Lập dàn ý tả bố gồm 6 mẫu hay, chi tiết nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều thông tin bổ ích, nhanh chóng triển khai thành bài văn tả bố của em, tả người bố thân yêu, tả bố em đang làm vườn... thật hay.
Sau khi lập được dàn ý tả bố, các em sẽ dựa vào đó để triển khai thành các ý vô cùng dễ dàng, đầy đủ những ý quan trọng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Dàn ý Tả người thân để có thêm vốn từ, viết bài văn tả người thật hay nhé.
Lập dàn ý bài văn tả bố lớp 5
Dàn ý tả người bố của em
a) Mở bài: Giới thiệu về người bố của em
b) Thân bài:
- Miêu tả khái quát bố của em:
- Bố của em năm nay bao nhiêu tuổi? Vẻ ngoài và tuổi của bố có tương đồng với nhau không?
- Bố của em làm nghề gì? Hiện đang làm việc ở đâu? Công việc của bố em có vất vả và bận rộn không?
- Bố của em có cân nặng, chiều cao như thế nào? Vóc người của bố ra sao? Vị trí của bố trong lòng em như thế nào?
- Miêu tả chi tiết về ngoại hình của bố em:
- Bố có màu da như thế nào? Màu da ấy là do bẩm sinh hay do quá trình làm việc vất vả tạo nên?
- Khuôn mặt của bố có hình dáng gì? Đôi mắt, hàng lông mày, sống mũi, nụ cười… của bố có đặc điểm gì? Tổng quan khuôn mặt của bố đem lại cảm giác như thế nào cho người nhìn? Khuôn mặt của em có nét gì giống bố nhất? Em có yêu thích và tự hào về điều đó không?
- Bố có kiểu tóc và màu sắc như thế nào? Bố của em có đeo kính không?
- Đôi bàn tay của bố có đặc điểm gì? Khi chạm vào thì cảm giác ra sao? Đôi bàn tay ấy đã làm gì cho em? Đem đến cho em cảm giác gì?
- Trang phục hằng ngày của bố em là gì? (khi đi làm và khi đi chơi, ở nhà) Vào các dịp đặc biệt thì bố sẽ mặc gì? Phong cách của bố có nhất quán không?
- Miêu tả tính cách, thói quen, hoạt động của bố:
- Sở thích của bố là gì? (món ăn, trò chơi, phim ảnh, hoạt động…) Bố thường làm những điều đó khi nào?
- Hằng ngày, thời gian làm việc và nghỉ ngơi của bố ra sao? Bố có dành thời gian cho em và gia đình nhiều không?
- Những người hàng xóm, bạn bè xung quanh nghĩ như thế nào về bố em? Họ có yêu quý, kính trọng bố em không?
- Bố em có những thói quen tốt nào và đã dạy em những gì? Bố có là tấm gương tốt cho em noi theo không?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho bố của mình
Dàn ý tả bố của em
I. Mở bài
Giới thiệu bố của em:
Gia đình em có bốn người là bố, mẹ, anh của em và em. Nhà em ai cũng yêu thương nhau và chăm sóc lẫn nhau. Bố mẹ em luôn cố gắng nỗ lực làm việc để nuôi chúng em ăn học nên người. Chính vì thế mà em rất yêu thương bố mẹ em. Nhưng người mà em yêu thương nhất trong gia đình là bố - người dù rất yêu thương em nhưng không bao giờ ba nói ra. Bố luôn làm tất cả mọi chuyện để chúng em được vui vẻ và no ấm.
II. Thân bài
1. Tả ngoại hình bố của em
- Bố em năm nay đã năm mươi tuổi.
- Bố em có dáng người cao, gầy.
- Bố thường mặc những bộ đồ giản dị như áo thun và quần tây, bố thích mặc những đồ đơn giản và thoải mái.
- Khuôn mặt bố rất góc cạnh, trông rất ốm.
- Mái tóc bố có vài sợi bạc.
- Đôi mắt của bố mỗi khi nhìn em rất hiền từ.
- Vầng trán bố rất cao.
- Mũi cao và thẳng.
2. Tả tính tình của bố
- Bố rất yêu thương cả nhà.
- Bố rất hiền nhưng đôi khi cũng rất nghiêm khắc.
- Bố đối xử với mọi người rất thân thiện và hiền hòa.
- Bố luôn giúp đỡ mọi người trong bất kì công việc gì.
- Điều em yêu nhất ở ba là ba luôn yêu thương mọi người.
3. Tả hoạt động của bố
- Ở nhà bố rất thích trồng cây và chăm sóc cây.
- Công việc chính của bố là làm công nhân ở nhà máy.
- Bố đã chịu nhiều cực khổ để chúng em được như ngày hôm nay.
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về bố:
- Em yêu bố như thế nào?
- Em hứa với bố sẽ trở thành người như thế nào để không phụ tình yêu thương của ba.
Dàn ý tả bố lớp 5
1. Mở bài:
“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Cha luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải, nếu như mẹ cho em một bàn tay dịu dàng, một tình yêu thương ngọt ngào thì cha lại như một sự nâng đỡ em trong cuộc đời và cho em một tình yêu đong đầy nhưng cũng đầy nghiêm khắc. đối với em cha không chỉ là một người trụ cột của gia đình, không chỉ là một người cha mà còn là một anh hùng, một tấm gương đạo đức để em học tập và noi theo.
2. Thân bài:
a) Ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Thích mặc bộ quần áo công nhân màu xanh đậm, đội nón nhựa
- Dáng cao, gầy.
- Da màu bánh mật.
- Đôi tay rắn chắc.
- Cặp mắt tinh anh.
- Cặp lông mày đen.
- Mũi cao.
- Khuôn mặt vuông vức, quai hàm bạnh.
- Miệng tươi cười.
- Hàm răng trắng có chiếc răng khểnh rất có duyên.
- Bàn tay to rám nắng.
- Bước chân thường sải dài, chắc nịch.
b) Tính tình:
- Quan tâm đặc biệt đến con cái.
- Quan tâm đến các thành viên trong gia đình.
- Sống nhân nghĩa, giúp đỡ người nghèo khó.
- Quan tâm đến hàng xóm, láng giềng.
- Tháo vát mọi việc trong gia đình.
- Làm đâu ra đấy, ít thích nghỉ ngơi
- Bố thường dạy em coi trọng chữ nhân nghĩa ở đời.
- Bố nghiêm khắc khi con cái mắc lỗi.
- Quan tâm sửa sai cho em để mỗi ngày một tiến bộ hơn.
3. Kết bài:
- Bố là một trụ cột gia đình, là điểm tựa cho em.
- Em rất yêu bố
- Em nguyện chăm ngoan, học giỏi để bố vui lòng.
Lập dàn ý tả bố
I. Mở bài: Giới thiệu về người bố của em.
Bố em là một thành viên quan trọng trong gia đình và luôn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong nhà. Bố luôn cho em những lời khuyên hữu ích và cần thiết, người đàn ông đặc biệt trong cuộc đời của em.
II. Thân bài
Tả ngoại hình của bố
- Bố em đã ngoài 40 tuổi, người cao và hơi gầy
- Mái tóc đen nhưng đã điểm vài sợi tóc bạc.
- Khuôn mặt dài và trông hơi ốm.
- Đôi mắt sáng và cương nghị.
- Mũi bố cao hình dọc dừa rất đẹp.
- Bố ăn mặc rất đơn giản với bộ đồ giản dị màu sắc nhã nhặn.
Tả tính cách người bố
- Bố là người luôn vui vẻ nhưng hơi khó tính.
- Khi làm việc nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
- Khi chơi rất hòa đồng và chơi hết mình.
- Bố luôn là người yêu thương cả nhà, lo lắng quan tâm.
- Mặc dù rất giỏi giang tháo vát nhưng bố luôn khiêm tốn với mọi người.
Tả hoạt động của người bố
- Thời gian hàng ngày, bố làm công nhân trong nhà máy.
- Công việc công nhân chiếm hết thời gian của bố.
- Sở thích của bố là nuôi chim cảnh, cho ăn, chăm sóc chúng mỗi khi rảnh rỗi.
- Bố còn phụ giúp việc nhà cho gia đình, đỡ đần với mẹ.
III. Kết bài
- Bố là người em rất yêu quý và thần tượng.
- Mong bố khỏe mãi để chăm lo cho chúng em trưởng thành.
- Em cũng sẽ cố gắng học tốt, không phụ lòng công ơn của bố.
Dàn ý tả bố chi tiết
1, Mở bài:
Mẫu:
“Cha là núi con hoài xanh cỏ dại
Cha là trời cho mây trắng con bay.”
Thật vậy, bố có thể không dịu dàng như mẹ, không ân cần như bà nhưng bố vẫn yêu thương con cái bằng cách riêng của mình. Người đàn ông ấy không ồn ào thể hiện tình cảm với con cái mà âm thầm đứng phía sau, bảo vệ con khỏi những sóng gió, nâng con dậy từ những vấp ngã trong cuộc đời. Bố em cũng là một người đàn ông như thế, luôn lặng lẽ đồng hành cùng con. Bố là người đàn ông em kính trọng nhất!
2, Thân bài
- Ngoại hình
- Bố em năm nay đã 45 tuổi.
- Cao 1m75, dáng hơi gầy.
- Mái tóc đen đã điểm lấm tấm sợi bạc.
- Khuôn mặt vuông chữ điền, toát lên vẻ nam tính, chững chạc.
- Mắt bố vẫn đen và sáng.
- Làn da ngăm đen.
- Đôi tay to, thô ráp vất vả gồng gánh gia đình.
- Tính cách
- Bố ăn mặc rất giản dị, quần áo ít khi chịu sắm cho mình đồ mố.
- Bố không bao giờ để con cái thiếu cái gì, luôn cố gắng để chị em em đi học có thể bằng bạn bằng bè.
- Bố còn là một người chồng mẫu mực, luôn phụ giúp mẹ trong việc nội trợ hàng ngày.
- Tuy là con cả nhưng bố không hề có tính gia trưởng, luôn tôn trọng quyết định của mọi người.
- Bố luôn vui vẻ, hòa nhã với mọi người.
- Kỉ niệm nhỏ với bố
- Nhớ có lần thi học sinh giỏi về, bài làm không tốt nhưng bố vẫn động viên, khích lệ em.
3, Kết bài: Cảm nghĩ về bố: yêu thương bố và cố gắng phấn đấu để bố vui lòng.
Dàn ý tả bố em đang làm vườn
1. Mở bài
- Giới thiệu chung về vấn đề nếu ra ở đề bài: Bố em đang làm vườn
2. Thân bài
- Miêu tả khái quát về bố:
- Bố năm nay bao nhiêu tuổi?
- Dáng người bố như thế nào?
- Trang phục của bố khi làm vườn.
- Miêu tả bố khi đang làm vườn:
- Trước hết, bố xới đất trong khu vườn, nhặt sạch cỏ dại.
- Bố đào những hố thật to và sâu rồi bón phân vào trong đấy.
- Bố nhẹ nhàng đặt cây xuống hố vừa đào và phủ đất lên trên rồi tưới nước.
- Lúc bố làm vườn, mồ hôi nhễ nhại. Bố nhẹ nhàng dùng tay lau những giọt mồ hôi lăn dài trên trán rồi tiếp tục công việc của mình.
- Sau khi trồng xong cây và tưới nước cho khu vườn, bố nở nụ cười tươi tắn đầy mãn nguyện vì một thời gian sau, vườn cây sẽ cho nhiều trái ngọt, hoa thơm.
3. Kết bài
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trước hình ảnh của bố khi đang làm vườn.