |||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL |
| |||
Phân môn Lịch sử | |||||||||||
1 | TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ? | Lịch sử là gì? | 1TN | 2.5% | |||||||
Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? | |||||||||||
Thời gian trong lịch sử | 1TN | 2.5% | |||||||||
2 | THỜI NGUYÊN THUỶ | Nguồn gốc loài người | 1TN | 2.5% | |||||||
Xã hội nguyên thuỷ | 2TN | 5% | |||||||||
Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp | 1TL | 15% | |||||||||
3 | XÃ HỘI CỔ ĐẠI
| Ai Cập và Lưỡng Hà | 3TN | 1 TLa | 1 TLb | 20.25% | |||||
Tỉ lệ | 20% | 15% | 10% | 5% | 50% |
Bản đặc tả đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 | TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ? | 1. Lịch sử là gì? | Nhận biết - Nêu được khái niệm lịch sử - Nêu được khái niệm môn Lịch sử |
1 TN
|
|
|
|
2. Thời gian trong lịch sử | Nhận biết – Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,… | 1 TN
|
|
|
| ||
2
| THỜI NGUYÊN THUỶ
| 1. Nguồn gốc loài người | Nhận biết – Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. | 1TN |
|
|
|
2. Xã hội nguyên thuỷ
| Nhận biết – Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,...) trên Trái đất Thông hiểu – Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thuỷ. |
2TN |
|
|
| ||
3. Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ | Thông hiểu – Giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.
|
| 1 TL |
|
| ||
3 | XÃ HỘI CỔ ĐẠI | Ai Cập và Lưỡng Hà | Nhận biết – Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. – Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà Thông hiểu – Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. Vận dụng cao Kể tên những công trình kiến trúc Ai Cập cổ đại còn tồn tại đến ngày hôm nay | 3 TN*
| 1a TL*
| 1bTL
| |
Số câu/loại câu | 8 câu TNKQ | 1 câu TL | 1 câu a TL | 1 câu b TL | |||
Tỉ lệ % | 20% | 15% | 10% | 5% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST - Đề 2
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Chương/ Chủ đề | Nội dung/Đơn vị kiến thức | Mức độ đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng điểm, tỉ lệ % | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
1 | TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ? | – Lịch sử là gì? – Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử – Thời gian trong lịch sử | Nhận biết - Nêu được khái niệm lịch sử - Nêu được khái niệm môn Lịch sử. - Nêu được một số khái niệm thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,… Thông hiểu - Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu (tư liệu gốc, truyền miệng, hiện vật, chữ viết,…). Vận dụng - Tính được thời gian trong lịch sử (thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, sau Công nguyên, âm lịch, dương lịch,…). |
3 TN
| 1 TL* |
1/2 TL | 3,25 đ 32,5 % | |
2 | THỜI NGUYÊN THUỶ | – Nguồn gốc loài người – Xã hội nguyên thuỷ – Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp và sự chuyển biến, phân hóa của xã hội nguyên thuỷ | Nhận biết – Kể được tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. – Trình bày được những nét chính về đời sống của người thời nguyên thuỷ (vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội,...) trên Trái đất – Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. Thông hiểu – Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội người nguyên thuỷ. – Giải thích được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như của con người và xã hội loài người – Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp - Mô tả được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông – Giải thích được sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ – Giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông sang xã hội có giai cấp. Vận dụng cao - Nhận xét được vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. | 3 TN | 1 TL 1 TL 1 TL 1 TL 1 TL | 1/2 TL | 1,25 đ 12,5 % | |
3 | XÃ HỘI CỔ ĐẠI | - Ai cập, Lưỡng Hà cổ đại | Nhận biết – Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. – Kể tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, Lưỡng Hà Thông hiểu – Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. | 2 TN | 1TL | 0,5 đ 5% | ||
4 | BẢN ĐỒ: PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT | – Hệ thống kinh vĩ tuyến. Toạ độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ | Nhận biết - Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu. Vận dụng - Ghi được tọa độ địa lí của một địa điểm trên bản đồ. | 2TN* | 1TL* | 0,5 đ 5 % | ||
– Các yếu tố cơ bản của bản đồ | Nhận biết – Đọc được các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. Vận dụng – Xác định được hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ. – Biết tìm đường đi trên bản đồ. | 1TN* | 1TL* | 0,25 đ 2,5 % | ||||
– Các loại bản đồ thông dụng | Thông hiểu – Đọc và xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. | |||||||
– Lược đồ trí nhớ | Vận dụng – Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. | |||||||
5 | TRÁI ĐẤT – HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI | – Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời | Nhận biết – Xác định được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. | 1TN* | 0,25 đ 2,5 % | |||
– Hình dạng, kích thước Trái Đất | Nhận biết – Mô tả được hình dạng, kích thước Trái Đất | 2TN | 0,5 đ 5 % | |||||
– Chuyển động của Trái Đất và hệ quả địa lí | Nhận biết – Mô tả được chuyển động của Trái Đất: quanh trục và quanh Mặt Trời. Thông hiểu – Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực (múi giờ). – Trình bày được hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau – Trình bày được hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. Vận dụng – Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. – So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất. | 2TN | 1TL 1TL* | 1TL | 0,5 đ 5 %
2 đ 20 %
1 đ 10 %
| |||
Tổng |
| 16 TN | 2 TL | 2/2TL | 1/2TL | 10 điểm | ||
Tỉ lệ % |
| 40% | 35% | 20% | 5% | 100% | ||
Tỉ lệ chung | 75% | 25% | 100% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Chọn câu đúng nhất
Câu 1. Lịch sử được hiểu là
A. những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. sự hiểu biết của con người về quá khứ.
C. ghi chép lại những sự kiện lịch sử đã diễn ra.
D. quá trình hình thành, phát triển của lịch sử tự nhiên.
Câu 2: Môn lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về
A. lịch sử con người.
B. lịch sử loài người.
C. hoạt động của xã hội.
D. hoạt động của đất nước.
Câu 3: 1000 năm theo công lịch được gọi là
A. một thập kỷ.
B. một thế kỷ.
C. một thiên niên kỷ.
D. một năm
Câu 4. Dấu vết nào của Người tối cổ được tìm thấy ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên của Việt Nam?
A. Rìu tay.
B. Răng người tối cổ.
C. Công cụ được ghè đẽo thô sơ.
D. Vượn người hóa thạch.
Câu 5: Người tối cổ sống thành
A. Thị tộc.
B. Nhóm nhỏ.
C. Bầy.
D. Bộ lạc.
Câu 6: Tổ chức xã hội của người tinh khôn
A. Sống thành thị tộc, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
B. Sống thành nhóm nhỏ, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
C. Sống thành bầy, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
D. Sống thành bộ lạc, cùng chung dòng máu, làm chung, hưởng chung.
Câu 7: Năm 3200 năm TCN, nhà nước cổ đại nào sau đây ra đời?
A. Lưỡng Hà.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Ấn độ.
Câu 8: Làm các phép tính theo hệ đếm 60 là thành tựu của người
A. Ấn độ.
B. Trung Quốc.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 9. Kinh tuyến gốc là:
A. Đường Xích đạo.
B. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uých ở ngoại ô Luân Đôn (Anh).
C. Kinh tuyến 1800.
D. Kinh tuyến đi qua Xích đạo.
Câu 10. Bán cầu Bắc là nửa cầu nằm:
A. Bên trái kinh tuyến gốc.
B. Bên phải kinh tuyến gốc.
C. Bên trên đường Xích đạo.
D. Bên dưới đường Xích đạo.
Câu11: Để thể hiện một nhà máy trên bản đồ, người ta sử dụng loại kí hiệu nào?
A. Kí hiệu điểm.
B. Kí hiệu đường.
C. Kí hiệu diện tích.
D. Kí hiệu hình học.
Câu 12. Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 2.
B. Thứ 3.
C. Thứ 4
D. Thứ 5.
Câu 13. Trái Đất có dạng:
A. Hình cầu.
B. Hình vuông.
C. Hình tròn.
D. Hình bầu dục.
Câu 14. Độ dài bán kính Trái Đất tại xích đạo:
A. 6375 km.
B. 6376 km.
C. 6377 km.
D. 6378 km. .
Câu 15. Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng:
A. từ Đông sang Tây.
B. Từ Tây sang Đông.
C. Từ Bắc xuống Nam.
D. Cùng chiều quay của kim đồng hồ.
Câu 16. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời là:
A. 365 ngày 3 giờ.
B. 365 ngày 4 giờ.
C. 365 ngày 5 giờ.
D. 365 ngày 6 giờ.
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (1.5 điểm) Giới thiệu các nguồn sử liệu cơ bản để phục dựng lại lịch sử?
Câu 2. (1.5 điểm)
a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Thuộc thế kỷ nào? thiên niên kỷ bao nhiêu?
b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp.
Câu 3: (2 đ)Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất?
Câu 4: (1 đ) Mô tả sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | A | B | C | B | C | A | C | D | B | C | A | B | A | D | B | D |
B. TỰ LUẬN (6 điểm)
* Phần Lịch sử
Câu 1. (1.5 điểm) Các nguồn tư liệu để phục dựng lại lịch sử
Đáp án | Điểm |
-Tư liệu hiện vật là những di tích, vật dụng, đồ vật …của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất. | 0.5đ |
- Tư liệu chữ viết Là những bản ghi, tài liệu chép tay, sách được in, khắc chữ…, ghi chép tương đối đầy đủ về cuộc sống của con người. | 0.5đ |
- Là những câu chuyện dân gian (thần thoại, cổ tích...) được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác, phản ánh một phần về hiện thực lịch sử. | 0.25đ |
- Tư liệ Gốc là những tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kỳ lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất | 0.25đ |
Câu 2. (1.5 điểm)
a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Thuộc thế kỷ nào? thiên niên kỷ bao nhiêu?
b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp
Đáp án | Điểm |
a. (1,0 điểm) Em hãy tính xem, Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là bao nhiêu năm? Cuộc KN diễn ra ở thế kỷ mấy? Thiên niên kỷ bao nhiêu? | |
Khởi Nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, cách năm nay (2022) là 1.982 năm | 0,5 |
Cuộc KN diễn ra thuộc thế kỷ thứ nhất, thiên niên kỷ I | 0,5 |
b. (0.5 điểm) Nhận xét vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp | |
Học sinh nhận xét theo diễn đạt của các em, nhưng yêu cầu cần rút ra được - Kim loại xuất hiện có vai trò to lớn, kim loại để chế tạo công cụ lao động => diện tích trồng trọt phát triển, năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa, xã hội bị phân hóa. | 0.5đ |
* Phần Địa lí
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 3 (2,0 đ) | Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái Đất - Do Trái đất có dạng hình cầu nên Trái Đất chỉ được chiếu sáng có một nửa: + Nửa được chiếu sáng là ngày. + Nửa khuất trong bóng tối là đêm. - Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm | 0,5 0,25 0,25 1,0 |
Câu 4 (1,0đ) | Mô tả sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. - Sự chuyển động của Trái đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. - Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động của vật thì: + ở nửa cầu bắc vật bị lệch về bên phải. + ở nửa cầu nam vật bị lệch về bên trái
|
0,25 0,25 0,25 0,25 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST - Đề 3
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức Mức độ nhận thức | Mức độ | Tổng | % tổng điểm | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Số CH | Thời gian (phút | |||||||
Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | Số CH | Thời gian (phút) | TN | |||||
1 | Tại sao cần học lịch sử | Lịch sử là gì? | 1 | 1 | 2 | 0.5 | |||||
Dựa vào đâu để dựng lịch sử | 1 | 1 | 2 | 0.5 | |||||||
Thời gian trong lịch sử | 1 | 1 | 2 | 0.5 | |||||||
2 | Thời nguyên thủy | Nguồn gốc loài người | 1 | 1 | 2 | 1.25 | |||||
Xã hội nguyên thủy | 1 | 1 | 2 | ||||||||
Tổng số câu | 4 | 4 | 2 | 10 | 5.0 | ||||||
Tổng số điểm | 1 | 1 | 3 | 5 | |||||||
Tỉ lệ (%) | |||||||||||
Tỉ lệ chung (%) |
Bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | ||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | ||||
1 2 | Tại sao cần học lịch sử | Lịch sử là gì? | Nhận biết: Nêu được khái niệm lịch sử, môn lịch sử Thông hiểu: Hiểu được câu nói nổi tiếng của Bác Hồ về lịch sử Vận dụng: Lý giải được vì sao cần học lịch sử và phân tích ý nghĩa của bộ môn lịch sử | 1 (câu 1) | 1 (câu 5) | |
Dựa vào đâu để dựng lịch sử | Nhận biết: Nêu được tên các nguồn tư liệu Thông hiểu: Lý giải thế nào là "tư liệu lịch sử", "tư liệu truyền miệng", "tư liệu hiện vật" và "tư liệu chữ viết" | 1 (câu 2) | 2 (câu 6) | |||
Thời gian trong lịch sử | Nhận biết: Nêu được cách tính thời gian trong lịch sử: thập niên, thế kỉ, thiên niên kỉ và cách tính thời gian trước và sau CN Thông hiểu: Hiểu nguyên tắc của phép làm lịch : dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quanh trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm Vận dụng cao: Giải thích được các vấn đề liên quan trong thực tế | 3 (Câu 3) | 1 (Câu 7) | |||
Thời nguyên thủy | Nguồn gốc loài người | Nhận biết: - Nêu được nguồn gốc của loài người - Thời gian xuất hiện của các dạng người Thông hiểu: - Trình bày được quá trình tiến hóa của loài người | 2 (câu 4) | 1 Câu 9 | ||
Xã hội nguyên thủy | Nhận biết: - Nêu được các mốc phát triển của xã hội nguyên thủy Thông hiểu: - Trình bày được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy Vận dụng cao: Thực nghiệm quy trình chế tác công cụ của người nguyên thủy | 1 (Câu 8) | 1 (Câu 10) | |||
Sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy | Vận dụng: phân tích được nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy | |||||
Tổng | 4 | 4 | 2 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phần I. Trắc nghiệm (2.0đ)
Em hãy khoanh vào ý đúng nhất
Câu 1. Lịch sử là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. những gì đã diễn ra hiện tại.
C. những gì đã diễn ra.
D. bài học của cuộc sống.
Câu 2. Truyện “Thánh Gióng” thuộc nguồn tư liệu nào?
A.Truyền miệng.
B. Chữ viết.
C. Hiện vật.
D. Không thuộc các tư liệu trên.
Câu 3. Năm 179 TCN cách ngày nay (năm 2021) bao nhiêu năm?
A. 1839 năm.
B. 1840 năm.
C. 2195 năm.
D. 2200 năm.
Câu 4. Loài người là kết quả của quá trình tiến hóa từ
A. Người tối cổ
B. Vượn
C. Vượn người
D. Người tinh khôn
Câu 5: “Dân ta phải biết sử ta"
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là câu nói của ai:
A. Phạm Văn Đồng
B. Tôn Đức Thắng
C. Võ Nguyên Giáp
D. Hồ Chí Minh
Câu 6. Tư liệu hiện vật là
A. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất
B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại
C. đồ dùng mà thấy cô giáo em sử dụng để dạy học
D. bản ghi chép, nhật ký hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ
Câu 7. Người xưa dựa vào đâu để làm ra lịch?
A. Sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất
B. Sự chuyển động lên xuống của thủy triều
C. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời.
D. Sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
Câu 8: Công xã thị tộc là
A. một nhóm người không cùng huyết thống, sống cạnh nhau.
B. một nhóm người có quan hệ huyết thống, sinh sống cùng nhau
C. một nhóm người không cùng huyết thống, sống cách xa nhau.
D. một nhóm người sống chung với nhau.
Phần II: Tự luận (3.0đ)
Câu 9: (1.0đ) Nêu tên gọi và thời gian các giai đoạn tiến hóa của loài người?
Câu 10: (2,0 điểm). Trình bày đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Phần I. Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. ( 2.0đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
ĐA | A | A | D | C | D | A | D | B |
Phần II: Tự luận ( 3.0 đ)
Câu | Đáp án | Điểm |
9 | Quá trình tiến hóa của loài người trải qua 3 giai đoạn : Vượn người (Cách ngày nay 6 triệu năm) Người tối cổ (Cách ngày nay 4 triệu năm) Người tinh khôn (Cách ngày nay 15 vạn năm) | 0.5 0.5 |
10 | Trình bày đặc điểm đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước ta. - Về đời sống vật chất: + Biết ghè đẽo, mài đá làm một số công cụ lao động: rìu, cuốc, chày, bôn… - Về đời sống tinh thần: + Trong các di chỉ, người ta đã tìm thấy nhiều viên đất nung có dùi lỗ và xâu thành chuỗi, nhiều vỏ ốc biển được mài thủng, có thể xâu dây làm đồ trang sức, những bộ đàn đá, vòng tay,... + Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí. + Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức. + Tình cảm gia đình, cộng đồng gắn bó, có đời sống tâm linh + Trong nhiều hang động, người ta đã phát hiện các mộ táng, có chôn theo công cụ và đồ trang sức. | 0.5 0.5 0.25 0.25 0.5 |
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 CTST - Đề 4
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
Cấp độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |
Phân môn Lịch sử | Biết được Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ. Biết được câu nói của Bác Hồ ”Dân ta...Việt Nam” | Hiểu và phân biệt được các loại tư liệu lịch sử Hiểu lí do vì sao phải học Lịch sử | Vận dụng để tính được thời gian trong lịch sử Vận dụng kiến thức đã học đưa ra chính kiến của mình. | ||
Số câu: 5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % | 2 câu TN 0,5 điểm
| 1 câu TN 0,25 điểm ½ câu TL 1 điểm | 1 câu TN 0,25điểm ½ câu TL 1 điểm | ||
Phân môn Địa lí |
| ||||
Chương 1: Bản đồ, phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất | Xác định được trên bản đồ kinh tuyến gốc, xích đạo | Biết đọc các kí hiệu bản đồ | Tính được khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. | Tính được khoảng cách trên bản đồ dựa vào khoảng cách thực tế và TLBĐ | |
Số câu:5 Số điểm ;3,5 Tỉ lệ : 35 % | 2 câu TN 0,5 điểm | 2 câu TN 0,5 điểm | 1/2 câu TL 1 điểm | 1/2 câu TL 1,5 điểm | |
Chương 2: Trái Đất- Hành tinh của Hệ Mặt Trời | Xác định được vị trí, mô tả hình dạng Trái Đất | Mô tả được các chuyển động của Trái Đất | Tính được giờ ở các địa phương khác nhau | Tính được giờ ở các địa phương khác nhau khác ngày. | |
Số câu:5 Số điểm: 3,5 Tỉ lệ : 35 % | 2 câu TN 0,5 điểm | 2 câu TN 0,5 điểm | 1/2 câu TL 1,5 điểm | 1/2 câu 1 điểm | |
TSC: 15 TSĐ: 10 Tỉ lệ 100% | 6 câu 1,5 điểm 15% | 5,5 câu 2,25 điểm 22,5% | 2,5 câu 3,75 điểm 37,5% | 1 câu 2,5 điểm 25% |
Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1: Lịch sử là
A. Tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
B. Tất cả những gì đang xảy ra trong hiện tại
C. Tất cả những gì sắp xảy ra trong tương lai.
D. Là một sự kiện có chọn lọc đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 2: Đâu không phải là tư liệu lịch sử?
A. Tư liệu hiện vật
B. Tư liệu chữ viết
C. Tư liệu truyền miệng
D. Hóa chất, dụng cụ xét nghiệm
Câu 3: Một cổ vật được chôn dưới đất từ năm 178 TCN, đến năm 1990 thì được các nhà khảo cổ khai quật được. Vậy cổ vật đó đã được chôn dưới đất bao nhiêu năm?
A. 1812 năm
B. 1843 năm
C. 2168 năm
D. 2199 năm
Câu 4: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” là của ai?
A. Võ Nguyên Giáp
B. Hồ Chí Minh
C. Nông Đức Mạnh
D. Phạm Minh Chính
Câu 5. Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến
A. đi qua thủ đô Pa ri (Pháp)
B. đi qua ngoại ô Luân đôn (Anh)
C. đi qua thủ đô Tô –ki- ô ( Nhật Bản)
D. đi qua thủ đô Bắc Kinh ( Trung Quốc)
Câu 6. Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến
A. 00
B. 300
C. 600
D. 900
Câu 7. Để thể hiện các dòng sông trên bản đồ, loại kí hiệu được dùng là
A. Kí hiệu diện tích
B. Kí hiệu điểm
C. Kí hiệu đường
D. Cả 3 loại trên
Câu 8. Kí hiệu điểm được dùng để thể hiện đối tượng nào sau đây
A. Đường sắt
B. Quốc lộ
C. Vùng trồng lúa
D. Trường học
Câu 9. Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
A. Thứ 2
B. Thứ 3
C. Thứ 4
D. Thứ 5
Câu 10. Hình dạng của Trái Đất là
A. Hình vuông
B. Hình tròn
C. Hình e líp
D. Hình cầu
Câu 11. Hướng chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất là
A. Từ Tây sang Đông
B. Từ Đông sang Tây
C. Từ Bắc xuống Nam
D. Từ Nam lên Bắc
Câu 12. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời 1 vòng là
A. 360 ngày
B. 365 ngày
C. 366 ngày
D. 365 ngày 6 giờ
II. Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử là những gì đã xảy ra, nó là những chuyện đã qua nên không cần phải học” Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
Câu 2:
a. Hai điểm A-B trên bản đồ có khoảng cách là 7,5cm, vậy trên thực tế hai điểm đó có khoảng cách là bao nhiêu biết bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 2500.000.
b. Trên thực tế 2 điểm M-N có khoảng cách là 250 km, vậy trên bản đồ có tỉ lệ 1:2000.000 hai điểm đó cách nhau bao nhiêu cm?
Câu 3:
a. Một trận đấu bóng đá ở Việt Nam được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ ngày 12/10/2021. Hỏi lúc đó ở Nhật Bản và Ai Cập là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào?
(Biết Việt Nam ở khu vực giờ số 7, Nhật Bản số 9 và Ai Cập số 2)
b. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 01/01/2021, bạn Hùng ở Hà Nội gọi điện cho bạn Minh ở Niu-Ooc để chúc mừng năm mới 2021. Hỏi lúc đó là mấy giờ của ngày, tháng, năm nào ở Niu-Ooc?
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6
I . Phần trắc nghiệm: 3,0 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án đúng | A | D | C | B | B | A |
Câu | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án đúng | C | D | B | D | A | D |
II. Phần tự luận: 7,0 điểm
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | Có ý kiến cho rằng: “Lịch sử là những gì đã xảy ra, nó là những chuyện đã qua nên không cần phải học” Theo em ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao? | 2 điểm |
- Ý kiến trên là sai - Vì: + Học Lịch sử để giúp ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và rộng hơn là cả dân tộc, nhân loại. + Học Lịch sử còn giúp ta rút ra những bài học kinh nghiệm về sự thành công hay thất bại trong quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. | 0,5 điểm 0,75 điểm 0,75 điểm | |
2 | a. Hai điểm A-B trên bản đồ có khoảng cách là 7,5cm, vậy trên thực tế hai điểm đó có khoảng cách là bao nhiêu biết bản đồ đó có tỉ lệ là 1: 2500.000. | 1 điểm |
Trên thực tế 2 điểm A-B cách nhau là: 7,5 x 2500.000 = 18750000 cm Đổi 18750000 cm = 187,5 km | 0,75 điểm 0,25 điểm | |
b. Trên thực tế 2 điểm M-N có khoảng cách là 250 km, vậy trên bản đồ có tỉ lệ 1:2000.000 hai điểm đó cách nhau bao nhiêu cm? | 1, 5 điểm | |
Đổi 250 km = 25000000 cm Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2000.000, hai điểm M-N cách nhau số cm là: 25000000: 2000000 = 12,5 cm | 0,5 điểm 1 điểm | |
3 | a. Một trận đấu bóng đá ở Việt Nam được truyền hình trực tiếp lúc 20 giờ ngày 12/10/2021. Hỏi lúc đó ở Nhật Bản và Ai Cập là mấy giờ, ngày, tháng, năm nào? (Biết VN ở khu vực giờ số +7, Nhật Bản số +9 và Ai Cập số +2) | 1,5 điểm |
- Nhật Bản ở KV giờ số +9, VN ở KV giờ số +7, giờ Nhật Bản sớm hơn giờ VN là 2 giờ. Khi VN là 20 giờ ngày 12/10/2021 thì Nhật Bản là 20+2 = 22 giờ cùng ngày. | 0,75 điểm | |
- Ai Cập ở KV giờ số +2, VN ở KV giờ số +7, giờ ở Ai Cập chậm hơn giờ VN là 5 giờ. Khi VN là 20 giờ ngày 12/10/2021 thì Ai Cập là 20-5=15 giờ cùng ngày. | 0,75 điểm | |
b. Vào lúc 8 giờ sáng ngày 01/01/2021, bạn Hùng ở Hà Nội gọi điện cho bạn Minh ở Niu-Ooc để chúc mừng năm mới 2021. Hỏi lúc đó là mấy giờ của ngày, tháng, năm nào ở Niu-Ooc? (Biết VN ở khu vực giờ số +7, Niu-Ooc ở khu vực giờ số -5) | 1 điểm | |
VN ở khu vực giờ số +7, Niu-Ooc ở khu vực giờ số -5 nên giờ của Việt Nam sẽ sớm hơn giờ ở Niu-Ooc là : 7- (-5) = 12 giờ Khi VN là 8 giờ ngày 01/01/2021 thì ở Niu-Ooc là: (8+24) -12 = 20 giờ ngày 31/12/2020. ( HS có thể làm cách khác nhưng kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa) | 0,5 điểm 0,5 điểm |
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 6 Chân trời sáng tạo