Bộ đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 - 2024 gồm 8 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật lớp 10 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.
Đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 10 năm 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 8 đề kiểm tra GDKT&PL 10 giữa kì 2 năm 2023 - 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: bộ đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10, bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10.
Bộ đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
- 1. Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo
- 2. Đề thi giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
- 3. Đề thi giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
1. Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10 Chân trời sáng tạo
1.1 Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
1.1 Đề thi giữa kì 2 môn GDKT&PL 10
PHÒNG GD&ĐT…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 |
I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 2: Dựa vào cơ sở nào sau đây để nhà nước xây dựng pháp luật?
A. Ý thức của con người.
B. Hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
C. Quy tắc xử sự cao đẹp của xã hội.
D. Hệ thống những quy định của người có học thức cao.
Câu 3: Các tổ chức, cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình, làm những gì mà pháp luật quy định phải làm. Nội dung này thể hiện hình thức nào sau đây của pháp luật?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 4: Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?
A. 13 chương, 122 điều.
B. 11 chương, 120 điều.
C. 14 chương, 123 điều.
D. 12 chương, 121 điều.
Câu 5: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
A. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
B. Cộng hoà hỗn hợp.
C. Cộng hoà nghị viện nhân dân.
D. Cộng hoà dân chủ nhân dân.
Câu 6: Công dân sử dụng pháp luật để
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
B. làm điều mình muốn.
C. bảo vệ quyền lợi của mình.
D. tự do làm những điều mình thích.
Câu 7: Quy trình làm, sửa đổi Hiến pháp Việt Nam bao gồm mấy bước được quy định trong Hiến pháp?
A. 8 bước.
B. 7 bước.
C. 5 bước.
D. 6 bước.
Câu 8: Theo Hiến pháp 2013 thì lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng núi và vùng trời.
B. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
C. đất liền, hải đảo, vùng biển và núi.
D. đất liền, vùng núi, vùng biển và vùng trời.
Câu 9: Văn bản quy phạm pháp luật là?
A. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, thủ tục quy định trong Luật này.
B. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
C. Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
D. Văn bản có chứa pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Câu 10: Văn bản dưới luật nào thấp nhất trong sơ đồ hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Nghị quyết của HĐND cấp Huyện.
B. Nghị quyết của HĐND cấp Tỉnh.
C. Quyết định của UBND cấp Huyện.
D. Quyết định của ủy ban nhân dân cấp xã.
Câu 11: Nội dung nào sau đây thuộc cấu trúc hệ thống pháp luật?
A. Quy tắc xử sự chung.
B. Chế định pháp luật.
C. Quy định chung ở nhiều nơi.
D. Áp dụng với tất cả các đối tượng.
Câu 12: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân tổ chức là
A. thực hiện pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 13: Hiến pháp 2013 khẳng định bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tất cả quyền lực nhà nước thuộc về ai?
A. Nhân dân.
B. Công nhân.
C. Trí thức
D. Nông dân.
Câu 14: Phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lí xã hội là
A. kế hoạch.
B. pháp luật.
C. nội quy.
D. quy định.
Câu 15: Tính đến nay nước ta có bao nhiêu bản Hiến pháp?
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Văn bản luật do cơ quan nào ban hành?
A. Đảng.
B. Nhà nước.
C. Hội đồng nhân dân.
D. Quốc hội.
Câu 17: Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?
A. Cơ quan thuế ra quyết định xử phạt đối với hộ kinh doanh trốn thuế.
B. Người kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
C. Người kinh doanh không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước.
D. Công dân A gửi đơn tố cáo công ty Vedan thải chất thải ra môi trường.
Câu 18: Em hãy cho biết ý kiến nào sau đây đúng?
A. Chỉ có công dân tham gia các hoạt động kinh tế mới cần đến pháp luật.
B. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ lợi ích của một nhóm người trong xã hội.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
D. Công dân khi đủ 18 tuổi trở lên mới phải thực hiện đúng pháp luật.
Câu 19: Hiến pháp năm 2013 là bản Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đất nước gắn với
A. công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
B. hiện đại hóa đất nước.
C. hòa bình độc lập, dân tộc.
D. xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.
.............
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 môn GDKT&PL 10
I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
1 | D | 6 | A | 11 | B | 16 | D | 21 | B | 26 | D |
2 | B | 7 | A | 12 | A | 17 | A | 22 | D | 27 | B |
3 | B | 8 | B | 13 | A | 18 | C | 23 | B | 28 | D |
4 | B | 9 | C | 14 | B | 19 | D | 24 | A | ||
5 | A | 10 | D | 15 | B | 20 | A | 25 | A |
II. Phần đáp án câu tự luận:
Câu 1 (2 điểm): Em hãy liệt kê một số quy định pháp luật để thấy rằng pháp luật có tính quy phạm phổ biến.
Câu 2 (1 điểm)Tình huống: Sau khi học xong bài “ Giới thiệu về Hiến Pháp” bạn A thắc mắc: Việc sửa đổi Hiến pháp là do Quốc hội quyết định thì cần gì phải lấy ý kiến của nhân dân.
Nếu em là bạn của A,em sẽ giải đáp thắc mắc của A như thế nào?
..............
2. Đề thi giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
2.1 Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
PHÒNG GD&ĐT…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 LỚP 10 NĂM 2023 - 2024 Bài thi môn: Ngữ văn lớp 10 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian phát đề) |
Câu 1. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Chủ tịch nước.
Câu 2. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí
A. cao nhất.
B. thông dụng nhất.
C. thấp nhất.
D. quy tắc nhất.
Câu 3. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 4. Chủ thể nào sau đây là người ký bản Hiến pháp?
A. Chủ tịch quốc hội.
B. Chủ tịch nước.
C. Tổng bí thư.
D. Phó chủ tịch nước.
Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước
A. độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
B. tự do, bình đẳng, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
C. độc lập, theo chế độ tư bản chủ nghĩa và thống nhất.
D. độc lập, theo chế độ xã hội chủ nghĩa, lãnh thổ chia cắt.
Câu 6. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 7. Theo Hiến pháp 2013, mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị
A. nghiêm trị.
B. quản lí.
C. thúc quản.
D. tố cáo.
Câu 8. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.
Câu 9. V thích sưu tầm hình ảnh, tư liệu, hiện vật về biển đảo Việt Nam. Sau một thời gian tích cực tìm kiếm, V sưu tầm được một số tư liệu quý về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các thế hệ đi trước. V thấy trên mạng có thông báo về cuộc thi “Tìm hiểu chủ quyền biển đảo Tổ quốc”, thấy đây là cuộc thi rất có ý nghĩa nên V đã đăng ký tham gia. Trong trường hợp trên V cần làm gì để tuyên truyền cuộc thi rộng rãi hơn?
A. V cần vận động các bạn trong lớp tích cực tham gia.
B. Để mọi người tự biết và tìm hiểu cuộc thi.
C. V cần chuẩn bị đủ kiến thức để tham gia cuộc thi.
D. V có thể giữ cho riêng mình để cơ hội có giải cao hơn.
Câu 10. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
B. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân.
C. liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.
D. liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Câu 11. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền con người được cơ quan nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
D. Nhà nước.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
A. sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
B. thư tín, điện thoại, điện tín.
C. tự do ngôn luận.
D. bất khả xâm phạm chỗ ở.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
Câu 15. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về
A. thu nhập hợp pháp.
B. tài nguyên rừng.
C. nguồn lợi ở vùng biển.
D. tài nguyên khoáng sản.
Câu 16. Xem trộm điện thoại của người khác là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. tự do ngôn luận.
C. bất khả xâm phạm về thân thể.
D. bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 17. Nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản
A. công.
B. cá nhân.
C. riêng.
D. đi kèm.
Câu 18. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, giáo dục bắt buộc là bậc nào sau đây?
A. Đại học.
B. Trung học Cơ Sở.
C. Tiểu học.
D. Trung học phổ thông.
Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?
A. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.
B. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế cạnh tranh công bằng, bình đẳng với nhau.
C. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, bao gồm cả Nhà nước, nhân dân.
D. Nước ta có nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Câu 20. Phương án nào sau đây theo Hiến pháp 2013 quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với lĩnh vực khoa học, công nghệ?
A. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.
B. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
C. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
D. Thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
Câu 21. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Nhà nước không thu học phí đối với cấp học nào sau đây?
A. Giáo dục mầm non.
B. Giáo dục tiểu học.
C. Giáo dục trung học.
D. Giáo dục đại học.
Câu 22. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm những cơ quan nào sau đây?
A. Cơ quan lập pháp , cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Hội đồng nhân dân và cơ quan kiểm sát.
C. Cơ quan lập pháp, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị xã hội.
D. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ và cơ quan Tòa án.
Câu 23. Quốc hội quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế thể hiện chức năng nào của Quốc hội?
A. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.
C. Thực hiện quyền lập hiến và lập pháp.
D. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 24. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?
A. Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.
B. Chính phủ bầu.
C. Bộ và các cơ quan ngang bộ bầu.
D. Nhân dân địa phương bầu.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2. Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Công dân Việt Nam có quyền kinh doanh tất cả các mặt hàng.
b. Tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nên người dân có thể tuỳ ý sử dụng.
2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-B | 2-A | 3-A | 4-A | 5-A | 6-A | 7-A | 8-A | 9-A | 10-D |
11-D | 12-D | 13-A | 14-A | 15-A | 16-D | 17-A | 18-C | 19-A | 20-A |
21-B | 22-A | 23-D | 24-A |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm): Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau:
- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16);
- Mọi người đều có quyền sống (Điều 19);
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm;
- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật (Điều 20);
- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;
- Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;
- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21);...
Câu 2 (2,0 điểm):
a. Sai, vì công dân Việt Nam có quyền kinh doanh những mặt hàng trong phạm vi cho phép của pháp luật, một số mặt hàng bị pháp luật cấm kinh doanh.
b. Sai, tài nguyên thiên nhiên là sở hữu toàn dân nhưng việc sử dụng phải hợp lí trong khuôn khổ pháp luật để tránh việc sử dụng lãng phí gây ô nhiễm môi trường.
.........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Kinh tế và pháp luật 10
3. Đề thi giữa kì 2 GD Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
3. Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí
A. cao nhất.
B. thông dụng nhất.
C. thấp nhất.
D. quy tắc nhất.
Câu 4. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Cơ sở, nền tảng.
B. Chi phối, phụ thuộc.
C. Cụ thể hóa.
D. Chi tiết hóa.
Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 6. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. dân chủ chủ nô.
C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.
D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.
Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về
A. nhân dân.
B. liên minh công - nông.
C. Đảng cộng sản.
D. giai cấp thống trị.
Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 9. Tổ chức nào sau đây là tổ chức chính trị - xã hội?
A. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
B. Toà án nhân dân tối cao.
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
D. Chính phủ.
Câu 10. Ở Việt Nam, quyền lực tối cao thuộc về cơ quan nào sau đây?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Toà án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 11. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực
A. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
B. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
C. văn hoá, kinh tế, xã hội.
D. kinh tế, xã hội.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về
A. nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.
B. quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc.
C. quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
D. tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước.
Câu 15. Hành vi đe dọa giết người là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.
Câu 16. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng của người khác?
A. Gây tai nạn chết người.
B. Tàng trữ vật liệu nổ.
C. Nói xấu người khác.
D. Sỉ nhục người khác.
Câu 17. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?
A. Bốn.
B. Năm.
C. Sáu.
D. Bảy.
Câu 18. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề là trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Xã hội.
B. Văn hóa.
C. Kinh tế.
D. Giáo dục.
Câu 20. Phương án nào sau đây không phải tài sản công?
A. Chuỗi nhà hàng..
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Nguồn lợi ở vùng biển.
Câu 21. Hành vi nào sau đây chấp hành đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?
A. Bạn L đã chế tạo ống hút từ thực vật, thành phần chính là hạt bơ và ăn được.
B. Nhà máy M xả nước thải trực tiếp ra sông không qua xử lý.
C. Chị K nhập hàng kém chất lượng về dán mác hàng chuẩn bán cho khách hàng.
D. Bà G mua thịt kém chất lượng về làm giò chả để tăng lợi nhuận.
Câu 22. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.
Câu 23. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
B. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chủ tịch nước và Chính phủ.
D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Câu 24. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là
A. Tòa án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Hội đồng dân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
“Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của lực lượng quân đội, công an và người lớn”.
3.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-B | 3-A | 4-A | 5-A | 6-A | 7-A | 8-A | 9-A | 10-C |
11-A | 12-A | 13-A | 14-A | 15-B | 16-A | 17-A | 18-A | 19-D | 20-A |
21-A | 22-B | 23-B | 24-B |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Khái niệm: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
- Vị trí: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 2 (2,0 điểm):
Ý kiến sai, vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả công dân Việt Nam, trong mọi trường hợp kể cả khi thời bình, không chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh.
3.3 Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 10
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 2 | 1 | 1 | |
Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị | 2 | 2 | 2 | |
Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp | 2 | 2 | 1 | 1 |
Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường | 2 | 1 | 1 | 1 |
Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 |
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 10