Trang chủ Học tập Lớp 7 Đề thi học kì 2 Lớp 7

TOP 5 Đề thi Công nghệ 7 cuối học kì 2 Kết nối tri thức 2024 (Có đáp án)

Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

5 Đề thi Công nghệ 7 cuối học kì 2 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 mang đến 5 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo bảng ma trận.

TOP 5 Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua 5 đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 7 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi học kì 2 Tin học 7 Kết nối tri thức, đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, bộ đề thi học kì 2 Toán 7 Kết nối tri thức.

1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức - Đề 1

1. 1 Đề thi học kì 2 Công nghệ 7

PHÒNG GD & ĐT QUẬN . ........

TRƯỜNG THCS..............

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI II

NĂM HỌC 2023- 2024

Môn công nghệ lớp 7

Thời gian 45 phút không kể thời gian giao đề)

A. Trắc nghiệm (7 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của chăn nuôi?

A. Cung cấp thực phẩm cho con người
B. Cung cấp sức kéo
C. Cung cấp phân bón
D. Cung cấp lương thực

Câu 2. Con vật nuôi nào dưới đây là gia cầm?

A. Vịt.
B. Bò.
C. Lợn.
D. Trâu.

Câu 3: Con vật có đặc điểm “lông màu vàng và mịn, da mỏng” là giống gia súc ăn cỏ nào?

A. Bò lai Sind
B. Bò sữa Hà lan
C. Bò vàng Việt Nam
D. Trâu Việt Nam.

Câu 4: Có mấy phương thức chăn nuôi ở nước ta?

A. Có 2 phương thức
B. Có 3 phương thức
C. Có 4 phương thức
D. Có 5 phương thức

Câu 5. Phát biểu nào Không phải là ưu điểm phương thức chăn nuôi bán chăn thả tự do:

A. Dễ nuôi, ít bệnh tật
B. Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều
C. Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.
D. Vật nuôi có sức khoẻ tốt do được con người kiểm soát dịch bệnh.

Câu 6. Đặc điểm cơ bản của nghề Bác sĩ thú y là:

A. Nghiên cứu về giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi.
B. Hỗ trợ và tư vấn các kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phòng dịch bệnh cho thuỷ sản, phát triển các chính sách quản lý nuôi trồng thuỷ sản.
C. Chăm sóc, theo dõi sức khoẻ, chuẩn đoán, điều trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn về sức khoẻ, dịnh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.
D. Chăm sóc vật nuôi non.

Câu 7. Người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi cần có những kỹ năng gì?

A. Kỹ năng sử dụng các dụng cụ lao động trong nông nghiệp
B. Kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kỹ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.
C. Kỹ năng điều khiển các loại xe, máy dùng trong nông nghiệp.
D. Kỹ năng khai thác các nền tảng trong công nghệ thông tin.

Câu 8. Các công việc cần làm để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là:

A. Nuôi dưỡng
B. Chăm sóc
C. Phòng trị bệnh
D. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh

Câu 9: Phương pháp nào dưới đây không phù hợp với nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non?

A. Nuôi vật nuôi mẹ tốt.
B. Kiểm tra năng suất thường xuyên.
C. Giữ ấm cơ thể.
D. Giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.

Câu 10: Yếu tố nào dưới đây Không phải là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi?

A. Di truyền.
B. Kí sinh trùng.
C. Vi rút.
D. Chăm sóc cho vật nuôi

Câu 11. Biện pháp nào dưới đây Không đúng khi phòng, trị bệnh cho vật nuôi?

A. Bán hoặc mổ thịt vật nuôi ốm.
B. Tiêm phòng đầy đủ vắc xin.
C. Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
D. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vệ sinh trong chăn nuôi?

A. Phòng ngừa dịch bệnh xảy ra.
B. Bảo vệ sức khỏe vật nuôi.
C. Quản lí tốt đàn vật nuôi.
D. Nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 13: Chuồng nuôi có mấy vai trò?

A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 14: Những công việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của vật nuôi là:

A. Xử lý phân, rác thải
B. Lắp đặt hầm chứa khí bioga
C. Thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh
D. Tất cả đều đúng

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây Sai khi nói về vai trò của thủy sản:

A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Làm thức ăn cho vật nuôi khác.
C. Hàng hóa xuất khẩu.
D. Làm vật nuôi cảnh.

Câu 16: Trong các loài cá sau, loài nào không được coi là quý hiếm cần được bảo vệ?

A. Cá Chẽm.
B. Cá Rô Phi.
C. Cá Lăng.
D. Cá Chình.

Câu 17: Quy trình nuôi cá chép là:

A. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá.
B. Chăm sóc quản lý;chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thả cá giống; thu hoạch cá.
C. Thả cá giống; chăm sóc quản lý; thu hoạch cá; chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước.
D. Chuẩn bị ao nuôi, xử lý nước; thu hoạch cá; thả cá giống; chăm sóc quản lý.

Câu 18: Phát biểu nào dưới đây là Sai khi nói về đặc điểm của nước nuôi thủy sản?

A. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ nhiều hơn nước mặn.
B. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất vô cơ nhiều hơn nước mặn.
C. Oxi trong nước thấp hơn so với trên cạn.
D. Cacbonic trong nước thấp hơn so với trên cạn.

Câu 19. Kĩ thuật chăm sóc cá chép gồm có các công việc:

A. Cho ăn;, quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép.
B. Cho ăn; quản lý.
C. Phòng và trị bệnh cho cá chép.
D. Quản lý; phòng và trị bệnh cho cá chép

Câu 20. Cá chép làm giống cần đảm bảo yêu cầu.

A. Cá to.
B. Cá nhỏ vừa phải.
C. Cá đắt tiền.
D. Khoẻ mạnh, không chứa mầm bệnh, có nguồn gốc rõ ràng.

Câu 21. Khi phát hiện tôm, cá có biểu hiện như nổi đầu, bệnh xuất huyết, bệnh trùng nấm da… cần phải làm gì?

A. Thu hoạch
B. Xác định nguyên và dùng thuốc trị bệnh
C. Thay nước ao nuôi
D. Cho uống thuốc

Câu 22. Nước có màu đen, mùi thối có nghĩa là:

A. Nước chứa nhiều thức ăn, đặc biệt là thức ăn dễ tiêu.
B. Nước nghèo thức ăn tự nhiên.
C. Chứa nhiều khí độc như mêtan, hyđrô sunfua.
D. Nước có thể cho vâth nuôi thuỷ sản sinh sống tốt.

Câu 23. Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

A. 7 – 8h sáng.
B. 7 – 8h tối.
C. 9 – 11h sáng.
D. 10 – 12h sáng.

Câu 24. Xử lý cá nổi đầu và bệnh tôm cá vào thời điểm:

A. Buổi sáng lúc nhiệt độ xuống thấp.
B. Buổi chiều.
C. Buổi trưa.
D. Buổi sáng lúc nhiệt độ lên cao.

Câu 25: Có mấy phương pháp thu hoạch tôm, cá?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 26: Nhược điểm của phương pháp thu hoạch toàn bộ tôm, cá trong ao là:

A. Cho sản phẩm tập trung.
B. Chi phí đánh bắt cao.
C. Năng suất bị hạn chế.
D. Khó cải tạo, tu bổ ao.

Câu 27: Biện pháp nào dưới đây Không phải để giảm bớt độc hại cho thủy sản và cho con người?

A. Mở rộng khu nuôi để giảm nồng độ ô nhiễm.
B. Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
C. Quy định nồng độ tối đa các hóa chất, chất độc có trong môi trường thủy sản.
D. Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lý.

Câu 28: Nếu như đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước bị ô nhiễm thì phải xử lý như thế nào?

A. Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí.
B. Tháo nước cũ, bơm nước sạch.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

B. Tự luận (3 điểm)

Câu 1. Nếu gia đình em đang nuôi một loại thủy sản, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, em sẽ xác định độ tốt xấu của nước nuôi thủy sản như thế nào?

Câu 2. Nếu tham gia nuôi thủy sản, gia đình em sẽ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường như thế nào để góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm nước nuôi?

1. 2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 7

I. Trắc nghiệm (7 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

D

A

C

B

D

A

B

D

B

D

A

C

A

D

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐA

D

B

A

B

A

D

B

C

A

D

A

C

A

C

II. Tự luận (3 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Điểm

1

- Dụng cụ: đĩa Sếch xi

- Cách đo:

Bước 1: Thả từ từ đĩa Sếch xi xuống nước cho đến khi không còn thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu đĩa(cm).lần 1

Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng rồi ghi lại độ sâu đĩa(cm) lần 2. Kết quả độ trong =(độ sâu lần 1 + độ sâu lần 2)/2

- Đọc kết quả đo:

Nếu độ trong của nước < 20cm: nước đục

Nếu độ trong của nước từ 20 – 30cm: nước ao tốt

Nếu độ trong của nước từ 45 - 60cm: thực vật phù du nghèo nàn Nếu độ trong của nước > 60cm: nước quá trong, năng suất ao giảm

(2 điểm)

0,5 đ

0,5 đ

0,5đ

0,5đ

2

Một số biện pháp bảo vệ môi trường thủy sản:

+ Lắng (lọc) lọc nước bằng bể lọc lớn, có thể tích từ 200 đến để chứa nước. Sau 2 đến 3 ngày. Các chất lắng đọng ở phía đáy ao. Nước sạch phần trên dùng để nuôi cá.

+ Dùng hoá chất khử độc như: Khí clo, vôi clorua, formon...

+ Nếu đang nuôi tôm cá thì xử lý như sau: Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí, tháo bớt nước cũ và thêm nước sạch, nếu bị ô nhiễm nặng thì bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.

- Quản lí:

+ Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.

+ Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nước.

(1 điểm) 0,2đ

0,2đ

0,2đ

0,2đ

0,2đ

1. 3 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

T T

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

%

Tổng điểm

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

1. Mở đầu về chăn nuôi

1.1 Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

1

0,75

1

0,75

2,5

1.2. Một số phương

thức chăn nuôi ở Việt Nam

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

1.3. Phương thức chăn nuôi

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

1.4. Ngành nghề trong chăn nuôi

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

2

2. Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật

nuôi

2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

2.2. Phòng trị bệnh cho vật nuôi

1

0,75

2

3

3

3,75

7,5

2.3. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1

0,75

1

1,5

2

2,5

5

3

III. Thủy sản

3.1. Giới thiệu về thủy sản

2

1,5

2

1,5

5

3.2. Nuôi thuỷ sản

5

3,75

3

4,5

1

10

8

1

18,25

40

3.3. Thu hoạch thủy sản

1

0,75

1

1,5

2

2,25

5

3.4. Bảo vệ môi trường

nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản

1

0,75

1

1,5

1

5

2

1

5,25

15

Tổng

16

12,0

12

18,0

1

10,0

1

5,0

28

2

45,0

100

Tỉ lệ (%)

40

30

20

10

Tỉ lệ chung (%)

70

30

Xem thêm bản đặc tả chi tiết đề kiểm tra trong file tải về

2. Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7 Kết nối tri thức - Đề 2

2. 1 Đề thi công nghệ 7 học kì 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Hãy chọn đáp án đúng nhất. Mỗi câu đúng 0,25 điểm

Câu 1. Đâu không phải là vai trò của ngành chăn nuôi?

A. Cung cấp thực phẩm
B. Cung cấp sức kéo
C. Cung cấp nhiên liệu
D. Cung cấp nguyên liệu

Câu 2. Theo em công việc phòng, trị bệnh vật nuôi thuộc nhóm nghề nào?

A. Nhà chăn nuôi
B. Nhà nuôi trồng thủy sản
C. Nhà tư vấn thủy sản
D. Bác sĩ thú y

Câu 3. Nếu từ nhỏ em rất thích chăm sóc chó, mèo và sơ cứu khi nó bị thương thì em có thể phù hợp với nghề nào?

A. Làm nông
B. Nuôi bò
C. Bác sĩ thú y
D. Nuôi cá

Câu 4. Theo em, đâu không phải là yêu cầu chính đối với người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi:

A. Có kiến thức nuôi dưỡng
B. Có năng khiếu ăn nói
C. Biết sử dụng dụng cụ chăn nuôi
D. Yêu quư động vật nuôi

Câu 5. Giống lợn có lông lang đen trắng, lưng dàu võng xuống là giống lợn nào?

A. Lợn Ỉ
B. Lợn Móng Cái
C. Lợn Landrace
D. Lợn Yorkshire

Câu 6. Phương thức chăn thả có đặc điểm gì?

A. Vật nuôi được đi lại tự do, có chuồn trại
B. Vật nuôi được đi lại tự do, không có chuồn trại
C. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp, có chuồn trại
D. Vật nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp tự kiếm thức ăn

Câu 7. Vì sao gia súc ăn cỏ được nuôi nhiều ở khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

A. Có nhiều cánh đồng cỏ rộng
B. Do diện tích rộng
C. Có nhiều sản phẩm phụ nông nghiệp
D. Do thức ăn dồi dào từ lúa và hoa màu

Câu 8. Người dân ở vùng quê thườngdùng phương thức chăn nuôi nào tận dụng thức ăn thừa

A. Phương thức chăn thả
B. Phương thức công nghiệp
C. Phương thức bán chăn thả
D. Phương thức chăn thả và bán chăn thả

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non?

A. Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh.
B. Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh.
C. Chức năng sinh sản hoàn chỉnh.
D. Chức năng miễn dịch chưa tốt.

Câu 10: Biện pháp hữu hiệu để xử lí chất thải trong chăn nuôi, bảo vệ môi trường và góp phần tiết kiệm điện năng là?

A. Mô hình VAC
B. Mô hình RVAC
C. Lắp đặt hầm chứa khí biogas
D. Làm đệm lót sinh học

Câu 11: Vườn chăn thả gà nên có diện tích tối thiểu khoản bao nhiêu?

A. 0,5- 1 m2/con
B. 1- 1,5 m2/con
C. 1,5 – 2 m2/con
D. 1,5 - 2 m2/con

Câu 12: Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi?

A. Thức ăn, nước uống, môi trường
B. Vắc xin, giống, môi trường.
C. Vắc xin, thức ăn, chăm sóc
D. Nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh.

Câu 13: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về vai trò của ngành thủy sản:

A. Cung cấp thực phẩm cho con người.
B. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
C. Xuất khẩu thủy sản
D. Làm vật nuôi cảnh.

Câu 14: Có mấy vai trò của ngành thủy sản?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 15: Có mấy giống tôm được nuôi nhiều ở nước ta để xuất khẩu?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 16: Trong các loài cá sau, loài nào có giá trị kinh tế cao ở nước ta?

A. Cá rô và cá basa
B. Cá basa và cá tra
C. Cá Lăng và cá ngừ
D. Tất cả đều sai.

Câu 17: Thức ăn nhân tạo của thủy sản gồm

A. Thức ăn thô
B. Thức ăn viên
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai.

Câu 18: Nên cho tôm cá ăn vào thời gian nào trong ngày?

A. 6 – 8h sáng.
B. 7 – 8h tối.
C. 9 – 11h sáng.
D. 10 – 12h sáng.

Câu 19: Qui trình công nghệ nuôi thủy sản gồm mấy bước chính

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 20: Có mấy phương pháp thu hoạch thủy sản

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 21: Khi chuẩn bị ao nuôi và xử lí nguồn nước gồm các biện pháp nào?

A. Thiết kế ao hợp lí
B. Xử lí đáy ao
C. Xử lí nước
D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Khi thực hiện thả con giống nên ngâm túi đựng tôm, cá vào trong ao khoảng bao nhiêu phút để nhiệt độ trong túi cân bằng với nhiệt độ môi trường nước ao nuôi?

A. 10 – 15 phút
B. 15 – 25 phút
C. 20 – 30 phút
D. Từ 30 phút trở lên.

Câu 23: Khi chọn con giông nuôi cần đảm bảo các yếu tố nào?

A. Kích thước đồng đều
B. Thân hình không bị dị dang hay trầy xước, màu sắc đẹp
C. Hoạt động nhanh nhẹn
D. Tất cả đều đúng

Câu 24: Biện pháp xử lí ao nuôi đối với loại đất nhiều phèn cần

A. Lót bạt dưới đáy
B. Bón nhiều vôi ở đáy
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai

Câu 25: Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản là

A. Xử lí nguồn nước
B. Quản lí nguồn nước
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai.

Câu 26: Có mấy biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản:

A. 3
B. 4
C. 5
D. 6

Câu 27: Khi xử lí nguồn nước bằng phương pháp dùng hóa chất clorua vôi ( CaOCl2) nên dùng với nồng độ bao nhiêu để diệt khuẩn

A. 2%.
B. 3%.
C. 4%.
D. 10%.

Câu 28: Đâu là hậu quả cho thủy sản và nguồn nước nuôi thủy sản khi sử dụng thức ăn không đúng lượng

A. Tạo điều kiện cho tảo phát triển
B. Làm nước ô nhiễm
C. Thiếu oxygen dẫn đến tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm bệnh
D. Tất cả đều đúng

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29. Nhiệt độ, độ trong của ngước được đo bằng phương pháp nào? ( 1 điểm)

Câu 30. Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản? ( 2 điểm)

2. 2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Công nghệ 7

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
CACBBBACCC
Câu 11Câu 12Câu 13Câu 14Câu 15Câu 16Câu 17Câu 18Câu 19Câu 20
ADDDCBCABC
Câu 21Câu 22Câu 23Câu 24Câu 25Câu 26Câu 27Câu 28
DADBCDAD

II. PHẦN TỰ LUẬN

1. Nhiệt độ, độ trong của ngước được đo bằng phương pháp nào? ( 1đ)

- Nhiệt độ của nước phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, môi trường của khu vực . Ngoài ra nhiệt độ nước còn phụ thuộc vào phản ứng hóa học, sự phân hủy chất hữu cơ và được đo bằng dụng cụ đo như: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử (0,5 đ)

- Độ trong của nước là một trong những tiêu chí để đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản được đo dựa vào độ sâu nhìn thấy đĩa secchi (0,5đ)

2. Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ môi trường nuôi thủy sản và nguồn lợi thủy sản? ( 1đ)

+ Những việc nên làm: (1đ)

- Xử lí nước thải.

- Dọn rác, làm sạch môi trường nước.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học trong nuôi thủy sản.

- Tái tạo nguồn lợi thủy sản.

- Tuyên truyền về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản.

- Bảo tồn hệ sinh thái và nguồn lợi biển.
+ Những việc không nên làm: (1đ)

- Không nên xả rác ra môi trường.

- Đánh bắt bằng xung điện.

- Đánh bắt bằng chất nổ.

- Tàn phá rừng ngập mặn.

2. 3 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 7

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

Số CH

Thời gian (phút)

TN

TL

1

Mở đầu về chăn nuôi

1. 1 Nghề chăn nuôi ở Việt Nam

2

1,5

2

3

4

4,5

10

1. 2 Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam

2

1,5

2

3

4

4,5

10

2

Nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng, trị bệnh cho vật nuôi

2. 1 Kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

2

1,5

1

1,5

3

3

7,5

2. 2 Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn.

1

0,75

1

0,75

2,5

3

Nuôi thuỷ sản

3. 1 Ngành thuỷ sản ở Việt Nam

4

3

4

3

10

3. 2 Qui trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

3

2,25

4

6

1

10

7

1

18,25

37,5

3. 3 Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

2

1,5

3

4,5

1

5

5

1

11

22,5

Tổng

16

12

12

18

1

10

1

5

28

2

45

Tỉ lệ (%)

40%

30%

20%

10%

100%

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

Ghi chú:

- Đề kiểm tra gồm hai loại câu hỏi: trắc nghiệm khách quan (TNKQ) và tự luận (TL).

- Số lượng câu hỏi phân bổ trong các đơn vị kiến thức được xác định dựa vào mức độ yêu cầu cần đạt, số lượng chỉ báo và thời lượng dạy học thực tế của từng đơn vị kiến thức đó.

- Loại câu hỏi tùy thuộc vào mức độ nhận thức: Với mức độ nhận biết và thông hiểu nên sử dụng loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan; với mức độ vận dụng và vận dụng cao nên sử dụng loại câu hỏi tự luận.

- Các câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu cần được phân bổ ở tất cả các đơn vị kiến thức và mỗi câu chỉ tương ứng với một chỉ báo.

- Tỉ lệ điểm phân bổ cho các mức độ nhận thức: khoảng 40% nhận biết, 30% thông hiểu, 20% vận dụng và 10% vận dụng cao.

- Trong đề kiểm tra cuối kì, tỉ lệ điểm dành cho phần nửa đầu học kì chiếm khoảng 1/3.

- Số lượng câu hỏi ở mức nhận biết trong khoảng 12 – 16; ở mức thông hiểu trong khoảng 6 – 12; ở mức vận dụng và vận dụng cao trong khoảng 1 – 3

...................

Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 2 Công nghệ 7

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK