Trang chủ Học tập Lớp 8 Đề thi học kì 2 Lớp 8

TOP 8 Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lý 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

8 Đề kiểm tra học kì 2 lớp 8 môn Lịch sử - Địa lí (Có ma trận, đáp án)

Đề thi Lịch sử Địa lí lớp 8 cuối kì 2 năm 2033 - 2024 gồm 8 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 bao gồm sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức và Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề đa dạng gồm cả đề 40% trắc nghiệm kết hợp 60 tự luận và 30% trắc nghiệm kết hợp 60 tự luận.

TOP 8 Đề kiểm tra cuối kì 2 Lịch sử Địa lí 8 sẽ giúp các em học sinh rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 8 đề thi Lịch sử Địa lí lớp 8 cuối kì 2 có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 8 trong quá trình học tập, ôn luyện tại nhà được tốt hơn để đạt được kết quả cao trong bài thi học kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 8 đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 năm 2023 - 2024 mời các bạn tải tài liệu tại đây.

TOP 8 Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lý 8 năm 2023 - 2024

1. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lý 8 Chân trời sáng tạo

1.1 Đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8

UBND HUYỆN ………

TRƯỜNG THCS ……. .

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

I. Trắc nghiệm (3.0 điểm)

Câu 1. Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp, tầng lớp nào?

A. Giai cấp nông dân
B. Giai cấp công nhân
C. Tầng lớp tri thức
D. Giai cấp tư sản

Câu 2. Đông Ti-mo là thuộc địa của nước nào nửa sau thế kỉ XIX?

A. Bồ Đào Nha
B. Pháp
C. Hà Lan
D. Anh

Câu 3. Nhà Nguyễn được thành lập vào năm nào?

A. 1804
B. 1803
C. 1802
D. 1801

Câu 4. Một kiệt tác văn học bằng chữ Nôm của nước ta vào nửa đầu thế kỉ XIX là:

A. Lục Vân Tiên
B. Truyện Kiều
C. Đại Nam
D. Gia Định

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào không diễn ra ở thời Nguyễn?

A. Khởi nghĩa Lí Bí
B. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi
C. Khởi nghĩa Nông Văn Vân
D. Khởi nghĩa Cao Bá Quát

Câu 6. Tranh dân gian nổi tiếng đầu thế kỉ thứ XIX là:

A. Tranh Hàng Trống
B. Tranh Đông Hồ
C. Tranh Đồ Thế
D. Tranh Kính Huế

Câu 7. Khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta?

A. Băng cháy
B. Dầu mỏ
C. Muối biển
D. Sa khoáng

Câu 8. Vùng biển nước ta có bao nhiêu loài cá?

A. Hơn 5000 loài cá
B. Hơn 4000 loài cá
C. Hơn 3000 loài cá
D. Hơn 2000 loài cá

Câu 9. Ở vùng biển nước ta ngoài năng lượng gió còn có nguồn năng lượng nào nữa để xây dựng nhà máy điện?

A. Năng lượng thủy triều
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng Mặt Trăng
D. Năng lượng sinh vật

Câu 10. Có bao nhiêu bể trầm tích mà nước ta đang thăm dò ở vùng thềm lục địa?

A. 6
B. 7
C. 8
D. 9

Câu 11. Phốt pho phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
B. Đảo Bạch Long Vĩ
C. Đảo Lý Sơn
D. Mũi Cà Mau

Câu 12. Dải bờ biển nào sau đây có nhiều bãi tắm đẹp?

A. Từ Lai Châu đến Cao Bằng
B. Các tỉnh Tây Nguyên
C. Từ Khánh Hòa đến Bình Thuận
D. Từ Lào Cai đến Hòa Bình

II. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1 (0.5 điểm) Em hãy cho biết khởi nghĩa Bãi Sậy địa bàn hoạt động ở đâu? và do ai lãnh đạo?

Câu 2 (1.5 điểm) Bằng sự hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau:

Thời gian

Diễn biến chính

Ngày 1/9/1858

Tháng 2/1859

Ngày 17/2/1859

Ngày 24/2/1861

Tháng 6/1862

Câu 3 (1.0 điểm) Em hãy tìm 2 điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương để hoàn thành bảng sau:

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Câu 4 (0.5 điểm) Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại những bài học gì cho chúng ta ngày nay?

Câu 5 (0.5 điểm) Cho biết những thuận lợi đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ở biển Đông

Câu 6 (1.5 điểm): Em hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng biển đảo nước ta.

Câu 7 (1.0 điểm): Em hãy cho biết đảo Vân Đồn, quần đảo Cô Tô, đảo Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?

Câu 8 (0.5 điểm): Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo?

1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

A. Trắc nghiệm (3.0 điểm - mỗi ý đúng được 0.25đ)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

A

C

B

A

B

B

D

A

C

A

C

B. Tự luận (7.0 điểm)

Câu

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm

1

(0.5 điểm)

Em hãy cho biết khởi nghĩa Bãi Sậy địa bàn hoạt động ở đâu? và do ai lãnh đạo?

- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật

- Địa bàn: Phủ Khoái Châu (nay Hưng Yên)

0.25

0.25

2

(1.5 điểm)

Bằng sự hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, em hãy hoàn thành bảng sau:

Thời gian

Diễn biến chính

Ngày 1/9/1858

Liên quân Pháp -Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam

Tháng 2/1859

Pháp buộc phải rút phần lớn binh lực, chuyển quân vào Gia Định

Ngày 17/2/1859

Quân Pháp tấn công thành Gia Định

Ngày 24/2/1861

Quân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa

Tháng 6/1862

Triều đình Huế kí hiệp ước Nhâm Tuất

0.5

0.25

0.25

0.25

0.25

3

(1.0 điểm)

Em hãy tìm 2 điểm khác nhau của khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương để hoàn thành bảng sau:

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình.

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Thời gian tồn tại

29 năm

10 năm

Lãnh đạo

Nông dân

Văn thân, sĩ phu

Địa bàn hoạt động

Chủ yếu ở Yên Thế và một số tỉnh Bắc Kỳ

Các tỉnh Trung Kỳ và Bắc Kỳ

1.0

Tùy theo câu trả lời của HS cho điểm

4

(0.5 điểm)

Trào lưu cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX để lại những bài học gì cho chúng ta ngày nay?

+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

+ Tiến hành cải cách toàn diện, có hệ thống với thái độ quyết tâm.

+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

0.5

HS nêu được 2 ý đạt điểm tối đa

5

(0.5 điểm)

Cho biết những thuận lợi đối với phát triển kinh tế của Việt Nam ở biển Đông

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

0.25

0.25

6

(1.5 điểm)

Em hãy trình bày đặc điểm địa hình vùng biển đảo nước ta.

- Địa hình ven biển rất đa dạng, bao gồm: các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ,...

- Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung.

- Có nhiểu đảo và quần đảo, trong đó có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

0.5

0.5

0.5

7

(1.0 điểm)

Em hãy cho biết đảo Vân Đồn, quần đảo Cô Tô, đảo Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?

Đảo Vân Đồn – Tỉnh Quảng Ninh

Quần đảo Cô Tô – Tỉnh Quảng Ninh

Đảo Cát Hải – TP. Hải Phòng

Đảo Bạch Long Vĩ – TP. Hải Phòng

0.25

0.25

0.25

0.25

8

(0.5 điểm)

Tại sao phải khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên vùng biển và hải đảo?

- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao và bảo vệ môi trường.

- Môi trường biển là không bị chia cắt được nên một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.

0.25

0.25

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

Xem chi tiết ma trận và bản đặc tả trong file tải về

2. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức

Lưu ý: Đây chỉ là đề thi học kì 2 phân môn Lịch sử

2.1 Đề thi Lịch sử Địa lí 8 cuối kì 2

PHẦN I: PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I.Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau.

Câu 1: Giai cấp công nhân quốc tế ra đời trong thời gian nào?

A. Những năm 30- 40 của thế kỉ XIX
B. Những năm 40- 50 của thế kỉ XIX
C. Những năm 50- 60 của thế kỉ XIX
D. Những năm 60- 70 của thế kỉ XIX

Câu 2: Năm 1842, chính quyền Mãn Thanh đã ký với TD Anh bản Hiệp ước gì?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. Hiệp ước Nam Kinh
C. Hiệp ước Tân Sửu
D. Hiệp ước Bắc Kinh

Câu 3: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?

A. Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.
B. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đình trệ.
C. Tài chính cạn kiệt, nhân dân đói khổ.
D. Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

Câu 4: Năm 1858, khi xâm lược thực dân Pháp đã tấn công nơi nào đầu tiên tại Việt Nam?

A. Huế.
B. Gia Định
C. Hà Nội
D. Đà Nẵng

Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1883- 1892)?

A. Tôn Thất Thuyết.
B. Nguyễn Thiện Thuật.
C. Phan Đình Phùng.
D. Cao Thắng.

Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là…

A. bảo vệ cuộc sống tự do.
B. giữ đất, giữ làng.
C. bảo vệ độc lập dân tộc.
D. giữ đấtm giữ làng, bảo vệ cuộc sống tự do.

Câu 7: Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam làm cho kinh tế Việt Nam xuất hiện yếu tố gì mới?

A. Kinh tế TBCN từng bước được du nhập vào Việt Nam.
B. Kinh tế TBCN phát triển mạnh ở Việt Nam.
C. Kinh tế TBCN phát triển bền vững ở Việt Nam.
D. Kinh tế TBCN phát triển và phá vỡ nền kinh tế phong kiến ở Việt Nam.

Câu 8. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp được tiến hành ở Việt Nam trong khoảng thời gian nào?

A. 1895 - 1918
B. 1896 - 1914
C. 1897 - 1914
D. 1898 - 1918

II.Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1. (1.5 điểm)

Vì sao Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là điểm mở đầu cho quá trình xâm lược Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm)

Bằng sự hiểu biết của em về phong trào chống Pháp trong những năm 1885- 1896, em hãy:

a. So sánh cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?

b. Từ sự thất bại của phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế, có thể rút ra bài học gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm )(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

D

B

D

A

C

TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(1,5đ)

* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên là vì :

+ Đà Nẵng nằm ở phần trung bộ, nối liền hai miền Nam Bắc, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

+ Đà Nẵng là cảng nước sâu, rộng, vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.

+ Đà Nẵng chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.

0,5

0,5

0,5

2.a

(1,0đ)

* Giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn.

* Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế

Phong trào Cần Vương

Khởi nghĩa Yên Thế

1.Mục đích:

Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến

Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân

2.Thời gian tồn tại- Địa bàn hoạt động

Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam

Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Diễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất

Diễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang

3. Lực lượng lãnh đạo/tham gia:

Các sĩ phu văn thân yêu nước.

Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân

Nông dân

4.Phương thức/Tính chất:

Khởi nghĩa vũ trang

Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.

Cũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến

Phong trào nông dân mang tính tự phát

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

2.b

(0,5đ)

Bài học rút ra cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay:

- Cần hiểu rõ được tình hình quốc tế và trong nước để đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đất nước phồn thịnh, tạo tiềm lực cho việc bảo vệ tổ quốc…

- Phát huy tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của các tầng lớn nhân dân, cọi trọng yếu tố sức dân, phát huy nội lực dân tộc…

0,25

0,25

2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

Xem chi tiết ma trận đề thi trong file tải về

3. Đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8 Cánh diều

Đề thi Lịch sử - Địa lý lớp 8 học kì 2

UBND HUYỆN ………

TRƯỜNG THCS ……. .

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2023 – 2024

MÔN: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề gồm có . . . . . câu - 02 trang

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng

Câu 1. Nhà Nguyễn đặt kinh đô ở đâu?

A. Thăng Long
B. Hoa Lư
C. Phú Xuân
D. Cổ Loa

Câu 2. Nhà Nguyễn ban hành bộ luật có tên là gì?

A. Hình thư
B. Hoàng Việt luật lệ
C. Quốc triều hình luật
D. luật Hồng Đức

Câu 3. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập?

A. Hiệp ước Hắc-măng (1883)
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)

Câu 4. Ai là người đã gửi các bản “thời vụ sách” lên vua Tự Đức?

A. Nguyễn Lộ Trạch
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Trần Đình Túc
D. Nguyễn Huy Tế

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình.
B. Khởi nghĩa Hương Khê
C. Khởi nghĩa Bãi Sậy
D. Khởi nghĩa Yên Thế

Câu 6. Ai là người đã lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu Cần vương?

A. Hoàng Hoa Thám
B. Phan Đình Phùng
C. Đinh Công Tráng
D. Tôn Thất Thuyết

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do giai cấp, tầng lớp nào lãnh đạo?

A. Trí thức, tiểu tư sản
B. Nhà nho yêu nước
C. Nông dân
D. Công nhân

Câu 8. Xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới nào vào cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX?

A. Nông dân, công nhân
B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân
C. Nông dân
D. Địa chủ phong kiến

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1. (2 điểm) Trình bàycác chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục. Thực dân Pháp thực hiện các chính sách đó nhằm mục đích gì ?

Câu 4. (1 điểm) Lập bảng so sánh khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (lãnh đạo, mục đích, phương thức đấu tranh, tính chất)?

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 (0,25 điểm). Việt Nam có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo xa bờ là:

A. quần đảo Hoàng Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) và quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).
B. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
C. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Nha Trang).
D. quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Nha Trang) và quần đảo Trường Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng).

Câu 2 (0,25 điểm). Ý nào sau đây đúng với đặc điểm khí hậu vùng biển nước ta?

A. Có tính chất cận xích đạo gió mùa.
B. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 20°C.
C. Nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ vùng biển phía bắc xuống vùng biển phía nam.
D. Lượng mưa trung bình trên biển thấp hơn lượng mưa trung bình trên đất liền nước ta.

Câu 3 (0,25 điểm). Yếu tố tự nhiên của môi trường biển ở nước ta gồm:

A. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển.
B. nước biển, đê biển, thềm lục địa và đáy biển, đa dạng sinh học biển, bờ biển.
C. nước biển, bờ biển và các bãi biển, thềm lục địa và đáy biển, giàn khoan dầu khí.
D. nước biển, bờ biển và các bãi biển, cảng biển, đa dạng sinh học biển, đê biển.

Câu 4 (0,25 điểm). Những khoáng sản có giá trị bậc nhất ở vùng biển và thềm lục địa nước ta đang được khai thác là:

A. cát và ti – tan.
B. đá vôi và đồng.
C. dầu mỏ và khí tự nhiên.
D. băng cháy và cát.

Câu 5 (0,25 điểm). Nhân tố mang tính quyết định tạo nên nền văn minh lúa nước châu thổ sông Hồng là:

A. địa hình.
B. đất đai màu mỡ.
C. vị trí địa lí.
D. con người.

Câu 6 (0,25 điểm). Châu thổ sông Hồng được bồi đắp chủ yếu bởi:

A. phù sa biển của vịnh Bắc Bộ.
B. phù sa biển ven bờ Biển Đông.
C. phù sa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
D. phù sa hệ thống sông Hồng và sông Đà.

Câu 7 (0,25 điểm). Hai nhánh chính của sông Cửu Long:

A. sông Tiền và sông Hậu.
B. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.
C. sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây. .
D. sông Ông Đốc và sông Cửa lớn.

Câu 8 (0,25 điểm). Hiện nay, nhiều nơi ở ven biển châu thổ sông Cửu Long bị sụt lở mạnh, nguyên nhân là:

A. nền đất vùng ven biển của châu thổ ngày càng kém bền vững.
B. bề mặt châu thổ bị hạ thấp do các tác động nội lực.
C. biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm.
D. lưu lượng nước sông Mê Kông ngày càng lớn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

LƯU LƯỢNG NƯỚC TRUNG BÌNH CỦA SÔNG HỒNG (TRẠM SƠN TÂY), CỦA SÔNG MÊ KÔNG (TRẠM MỸ THUẬN – SÔNG TIỀN) Ở CÁC THÁNG TRONG NĂM

(Đơn vị: m³/s)

ThángLưu lượng nước sông

Sông Hồng

(Trạm Sơn Tây)

Sông Cửu Long

(Trạm Mỹ Thuận – sông Tiền)

11,31813. 570
21,1006. 840
39141,570
41,0711,638
51,8932,920
64,69210,360
77,98618,860
89,24621,400
96,69027,500
104,12229,000
112,81322,000
121,74623,030

a. Vẽ biểu đồ thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Cửu Long.

b. Giải thích vì sao chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng.

Câu 2 (1,0 điểm).

a. Trình bày đặc điểm tài nguyên du lịch biển của nước ta.

b. Có ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ nguồn và không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người”. Ý kiến đó có đúng hay không? Vì sao.

Đáp án đề thi cuối kì 2 Lịch sử - Địa lí 8

I. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

Trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

D

A

B

D

C

B

B. Tự luận (3,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

(2,0đ)

1. - Các chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa giáo dục.

* Kinh tế:

- Dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền trồng lúa và cây công nghiệp.

- Tập trung khai thác mỏ;xây dựng một số nhà máy, xí nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu của chính quyền thực dân như: xi măng, điện nước, xay xát gạo...

- Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam, tăng cường bóc lột bằng các loại thuế, đặt nhiều thứ thuế mới.

- Mở mang một số tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển.

* Văn hóa, giáo dục

- Chú trọng truyền bá văn hóa phương Tây, tìm cách hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc.

- Đào tạo một lớp người thân Pháp làm chỗ dựa cho công cuộc thống trị và khai thác thuộc địa. Mở một số trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.

2- Mục đích:

- Nhằm vơ vét, sức người, sức của của nhân dân Đông Dương ... Pháp muốn kinh tế Việt Nam là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc vào tư bản Pháp.

- Nhằm đào tạo đội ngũ tay sai, thực hiện mục đích nô dịch và ngu dân.

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(1đ)

Lập bảng so sánh khởi nghĩa nông dân Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:

Tiêu chí

KN Yên Thế

PT Cần Vương

Lãnh đạo

Nông dân

Văn thân, sĩ phu

Mục đích

Tự vệ, bảo vệ cuộc sống của mình

Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến.

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang.

Khởi nghĩa vũ trang

Tính chất

Tự phát

Là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến.

Có 4 tiêu chí, mỗi tiêu chí đúng là 0,25 đ

II. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
BBACDCAC

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng và sông Mê Kông.

(Lưu ý: Học sinh cần chia tỉ lệ đúng theo số liệu đã cho, chính xác, chú thích đầy đủ, ghi tên biểu đồ. Thiếu một mục sẽ trừ 0,25 điểm).

b. Chế độ nước sông Cửu Long lại điều hòa hơn chế độ nước của sông Hồng:

* Đối với sông Cửu Long:

- Lưu vực sông có dạng hình lông chim, diện tích lớn, độ dốc lòng sông nhỏ. Địa hình thấp cộng với hệ thống kênh rạch chằng chịt có tác dụng phân lũ nhanh sang các khu vực xung quanh.

- Ngoài ra Biển Hồ có tác dụng điều hòa chế độ nước sông, sông đổ ra biển theo nhiều cửa sông khiến cho nước lũ thoát nhanh.

* Đối với sông Hồng:

- Lưu vực sông Hồng có dạng nan quạt, khi lũ xảy ra thường có sự phối hợp của dòng chính với các dòng phụ lưu, gây lũ lớn.

- Hình thái lưu vực sông Hồng có dốc nhiều ở phần thường nguồn và trung du, dốc ít ở hạ du, lũ sông Hồng lên nhanh nhưng xuống chậm. Vì chỉ có cửa sông nên khả năng thoát nước chậm hơn so với sông Cửu Long.

Câu 2:

a. Đặc điểm tài nguyên du lịch biển ở nước ta:

- Dọc bờ biển nước ta có khoảng 120 bãi biển, bãi cát phẳng, nhiều bãi tắm đẹp.

- Các đảo và quần đảo của nước ta cũng có giá trị du lịch rất lớn như: vịnh Hạ Long, đảo Phú Quốc. . . .

b. Nêu ý kiến cá nhân

- Ý kiến “Bảo vệ môi trường biển là bảo vệ nguồn sống và không gian sinh tồn vô cùng quan trọng của con người” là ý kiến đúng.

- Bởi vì:

+ Môi trường biển cung cấp năng lượng dồi dào cho con người. (VD: sức nước, muối, thủy hải sản. . . ).

+ Môi trường biển cũng góp phần làm giàu nền du lịch của nước ta.

+ Con người cũng dùng môi trường biển để vận chuyển hàng hóa.

...................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Lịch sử Địa lí 8

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK