Dàn ý về lòng dũng cảm tổng hợp 5 mẫu khác nhau gồm cả chi tiết và dàn ý ngắn gọn. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp nhanh chóng nắm được các luận điểm luận cứ để triển khai bài văn đầy đủ các ý.
TOP 5 dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm cực chất dưới đây được viết rất rõ ràng, dễ hiểu các bạn có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức thật tốt. Vậy sau đây là 5 dàn ý về lòng dũng cảm hay nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh dàn ý các bạn xem thêm: phản đề tình yêu thương, nghị luận về tình yêu thương, nghị luận nắm bắt cơ hội để thành công.
Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm đầy đủ nhất
Dàn ý suy nghĩ về lòng dũng cảm
1. Mở bài
Giới thiệu về lòng dũng cảm: Dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Thân bài
- Giải thích: Dũng cảm là lòng bạo dạn, không sợ khó khăn gian khổ, sẵn sàng vượt qua dù có phải hy sinh tính mạng
- Phân tích, chứng minh
- Người dũng cảm là người dám nghĩ dám làm, luôn tin tưởng vào chính nghĩa, sẵn sàng làm mọi thứ để bảo vệ chính nghĩa.
- Biết phân biệt đúng sai phải trái, làm sai biết chịu trách nhiệm, biết nhận lỗi, sửa lỗi.
- Dẫn chứng: Nguyễn Văn Nam đã dũng cảm cứu một số em học sinh bị đuối nước..., các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc...
- Phản đề: Những người không có lòng dũng cảm, có lối sống hèn nhát, có lối suy nghĩ sai về lòng dũng cảm, cố chấp làm những điều sai trái...
- Mở rộng, liên hệ:
- Mở rộng với tình hình đất nước Việt Nam hiện nay, các chiến sĩ vẫn bên ngoài đảo xa bảo vệ đất nước.
- Liên hệ bản thân, cần học tập, trau dồi bản lĩnh của bản thân, dám nhận sai...
3. Kết bài
Bài học, và kết luận lại vấn đề.
Dàn ý nghị luận về lòng dũng cảm
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
2. Thân bài:
a) Định nghĩa về lòng dũng cảm
- Là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn.
- Là một phẩm chất quan trọng mà mỗi người cần có để chung sống với cộng đồng.
- Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
b) Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
- Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực...
- Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
- Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
c) Những tiêu chí để trở thành người dũng cảm
- Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
- Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai...
- Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
- Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vì lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
d) Giá trị của lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn,...
e) Bàn luận mở rộng
- Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí.
- Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
g) Bài học nhận thức và hành động
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.
3. Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống, vì vậy chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm để trở thành một người công dân có ích cho đất nước, đồng thời xây dựng một cuộc sống, xã hội ngày càng tươi đẹp.
Dàn ý suy nghĩ về lòng dũng cảm
A. Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.
- Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
B. Thân bài:
+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)
- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
- Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
C. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.
Lập dàn ý về lòng dũng cảm
1. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận về lòng dũng cảm của mỗi con người.
2. Thân bài
a. Giải thích
- Lòng dũng cảm là gì?
- Lòng dũng cảm là một đức tính tốt đẹp của con người, không run sợ trước những khó khăn thử thách, dám vượt qua những gian nan để thực hiện ước mơ của mình.
b. Chứng minh
* Những biểu hiện đẹp của lòng dũng cảm
– Trong quá khứ:
- Anh hùng Trần Quốc Toản tuy mới 15 tuổi mà đã muốn xung phong đánh quân Nguyên Mông, không được đồng ý nên tức giận bóp nát quả cam.
- Chú bé Lượm hăng hái vượt qua mặt trận dày đặc bom đạn để có thể hoàn thành nhiệm vụ.
- Biết bao những vị anh hùng dân tộc đã ngã xuống vì màu cờ đất nước trong hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc: Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu,…
– Ở hiện tại:
- Cậu Nguyễn Văn Nam lớp 12 ở Nghệ An dũng cảm nhảy xuống sông cứu 3 em học sinh sắp chết đuối.
- Những anh lính cứu hỏa dũng cảm quên mình.
- Ngay cả những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ngày ngày lạc quan sống có ích cho đời cũng là một biểu hiện của lòng dũng cảm.
* Tại sao con người cần phải có lòng dũng cảm?
– Người có lòng dũng cảm dám khẳng định mình, không hèn nhát, lùi bước trước những thử thách của cuộc sống.
– Giúp hoàn thành mục tiêu với một quyết tâm cao độ, vì thế mà dễ dàng đạt thành quả hơn.
– Khẳng định giá trị bản thân trước bạn bè, gia đình và xã hội.
* Phản đề
– Phê phán những người hèn nhát, không dám lên tiếng trước những bất công xã hội.
– Phê phán những người ngộ nhận lòng dũng cảm với sự liều lĩnh, bất chấp, không biết hậu quả trước sau.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Bài học nhận thức: hiểu giá trị đúng đắn mà lòng dũng cảm mang lại
– Bài học hành động: Tu dưỡng, rèn luyện lòng dũng cảm từ những việc nhỏ bé nhất trong cuộc sống hàng ngày để có dũng khí đương đầu với những khó khăn
3. Kết bài
Khẳng định vấn đề cần nghị luận: dũng cảm là một đức tính tốt mà mọi người cần phải rèn luyện
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng dũng cảm
1. Mở bài
Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: lòng dũng cảm.
2. Thân bài
a. Giải thích
Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
→ Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại.
b. Phân tích
- Trong xã hội có nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn cần sự cứu giúp, lòng dũng cảm sẽ giúp con người hành động thiết thực, giải thoát họ khỏi tình huống đó.
- Nếu trong cuộc sống con người ai cũng có lòng dũng cảm, nghĩa hiệp thi sẽ có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp, tạo nên một cuộc sống văn minh, đẹp đẽ hơn.
- Lòng dũng cảm đi cùng với tình yêu thương đồng loại, nếu thấy chết mà không cứu, thấy khó khăn mà không giúp thì đó là một con người vô cảm, hèn nhát, lạnh lùng cần bị xã hội đào thải.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người có lòng dũng cảm để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Phê phán: Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề nghị luận: lòng dũng cảm; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.