Văn mẫu lớp 10: Mở bài Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử tuyển chọn 8 mẫu siêu hay gồm mở bài nâng cao, gián tiếp trực tiếp. Mở bài Mùa xuân chín ấn tượng ngắn gọn, súc tích, vừa thể hiện sự hiểu biết về lí luận văn học, sẽ có được cảm tình của người chấm.
Mùa xuân chín là bài thơ hay của Hàn Mặc Tử đã khắc họa bức tranh mùa xuân tươi đẹp tràn đầy sức sống. Bức tranh ấy được gợi lên với đầy đủ màu sắc, đường nét, âm thanh của thiên nhiên và con người. Vậy sau đây là 8 mở bài Mùa xuân chín hay áp dụng với mọi đề văn mời các bạn tham khảo. Bên cạnh mở bài Mùa xuân chín các bạn xem thêm: cảm nhận Mùa xuân chín, phân tích khổ 1 Mùa xuân chín.
Mở bài Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 1
Không biết mùa xuân có tự bao giờ và thơ xuân có tự bao giờ, chỉ biết người ta sinh ra đã có mùa xuân đẹp đầy sức sống và thổi vào các hồn thơ, sống trong cuộc đời, nếu thiếu đi mùa xuân, thiếu đi những câu thơ xuân thì thật buồn. Hôm qua, hôm nay và ngày mai kia lại có những vần thơ xuân cho con người, cho cuộc sống. Và hôm qua đã có Hàn Mặc Tử với "Mùa xuân chín" khi cảm xúc trong con người lữ khách đó đã đến độ tràn đầy.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 2
Khi nhắc đến Hàn Mặc Tử, nhà thơ Chế Lan Viên từng nói rằng: "Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa, rực rỡ của mình". Ông đã để lại cho thơ ca Việt Nam rất nhiều bài thơ hay và ý nghĩa. Hồn thơ Hàn Mặc Tử được coi là hồn thơ "điên" cất lên từ số phận bất hạnh với những ám ảnh về "trăng" và "máu". Nhưng trong tác phẩm "Mùa xuân chín", thi nhân đã đem đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thiên nhiên mùa xuân căng tràn sức sống. Từ đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát khao giao cảm với đời, với người mãnh liệt của ông.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 3
Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng lẻ, lạ mắt. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ “Mùa xuân chín” là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của thi sĩ.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 4
Tạo hóa đã cho chúng ta được chào đón bốn mùa của đất trời, mỗi mùa đều mang tới một cảm xúc, một vẻ đẹp riêng biệt. Mùa hạ mang vẻ đẹp rực rỡ, sôi động. Mùa thu là sự nên thơ, dịu dàng, khiến lòng người man mác buồn. Mùa đông tuy lạnh lẽo nhưng lại giúp chúng ta được quây quần gần nhau hơn bên bếp lửa ấm áp. Nhưng có lẽ mùa xuân là mùa được mong chờ nhất trong một năm tuần hoàn của thời gian vì nó mang tới sự sinh sôi, tràn ngập sức sống cho sự vật và là mùa khởi đầu cho một năm mới đến. Chính vì vậy, mùa xuân đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho văn chương. Trong số những tác phẩm viết về mùa xuân, thật thiếu sót lớn khi không nhắc tới bài “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử. Tác phẩm đã góp phần làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử, được xếp ở phần Hương thơm trong tập “Đau thương”, được sáng tác trước năm 1937 của tác giả.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 5
Mùa xuân - mùa của sự sinh sôi nảy nở đã đi vào trang văn của biết bao thế hệ thi sĩ với những nét đẹp khác nhau. Đôi lúc mùa xuân với bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh của Thanh Hải, có khi lại là mùa xuân một đi không trở lại với những nét đẹp khó quên trong nhưng dòng thơ của Xuân Diệu.. Còn với Hàn Mặc Tử thì mùa xuân chính là những làn nắng nhẹ nhàng chiếu rọi lên giàn thiên lí trên mái nhà tranh.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 6
Hàn Mặc Tử là một thi sĩ có phong cách thơ rất riêng biệt, độc đáo. Ông để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng như Gái Quê, Thơ Điên hay Chơi Giữa Mùa Trăng. Bài thơ "Mùa xuân chín" là một bài thơ tiêu biểu, góp phần làm nên tên tuổi của nhà thơ.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 7
Mùa xuân – qua nét phóng bút tài hoa của Hàn Mặc Tử, bỗng trở nên duyên dáng và có sức cuốn hút lạ thường. Xuân như thiếu nữ mơn mởn đào tơ, tràn căng sức sống, song xuân không hiện lên rõ nét mà cứ huyền ảo, như thực như hư. Không thể chỉ đọc từng câu từng chữ mà cảm được bài thơ Mùa xuân chín. Cần cảm thụ quyện hòa từng luồng cảm giác.
Mở bài Mùa xuân chín - Mẫu 8
Han Maktu là thi sĩ có phong cách thơ rất riêng và lạ mắt. Ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ nổi tiếng, như “Gái quê”, “Những bài thơ điên”, “Chơi vơi trong cung trăng”, v.v. “Mùa Xuân Đã Chín” là bài thơ tiêu biểu góp phần làm nên tên tuổi của thi sĩ.