Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi học kì 2 Lớp 6

TOP 37 Đề thi học kì 2 lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 (Có ma trận)

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo (8 môn)

37 Đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 6 (Có đáp án + Ma trận)

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 37 đề thi môn Công nghệ, KHTN, Ngữ văn, Toán, Lịch sử - Địa lí, GDCD, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh, có đáp án và ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 37 Đề thi học kì 2 lớp 6 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi cuối học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

1.1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 6

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng.

Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “ Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.”

(Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ)

Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ hai
B. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba.

Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên?

A. Mẹ tôi
B. Chiếc áo rét
C. Những bàn tay cóng
D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông?

Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “không” trong cụm từ “không bị lạnh”?

A. bất
B. nhất
C. hữu
D. thất

Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ "hôm ấy” là

A. chỉ nơi chốn
B. chỉ nguyên nhân
C. chỉ phương tiện
D. chỉ thời gian.

Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái?

A. Lá thư
B. Đôi găng tay
C. Đôi bông tai
D. Đôi tất.

Câu 6: Dòng nào dưới đây là lời của nhân vật

A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái.
B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay.
C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ.
D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo

Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích?

A. Giàu lòng yêu thương.
B. Giàu ước mơ, thấu hiểu.
C. Hồn nhiên, trong sáng.
D. Giàu lòng vị tha.

Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là:

A. Ca ngợi tình cảm gia đình
B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước.
C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng.
D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người.

Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con?

Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích.

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác.

1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Văn 6

PhầnCâuNội dungĐiểm
I ĐỌC HIỂU
1A0,5
2C0,5
3A0,5
4D0,5
5B0,5
6C0,5
7A0,5
8D0,5

9

- Đồng tình với suy nghĩ của người con

- Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên……( có thể có câu trả lời khác, miễn hợp lí)

0,5

0,5

10

HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau:

- Biết chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm tới bạn bè , những người có hoàn cảnh khó khăn…

- Biết ơn những người giúp đỡ mình…

1

I

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

0,25

0,25

0,25

c. Nội dung

* Mở bài:

+ Giới thiệu việc tốt giúp đỡ người khác mà em đã làm.

+ Cảm nghĩ, ấn tượng của em về trải nghiệm ấy.

* Thân bài:

+ Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm ( trải nghiệm bắt đầu ở đâu, với ai, như thế nào?)

+ Kể diễn biến của trải nghiệm ( Em đã làm việc tốt như thế nào? Ai là người nhận? Họ có cử chỉ, lời nói, cảm xúc ra sao?...)

+ Kết thúc trải nghiệm ra sao? Em có suy nghĩ, mong muốn hoặc cảm xúc gì về trải nghiệm không?

*Kết bài:

Nêu suy nghĩ, cảm nhận và mong ước của em sau trải nghiệm của bản thân.

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, lối kể sáng tạo.

0,25

1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Văn 6

TTKĩ năngNội dung/đơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Văn 6

TT

Chương

Chủ đề

Nội dung /Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

- Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, lời người kể chuyện và lời nhân vật.

- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

- Nhận ra tự đơn và từ phức ; từ đa nghĩa và từ đồng âm, các thành phần của câu.

Thông hiểu:

- Tóm tắt được cốt truyện.

- Nêu được chủ đề của văn bản.

- Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu.

- Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện.

- Phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.

Vận dụng:

- Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra.

- Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.

3 TN

5TN

2TL

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Nhận biết: Nhận diện được kiểu văn bản (Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân)

Thông hiểu: Hiểu cách xây dựng bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân (Cần có nhân vật, sự việc, cốt truyện…)

Vận dụng: Sử dụng các yếu tố để viết....

Vận dụng cao:

Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

1TL*

Tổng

3 TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60

40

2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

2.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ 6

Cấp độ Tên chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng
thấp cao
TNTLTNTLTNTLTNTL

Cơ sở ăn uống hợp lý

Lựa chọn thực phẩm phù hợp

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

3

1,5

15

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1

2

20

Bảo quản chất dinh dưỡng khi chế biến món ăn

Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1

2,5

25

Tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

Tổ chức bữa ăn.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

2

1

10

Quy trình tổ chức bữa ăn

Lựa chọn thực phẩm

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1

2,5

25

Tổng số câu 8

Tổng số điểm 10

Tỉ lệ 100%

2

1

10

3

2

20

1

2,5

25

2

4,5

45

2.2. Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 6

PHÒNG GD& ĐT …….
TRƯỜNG THCS………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: Công nghệ 6
Thời gian làm bài 45 phút

A. Trắc nghiệm (3.0 điểm):

Chọn phương án trả lời đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu.

Câu 1: Chất đạm( protein) có nhiều trong các nhóm thức ăn nào sau đây

A. Đậu nành, trứng, cá
B. Lạc, ngô, thịt
C. Trứng, cơm, rau cải
D. Bánh bao, sữa, đường

Câu 2: Chất béo ( lipit) có nhiều trong các nhóm thức ăn nào sau đây

A. Cơm, rau xào, lạc
B. Rau luộc, sườn rán, cơm rang
C. Cá rán, đậu luộc, vừng
D. Vừng, lạc, mỡ động vật

Câu 3: Người béo phì nên hạn chế ăn những chất nào

A. Chất đường
B. Bột
C. Chất đạm
D. Vitamin

Câu 4: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?

A. Dựa vào nhu cầu của các thành viên
B. Tất cả các ý A,C,D
C. Đảm bảo tốt cho sức khoẻ
D. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng

Câu 5: Thế nào là bữa ăn đủ chất dinh dưỡng:

A. Nhiều chất đạm
B. Nhiều Vitamin
C. Thức ăn đắt tiền
D. Đủ chất dinh dưỡng của 4 nhóm thức ăn

B. Tự luận: (7 điểm)

Câu 6 (2 điểm): Em hãy cho biết các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà?

Câu 7 (2,5 điểm): Khi lựa chọn thực phẩm đối với thực đơn hàng ngày cần phải căn cứ vào những yếu tố nào? Em hãy kể tên những món ăn mà em đã ăn trong một bữa cơm thường ngày và nhận xét ăn như thế đã hợp lí chưa?

Câu 8 (2,5 điểm): Em hãy nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn?

2.3. Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ 6

CÂUĐÁP ÁNĐIỂM

A. Trắc nghiệm

Câu 1: A Câu 4: B

Câu 2: D Câu 5: D

Câu 3: A-B

Mỗi ý đúng được 0,5 điểm

Câu 6

* Các biện pháp phòng và tránh nhiễm trùng thực phẩm tại nhà:

- Rửa tay sạch trước khi ăn

- Vệ sinh nhà bếp

- Rửa kỹ thực phẩm, nấu chín thực phẩm.

- Đậy thức ăn cẩn thận, bảo quản thực phẩm chu đáo.

0.5

0.5

0.5

0.5

Câu 7

* Khi lựa chọn thực phẩm đối với thực đơn hàng ngày cần căn cứ vào:

- Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.

- Đặc điểm của những người trong gia đình.

- Ngân quỹ gia đình

* Liên hệ

0.5

0.5

0.5

1

Câu 8

* Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn.

- Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi.

- Khi nấu tránh khuấy nhiều.

- Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần

- Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm.

- Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

3. Đề thi cuối kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

3.1. Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO…..
TRƯỜNG THCS…………

(Đề kiểm tra gồm có ….. trang)

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II
NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (..... điểm)

Câu 1: Loại nấm nào sau đây thuộc nấm túi:

A. Nấm men rượu
B. Nấm sò
C. Nấm hương
D. Nấm linh chi

Câu 2: Đặc điểm của người bị bệnh hắc lào là?

A. Xuất hiện những vùng da phát ban đỏ, gây ngứa
B. Xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti, ngây ngứa
C. Xuất hiện những bọng nước lớn, không ngứa, không đau nhức
D. Xuất hiện vùng da có dạng tròn, đóng vảy, có thể sưng đỏ và gây ngứa

Câu 3: Thực vật hạt kín được chia thành hai nhóm

A. cây lá kim và cây hạt trần
B. có mạch và không mạch
C. rêu và hoa
D. dicots và monocots

Câu 4: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín?

A. Bèo tấm
B. Nong tằm
C. Rau bợ
D. Rau sam

Câu 5: Nhóm động vật nào dưới đây không thuộc ngành động vật có xương sống?

A. Bò sát
B. Lưỡng cư
C. Chân khớp
D. Thú

Câu 6: Động vật nào có hại với con người

A. Mèo
B. Chuột
C. Chó
D. Bò

Câu 7: Lợi ích của đa dạng sinh học động vật ở Việt Nam là gì

A. Có giá trị trong văn hóa
B. Cung cấp sản phẩm cho công nghiệp
C. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu
D. Tất cả các lợi ích trên

Câu 8: Nhóm nào dưới đây bao gồm những cây không sống trên cạn?

A. Sen, súng, nong tằm, rong đuôi chồn
B. Mít, cam, phong lan, tầm gửi
C. Mía, rau lang, lim, xà cừ
D. Mồng tơi, lúa, bưởi, xoài

Câu 9: Khi chạm tay vào lá cây nào dưới đây, chúng sẽ từ từ khép lại?

A. Cây trinh nữ
B. Cây cà phê
C. Cây khoai lang
D. Cây lạc

Câu 10: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

A. Do các loại thiên tai xảy ra
B. Do các hoạt động của con người.
C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 11: Quan sát hình dưới đây và cho biết, vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ?

Câu 11

A. Lực nén.
B. Lực đẩy.
C. Lực kéo.
D. Lực uốn.

Câu 12: Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào?

A. Lực kế
B. Nhiệt kế
C. Tốc kế
D. Đồng hồ

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là phát biểu không đúng về đặc điểm của lực hấp dẫn?

A. Lực hút của Trái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.
B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.
C. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
D. Trọng lượng tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Câu 14: Trường hợp nào xuất hiện lực cản?

A. Tàu ngầm dưới đáy biển
B. Người bơi trong nước
C. Cá bơi trong nước
D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Trường hợp nào sau đây không có lực cản?

A. Con chim bay trên bầu trời
B. Cuốn sách nằm trên bàn
C. Thợ lặn lặn xuống biển
D. Con cá bơi dưới nước

Câu 16: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí nhỏ nhất?

A. Người đạp xe giữ lưng thẳng khi đi.
B. Người đạp xe cúi gập người xuống khi đi.
C. Người đạp xe khum lưng khi đi.
D. Người đạp xe nghiêng người sang phải khi đi.

Câu 17: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?

A. Chiếc thuyền đang chuyển động.
B. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
C. Con cá đang bơi.
D. Mẹ em đang rửa rau.

Câu 18: Dạng năng lượng nào cần thiết để đá tan thành nước?

A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng nhiệt.
C. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng hoá học.

Câu 19: Trong quá trình đóng đinh, đinh lún sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào?

A. Năng lượng của đinh.
B. Năng lượng của gỗ.
C. Năng lượng của búa.
D. Năng lượng của tay người.

Câu 20: Gọi tên dạng năng lượng chính được sử dụng khi đọc sách ở sân trường?

A. Động năng.
B. Điện năng.
C. Quang năng.
D. Hoá năng.

Câu 21: Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí B cao nhất rồi rơi xuống điểm C trên mặt đất. Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB. Chọn phát biểu đúng.

Câu 21

A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.
B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng vê sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau?

A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng

Câu 23: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:

A. Năng lượng hoá học
B. Năng lượng nhiệt
C. Năng lượng ánh sáng
D. Năng lượng âm thanh

Câu 24: Những nguồn năng lượng nào sau đây là năng lượng tái tạo:

A. Than, xăng
B. Mặt Trời, khí tự nhiên.
C. Mặt Trời, gió.
D. Dầu mỏ, khí tự nhiên.

Câu 25: Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì:

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta.

Câu 26: Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng.
B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà.
C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà.
D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

Câu 27: Trong hệ Mặt Trời bao gồm:

A. Mặt Trời.
B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng.
C. Các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 28: Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh.
B. Hải Vương tinh.
C. Diêm Vương tinh.
D. Thổ tinh.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 29 (1 điểm)

Tại sao yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi – đông?

Hình 45.1

Câu 30: (1 điểm)

a. (0,5 điểm): Theo em nên sử dụng khí gas/xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) như thế nào để an toàn, tiết kiệm?

b) (0,5 điểm): Bằng cách nào xử sự cố cháy nổ do khí ga tại gia đinh mình.

Câu 31: (1 điểm)

Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

3.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu hỏi1234567
ĐAADDCCBD
Câu hỏi891011121314
ĐAAABBADD
Câu hỏi15161718192021
ĐABBBBDCB
Câu hỏi22232425262728
ĐABBCBDDC

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 29

Yên xe đạp đua (Hình 45.1) thường cao hơn ghi – đông. Vì:

- Khi đi xe có lực cản của không khí, của gió.

- Vận động viên có thể cúi người xuống để làm giảm diện tích cơ thể tiếp xúc với gió, nhờ đó làm giảm được lực cản của không khí.

0,5đ

0,5đ

Câu 30

a. Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu

b. Khi nhận thấy mùi khí gas bất thường, nếu đang nấu nhanh chóng tắt bếp, khóa van bình ga và nhanh chóng mở hết cửa cho thông thoáng để lượng khí gas thoát ra ngoài,

- Dùng quạt tay, bìa carton quạt theo phương ngang để hỗ trợ đẩy nhanh khí gas thoát ra ngoài, không quạt theo phương đứng có thể khiến khí gas bay lên và bạn sẽ hít phải

0,5đ

0,5đ

Câu 31

Ngư dân nước ta, khi đi biển, do thất lạc la bàn, xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm, bằng cách:

- Nhìn trên bầu trời tìm vị trí sao Bắc Đẩu.

- Nhìn về sao Bắc Đẩu, giang 2 tay, tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây, sau lưng là hướng Nam.

0,5đ

0,5đ

3.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

TTNội dung kiến thứcĐơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% Tổng điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoSố câu hỏi
Số câu hỏi TNSố câu hỏi TLSố câu hỏi TNSố câu hỏi TLSố câu hỏi TNSố câu hỏi TLSố câu hỏi TNSố câu hỏi TLTNTL

1

Đa dạng thế giới sống

( 23 tiết)

Sự đa dạng của nấm.

(3 tiết)

1

1

2

0,5đ

5%

Sự đa dạng của thực vật

(7 tiết)

1

1

2

0,5đ

5%

Đa dạng động vật

(7 tiết)

2

2

0,5đ

5%

Vai trò của đa dạng sinh học

Bảo vệ đa dạng sinh học

(3 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

(3 tiết)

3

3

0,75đ

7,5%

2

Lực trong đời sống

( 14 tiết)

Lực và tác dụng của lực

(2 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Biểu diễn lực Biến dạng lò xo (4 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Khối lượng và trọng lượng

(3 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Ma sát (5 tiết)

2

2

1

4

2,0đ

1

20%

3

Năng lượng

( 10 tiết)

Khái niệm về năng lượng

Một số dạng năng

lượng

(3 tiết)

2

2

4

2,0đ

10%

Sự chuyển hoá năng lượng

(2 tiết)

2

2

0,5đ

5%

Năng lượng hao phí Năng lượng tái tạo

(3 tiết)

1

1

0,25đ

2,5%

Tiết kiệm năng lượng

( 2 tiết)

1

1

10%

4

Trái đất và bầu trời

(6 tiết)

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

(3 tiết)

2

1

3

0,75đ

7,5%

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời Ngân Hà

(3 tiết)

1

1

1

0,25đ

1

1,0đ

12,5%

Tổng

18

10

2

1

28

3

31

Tỉ lệ (%)

45%

25%

20%

10%

70%

30%

100

Tỉ lệ chung (%)

70%

30%

70%

30%

100

3.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đa dạng thế giới sống

Sự đa dạng của nấm.

(3 tiết)

Nhận biết

- Nhận biết được một số đại diện nấm. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi,

- Nêu được một số bệnh do nấm gây ra.

1

C1

Thông hiểu

- Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm.

- Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc, ...).

-Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra.

1

C2

Sự đa dạng của thực vật

(7 tiết)

Nhận biết

- Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học.

1

C3

Thông hiểu

-Phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín).

- Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...).

1

C4

Đa dạng động vật

(7 tiết)

- Nhận biết được các nhóm động vật không xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Ruột khoang, Giun; Thân mềm, Chân khớp). Gọi được tên một số con vật điển hình.

- Nhận biết được các nhóm động vật có xương sống dựa vào quan sát hình ảnh hình thái (hoặc mẫu vật, mô hình) của chúng (Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú). Gọi được tên một số con vật điển hình.

- Nêu được một số tác hại của động vật trong đời sống.

2

C5,6

Thông hiểu

- Phân biệt được hai nhóm động vật không xương sống và có xương sống. Lấy được ví dụ minh hoạ.

Vận dụng

- Thực hành quan sát (hoặc chụp ảnh) và kể được tên một số động vật quan sát được ngoài thiên nhiên.

Vai trò của đa dạng sinh học.

Bảo vệ đa dạng sinh học

(3 tiết)

Nhận biết

– Nêu được vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn (làm thuốc, làm thức ăn, chỗ ở, bảo vệ môi trường,...).

1

C7

Vận dụng

– Giải thích được vì sao cần bảo vệ đa dạng sinh học

Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên

(3 tiết)

Nhận biết

- Nhận biết được vai trò của sinh vật trong tự nhiên (Ví dụ, cây bóng mát, điều hòa khí hậu, làm sạch môi trường, làm thức ăn cho động vật, ...).

Thông hiểu

Thực hiện được một số phương pháp tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên: quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm; ghi chép, đo đếm, nhận xét và rút ra kết luận.

Sử dụng được khoá lưỡng phân để phân loại một số nhóm sinh vật.

Quan sát và phân biệt được một số nhóm thực vật ngoài thiên nhiên.

3

C8,9,10

Vận dụng

Chụp ảnh và làm được bộ sưu tập ảnh về các nhóm sinh vật (thực vật, động vật có xương sống, động vật không xương sống).

Làm và trình bày được báo cáo đơn giản về kết quả tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên.

2

Lực trong đời sống

(14 tiết)

Lực và tác dụng của lực

(2 tiết)

Nhận biết

- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo

- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.

1

C11

Biểu diễn lực. Biến dạng lò xo (4 tiết)

Nhận biết

- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).

1

C12

Thông hiểu

- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy

Vận dụng

Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.

Khối lượng và trọng lượng

(3 tiết)

Nhận biết

- Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật).

1

C13

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc. Ma sát ( 7 tiết)

Nhận biết

- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.

- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

2

C14,15

Thông hiểu

Hiểu được Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

2

C16,17

Vận dụng

Giải thích được chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí) trong thực tế

1

C29

3

Năng lượng

(10 tiết)

Khái niệm về năng lượng

Một số dạng năng lượng

(3 tiết)

Nhận biết

Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực

Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu

2

C18,19

Thông hiểu

Phân loại được năng lượng theo tiêu chí.

2

C20,21

Sự chuyển hoá năng lượng

( 2 tiết )

Nhận biết

- Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn.

– Lấy ví dụ: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

- Nêu được định luật bảo toàn năng lượng.

- Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

2

C22,23

Năng lượng hao phí Năng lượng tái tạo

(3 tiết)

Nhận biết

Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng

1

C24

Tiết kiệm năng lượng

(2 tiết)

Vận dụng

Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày

1

C30

4

Trái Đất và bầu trời

( 6 tiết)

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời

(3 tiết)

Nhận biết

Nêu được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

2

C25,26

Thông hiểu

Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

1

C27

Vận dụng cao

Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.

1

C31

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Hệ Mặt Trời Ngân Hà

(3 tiết)

Nhận biết

-Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ hoặc học liệu điện tử) chỉ ra được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

1

C28

Tổng câu

18

10

2

1

4. Đề thi học kì 2 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

4.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn Toán 6

Mức độ Chủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụng thấpVận dụng cao Tổng
TNKQTLTNKQTLTNKQTLTNKQTL

1. Phân số

- Biết được quy tắc cộng, trừ phân số.

- Biết được các tính chất của phép cộng phân số.

- Biết được số đối của một phân số.

- Biết được quy tắc nhân và chia phân số.

- Biết được các tính chất của phép nhân.

- Biết được phân số nghịch đảo.

- Biết được quy tắc tìm giá trị phân số của một số cho trước và quy tắc tìm một số biết giá trị phân số của số đó.

- - Biết viết hỗn số thành phân số

Thực hiện được phép nhân và chia phân số.

-Thực hiện rút gọn được phân số.

- Thực hiện biến đổi và so sánh được các phân số

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

4

0,8

8%

2

0,4

4%

1

1,5

15%

1

0,2

2%

8

2,9đ

29%

2. Số thập phân

- Biết được cách quy các phép toán với số thập phân bất kì về các phép toán với số thập phân dương.

- Biết được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng, quy tắc dấu ngoặc với số thập phân trong tính toán.

- Biết được thế nào là làm tròn số; làm tròn số thập phân đến một hàng nào đó.

- Biết được thế nào là ước lượng kết quả của một phép đo, phép tính; ước lượng dùng làm gì.

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.

Sử dụng được kí hiệu tỉ số, tỉ số phần trăm của hai số.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0,4

4%

1

0,2

2%

1

0,5đ

5%

4

1,1đ

11%

3. Dữ liệu và xác suất thực nghiệm

- Biết được các loại dữ liệu, chủ yếu là phân biệt được dữ liệu là số (dữ liệu định lượng) và dữ liệu không phải là số (dữ liệu định tính).

- Biết được một số cách đơn giản để thu thập dữ liệu như lập phiếu hỏi, làm thí nghiệm, quan sát hay thu thập từ những nguồn có sẵn như sách báo, trang web,…

- Đọc và phân tích được dữ liệu từ bảng thống kê và biểu đồ tranh

- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản từ việc phân tích biểu đồ cột.

- Nhận ra được quy luật đơn giản từ biểu đồ cột kép.

- Biết được tính không đoán trước được trong kết quả của một số trò chơi, thí nghiệm.

- Biết được một sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra hay không.

- Biểu diễn được khả năng xảy ra một sự kiện theo xác suất thực nghiệm

- Vẽ được biểu đồ cột từ bảng số liệu cho trước.

- Đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu đồ cột.

- Vẽ được biểu đồ cột kép.

- Đọc và mô tả được dữ liệu từ biểu đồ cột kép.

- Liệt kê được các kết quả có thể xảy ra trong các trường hợp cụ thể.

- Kiểm tra được một sự kiện xảy ra hay không xảy ra.

- Sử dụng được phân số để mô tả xác suất (thực nghiệm) của khả năng xảy ra nhiều lần thông qua kiểm đếm số lần lặp lại của khả năng đó trong một số mô hình xác suất đơn giản.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0,4

4%

2

0,4

4%

1

10%

1

10%

6

2,8đ

28%

4. Những hình học cơ bản

- Nhận biết được một tia.

Biết được khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.

- Biết đo độ dài đoạn thẳng để xác định trung điểm của đoạn thẳng.

Biết được khái niệm góc; đỉnh và cạnh của góc; góc bẹt; điểm trong của góc.

Biết được khái niệm số đo góc, các góc đặc biệt (góc vuông, góc nhọn, góc tù)

Thực hiện đo một góc bằng thước đo góc. Tìm được mối liên hệ số đo giữa các góc đặc biệt.

Giải được các bài toán liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng

4

0,8

8%

1

1

10%

2

0,4

4%

1

1

10%

8

3,2đ

32%

T. Số câu

T. Số điểm

Tỉ lệ

13

3,4

34%

9

3,4

34%

3

2,2

22%

1

1

10%

26

10

100%

4.2. Đề thi học kì 2 môn Toán 6

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: TOÁN - Lớp: 6
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Viết chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng vào giấy kiểm tra:

Câu 1: Kết quả của phép tính\frac{-2}{3}+\frac{2}{15} là:

A. 0
B. \frac{4}{17}
C. \frac{-8}{15}
D. \frac{8}{15}

Câu 2: Kết quả của phép tính \frac{3}{11}.\frac{-2}{7} là:

A. \frac{6}{77}
B. \frac{-6}{77}
C. \frac{21}{22}
D. \frac{-21}{22}

Câu 3: \frac{1}{4}của 56 bằng:

A. 14.
B. 224.
C.60.
D. 52.

Câu 4: Phân số nghịch đảo của phân số \frac{-9}{33} là:

A. \frac{9}{33}
B. \frac{33}{9}
C. \frac{-9}{33}
D. -\frac{33}{9}

Câu 5: Kết quả của phép tính 4,52 + 11,3 là :

A. 56,5.
B. 5,56.
C. 15,82.
D. 1,582.

Câu 6: Kết quả của phép tính 1+ 12,3 – 11,3 là:

A. 11.
B. -11.
C. 2.
D. -2.

Câu 7: So sánh 3\frac{3}{4}\frac{25+3}{8}, ta được:

A. 3\frac{3}{4} > \frac{25+3}{8}
B. 3\frac{3}{4} < \frac{25+3}{8}
C. 3\frac{3}{4} = \frac{25+3}{8}
D. \frac{25+3}{8} > 3\frac{3}{4}

Câu 8: Làm tròn số 231, 6478 đến chữ số thập phân thứ hai:

A. 231, 64.
B. 231, 65.
C. 23.
D. 231, 649.

Câu 9: Hỗn số 5\frac{2}{3} được viết dưới dạng phân số?

A. \frac{3}{17}
B. \frac{17}{3}
C. \frac{5}{3}
D. \frac{4}{3}

Câu 10: Phân số \frac{20}{-140}được rút gọn đến tối giản là:

A. \frac{10}{-70}
B. \frac{-1}{7}
C. \frac{4}{-28}
D. \frac{2}{-14}

Câu 11: Cho biểu đồ tranh ở Hình 3:

Câu 11

Số học sinh (HS) yêu thích Cam là:

A. 50 HS.
B. 55 HS.
C. 40 HS.
D. 45 HS.

Câu 12: Biểu đồ cột kép thể hiện số học sinh nam, nữ ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS như sau:

Câu 12

Số học sinh nam/nữ của lớp 6/4 là:

A. 19/19.
B. 20/19.
C. 19/20.
D. 20/20.

Câu 13: Khi gieo hai con xúc sắc, gọi T là tổng số chấm trên hai con xúc sắc thì kết quả nào sau đây không thể xảy ra?

A. T = 4.
B. T = 3.
C. T = 2.
D. T = 1.

Câu 14: Cô giáo tổ chức trò chơi chiếc nón kì diệu, bạn A tham gia quay chiếc nón 5 lần thì được 2 lần vào ô may mắn. Hỏi xác suất thực nghiệm của sự kiện quay vào ô may mắn là:

A. \frac{2}{5}
B. \frac{5}{2}
C. \frac{3}{5}
D. \frac{5}{3}

Câu 14

Câu 15: Cho hình vẽ: Có bao nhiêu tia gốc A trong hình vẽ đã cho:

A. 1
B. 2
C.3
D. 4

Câu 15

Câu 16: Cho góc \widehat{\mathrm{xOy}}=60^{\circ}Hỏi số đo của \widehat{\mathrm{xOy}} bằng mấy phần số đo của góc bẹt?

A. \frac{1}{4}
B. \frac{2}{3}
C. \frac{3}{4}
D. \frac{1}{3}

Câu 17: Xem hình 4:

A. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AB.
B. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD.
C. Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng AD.
D. Điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC.

Câu 16

Câu 18: Hình gồm hai tia chung gốc Ox, Oy được gọi là:

A. Góc xOy.
B. Góc Oxy.
C. Góc xyO.
D. Góc bẹt.

Câu 19: Góc nhọn là góc :

A. Nhỏ hơn góc bẹt.
B. Nhỏ hơn góc vuông.
C. Có số đo bằng 90^{\circ}.
D. Có số đo 180^{\circ}.

Câu 20: Xem hình 5:

Câu 17

Hình đặt thước đo góc đúng và số đo của \widehat{\mathrm{ABC}}là:

A. (1), \widehat{\mathrm{ABC}}=40^{\circ}
B. (1), \widehat{\mathrm{ABC}}=140^{\circ}
C. (2), \widehat{\mathrm{ABC}}=35^{\circ}
D. (2), \widehat{\mathrm{ABC}}=155^{\circ}

B. TỰ LUẬN (6 điểm):

Câu 1 (1,5 điểm): Tính giá trị của biểu thức:

a) 152,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19

b) \frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20}

Câu 2 (0,5 điểm): Tìm tỉ số phần trăm của hai số 12 và 15.

Câu 3 (1 điểm): Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS theo bảng sau:

Lớp

6/1

6/2

6/3

6/4

Số học sinh

38

39

40

39

Câu 4 (1 điểm): Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Câu 5 (2 điểm): Vẽ tia Ot. Trên tia Ot, lấy hai điểm M, N sao cho OM = 4cm, ON = 8 cm.

a) Trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao?

b) Tính MN. Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng ON không? Vì sao?

4.3. Đáp án đề thi học kì 2 môn Toán 6

A. TRẮC NGHIỆM (Đúng mỗi câu 0.2 điểm):

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

D

D

C

A

B

B

B

D

C

D

A

C

D

B

A

B

A

B. TỰ LUẬN

Câu 1 : Tính giá trị của biểu thức:

a) 12,3 + 2021,19 + 7,7 – 2021,19

= (12,3 + 7,7) + (2021,19 – 2021,19)

= 20 + 0

= 20

b) \frac{7}{15}.\frac{3}{14}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{7}{15}.\frac{3}{4} \right ) : \frac{13}{20}

=\frac{1}{10}:\frac{13}{20} =\left ( \frac{1}{10}.\frac{20}{13} \right ) = \frac{2}{13}

0.5 điểm

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

Câu 2 : Tỉ số của hai số 12 và 15 là \frac{12}{15}.100\%=80\%

0,5 điểm

Câu 3: Biểu đồ cột thể hiện số học sinh ở mỗi lớp của khối 6 ở một trường THCS

Câu 20

1 điểm

Câu 4: Gieo 02 con xúc xắc, liệt kê các kết quả có thể để sự kiện tổng số chấm ở hai con xúc xắc là một số nguyên tố.

Gọi x là số chấm của 1 xúc xắc, y là số chấm của xúc xắc còn lại

Ta có (x ; y) sao cho x+y là số nguyên tố <12.

( 1;1), (1 ; 2), (1 ;4), (1 ;6), ( 2;3), ( 2;5), ( 3;1), ( 3;4), ( 4;1),( 5;1), ( 5;6), ( 6;1).

0.25 điểm

0.25 điểm

0.5 điểm

Câu 5: Hình vẽ đúng

a) Vì OM < ON ( 4cm < 8cm ) nên điểm M nằm giữa hai điểm O, N.

b) Ta có : OM + MN = ON

MN = ON – OM = 8 – 4

MN = 4cm.

Vậy : M là trung điểm của đoạn thẳng ON

vì M nằm giữa O, N và OM = MN = 3cm.

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

5. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6 sách CTST

5.1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phân môn địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Chọn phương án đúng nhất

Câu 1. Càng lên cao, nhiệt độ
A. giảm.
B. tăng.
C. không đổi.
D. biến động.

Câu 2. Chi lưu là gì?

A. Các con sông đổ nước vào con sông chính và sông phụ.
B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông.
C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
D. Lượng nước chảy tạo ra mặt cắt ngang lòng ở con sông.

Câu 3. Các thành phần chính của đất là

A. cơ giới, không khí, hạt khoáng và mùn.
B. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật.
C. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.
D. không khí, nước, chất hữu cơ và hạt khoáng.

Câu 4. Mỗi bán cầu gồm có các đới thiên nhiên nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 5. Đất đỏ vàng nhiệt đới chủ yếu tập trung ở khu vực nào?

A. Đới nóng
B. Đới lạnh
C. Đới ôn hòa
D. Trên toàn bộ Trái Đất

Câu 6. Đới nóng nằm trong khoảng phạm vi nào?

A. từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
B. từ hai đường chí tuyến đến hai vòng cực
C. từ hai vòng cực đến hai cực
D. từ hai đường chí tuyến đến hai cực

Câu 7. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây?

A. Miền núi.
B. Vùng đồng bằng, ven biển.
C. Các thung lũng.
D. Hoang mạc và vùng cực.

Câu 8. Đô thị Tô-ky-ô thuộc quốc gia nào dưới đây?

A. Trung Quốc.
B. Hàn Quốc.
C. Nhật Bản.
D. Ấn Độ.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Em hãy trình bày ảnh hưởng đến sự hình thành đất của các nhân tố: đá mẹ, khí hậu, sinh vật?

Câu 2. (1,5 điểm)

a. Thiên nhiên tác động như thế nào đến sản xuất?
b. Lấy một ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên?

5.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

Phần Địa lí

A. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

D

A

D

A

B

C

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

1

nh hưởng của các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ: nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng, quy định màu sắc, tính chất của đất.

- Khí hậu: điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng, chất hữu cơ trong đất

- Sinh vật: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ, là nhân tố trong quá trình phong hóa đá mẹ.

0,5

0,5

0,5

2

a. Thiên nhiên tác động như thế nào đến sản xuất

- Tích cực:

Vd: + Điều kiện tự nhiên thuận lợi: dân cư đông đúc

+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú: thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh tế.

- Hạn chế:

Vd: + Thiên tai

+ Tài nguyên

b. Ví dụ cụ thể về các biện pháp khai thác và sử dụng thông minh tài nguyên thiên nhiên

* Khai thác đảm bảo phát triển bền vững

Vd: + Khai thác khoáng sản hợp lí, tiết kiệm, có kế hoạch

+ Sử dụng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió...)

....

* Khai thác đi đôi với việc sử dụng khoa học công nghệ

Vd: sản xuất được các sản phẩm trái mùa...

0,5

0,5

0,5

Tổng

3,0

5.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết (TNKQ)

Thông hiểu

(TL)

Vận dụng

(TL)

Vận dụng cao

(TL)

1

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(Chiếm 10%-Đã kiểm tra giữa HKII, 0,5 điểm)

– Các tầng khí quyển. Thành phần không khí

– Các khối khí. Khí áp và gió

– Nhiệt độ và mưa. Thời tiết, khí hậu

– Sự biến đổi khí hậu và biện pháp ứng phó

Nhận biết

– Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu;

– Kể được tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ, độ ẩm của một số khối khí.

– Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.

– Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

2TN*

5%

2

NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

(Chiếm 10%-Đã kiểm tra giữa HKII, 0,5 điểm)

– Các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển

– Vòng tuần hoàn nước

– Sông, hồ và việc sử dụng nước sông, hồ

– Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

– Nước ngầm và băng hà

Nhận biết

– Kể được tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển.

– Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.

– Mô tả được các bộ phận của một dòng sông lớn.

– Xác định được trên bản đồ các đại dương thế giới.

– Trình bày được các hiện tượng sóng, thuỷ triều, dòng biển (khái niệm; hiện tượng thủy triều; phân bố các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới).

2TN*

2

ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

(Chiếm 50%-2.5 điểm)

– Lớp đất trên Trái Đất. Thành phần của đất

– Các nhân tố hình thành đất

– Một số nhóm đất điển hình ở các đới thiên nhiên trên Trái Đất

– Sự sống trên hành tinh

– Sự phân bố các đới thiên nhiên

– Rừng nhiệt đới

Nhận biết

– Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.

– Xác định được trên bản đồ sự phân bố các đới thiên nhiên trên thế giới.

– Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.

Thông hiểu

– Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.

– Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới.

Vận dụng

– Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và ở đại dương.

Vận dụng cao

– Biết cách tìm hiểu môi trường tự nhiên qua tài liệu và tham quan địa phương.

6TN*

1 TL*

1 TL (a)*

1TL(b)*

25%

3

CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

(Chiếm 40%-2,0 điểm)

– Dân số thế giới

– Sự phân bố dân cư thế giới

– Con người và thiên nhiên

– Bảo vệ tự nhiên, khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

– Xác định được trên bản đồ một số thành phố đông dân nhất thế giới.

– Đọc được biểu đồ quy mô dân số thế giới.

Thông hiểu

– Giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới.

Vận dụng

– Nêu được các tác động của thiên nhiên lên hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người (tác động đến đời sống sinh hoạt của con người; tác động đến sản xuất).

Vận dụng cao

– Trình bày được những tác động chủ yếu của loài người lên thiên nhiên Trái Đất (tác động tích cực; tác động tiêu cực).

– Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên vì sự phát triển bền vững. Liên hệ thực tế địa phương.

6TN*

1 TL*

1 TL (a)*

1 TL(b)*

20%

Số câu/Loại câu

8TN

1TL

1TL (a)

1TL(b)

10

Tỉ lệ %

20%

15%

10%

5%

50

5.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí 6

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu.

– Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga (Vonga).

– Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu.

– Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới nóng; đới lạnh; đới ôn hòa.

Thông hiểu

– Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu: khu vực đồng bằng, khu vực miền núi.

– Phân tích được đặc điểm phân hoá khí hậu: phân hóa bắc nam; các khu vực ven biển với bên trong lục địa.

– Nêu được dẫn chứng về Liên minh châu Âu (EU) như một trong bốn trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.

Vận dụng

– Lựa chọn và trình bày được một vấn đề bảo vệ môi trường ở châu Âu.

Vận dụng cao

Nêu được dẫn chứng mối quan hệ VN với EU

5 TN

– Đặc điểm tự nhiên

– Đặc điểm dân cư, xã hội

– Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

1,0TL

– Khái quát về Liên minh châu Âu (EU)

1,0TL

0,5 TL

Châu Á

(3 tiết): 25%-1,5 điểm

– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á

Nhận biết

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á.

– Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản.

– Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á.

Thông hiểu

– Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

3TN

0,5 TL

Tổng

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu TL

Tỉ lệ %

20

15

15

Tỉ lệ chung

35

15

6. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6 sách Chân trời sáng tạo

6.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6

Choose the correct answer to complete the sentence.

1. My cousin gave me a present ______ my birthday.

A. for B. of C. on D. in

2. My sisters didn’t go ______ holiday last year.

A. in B. on C. at D. to

3. Trolleybuses and trams can not move without ______.

A. petrol B. gas C. coal D. electricity

4. A ______ can travel between continents.

A. cable car B. plane C. boat D. train

5. The first ______ system in the world is the London Underground.

A. ferry B. Bus C. subway D. train

Read the following passage. Decide if the statements from 1 to 5 are True or False.

A LIFE IN PHOTOS

On 23 January 1996, Munish Bansal to

a photo of his new baby daughter Suman.

Every day after that, Munish to

another photo of his daughter, sometimes in the morning, sometimes in the afternoon.

Sometimes Suman was tired or sad and she didn’t want to lo

at the camera, but she was usually happy.

From one day to the next Suman didn’t change a lot, but every year she grew or changed a little.

On her eighteenth birthday, 6,575 days after she was born, Munish to

a photo of his daughter as usual. But in this photo, she was an adult.

Munish collected all of the 6,575 photos, made one big picture from them, and gave it to her as a present.

1. Munish didn’t take photos when Suman was sad.

2. Munish to

a photo of his daughter at a different time every day.

3. Suman is quite different in the photos from one day to the next.

4. Suman was an adult when she received the present.

5. Munish collect all 6575 photos to make a big picture.

Supply the correct tenses or word forms.

1. There _________ any students in the room last night. (be, not)

2. My father _________ a new car last week. (buy)

3. Chris Hemsworth is a ________ Australian actor. (fame)

5. Mary has a ____beautiful_____ dress. (beauty)

5. We ________ our grandparents last Saturday. (visit)

6.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh 6

Choose the correct answer to complete the sentence.

1 - A; 2 - B; 3 - D; 4 - B; 5 - C;

Read the following passage. Decide if the statements from 1 to 5 are True or False.

1 - False; 2 - True; 3 - False; 4 - True; 5 - True;

Supply the correct tenses or word forms.

1. There ____weren’t_____ any students in the room last night. (be, not)

2. My father ____bought_____ a new car last week. (buy)

3. Chris Hemsworth is a ____famous____ Australian actor. (fame)

5. Mary has a ____beautiful_____ dress. (beauty)

5. We ___visited_____ our grandparents last Saturday. (visit)

7. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

7.1. Ma trận đề thi học kì 2 môn GDCD 6

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng caoTổng
TNTLTNTLTNTLTNTL

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nêu được khái niệm công dân; căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Giải quyết tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng các vấn đề liên quan đến công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Số câu:

2

1

3

Số điểm:

0,5

1

1,5

Tỉ lệ:

5

10

15

Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Nêu được những quy định của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Giải thích được vì sao các hành vi, nội dung là đúng hay sai theo kiến thức bài Quyền và nghĩa vụ Công dân

Qua tình huống cụ thể, nêu được các cách giải quyết đúng thể hiện việc biết thực hiện được quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phù hợp với lứa tuổi.

Số câu:

5

1

1

7

Số điểm:

1,25

3

3

7,25

Tỉ lệ:

12,5

30

30

72,5

Quyền cơ bản của trẻ em

Nêu được các quyền cơ bản của trẻ em

Số câu:

5

5

Số điểm:

1,25

1,25

Tỉ lệ:

12,5

12,5

Số câu:

12

1

1

1

15

Số điểm:

3

3

3

1

10

Tỉ lệ:

30

30

30

10

100

7.2. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Công dân là người dân của

A. một làng.
B. một nước.
C. một tỉnh.
D. một huyện.

Câu 2: Công dân là người dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ do

A. pháp luật quy định.
B. người khác trao tặng.
C. mua bán mà có.
D. giáo dục mà có.

Câu 3: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Bí mật xác lập di chúc thừa kế.
B. Lựa chọn giao dịch dân sự.
C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
D. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.

Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ Nhà nước và xã hội?

A. Hỗ trợ người già neo đơn
B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc
C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
D. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản

Câu 5: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Tự chuyển quyền nhân thân
B. Nộp thuế theo quy định.
C. Chia sẻ bí quyết gia truyền.
D. Công khai gia phả dòng họ.

Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
B. thực hiện chính sách tương trợ.
C. thay đổi cơ chế quản lí.
D. tham gia quản lí xã hội.

Câu 7: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng của trong việc hưởng quyền?

A. có nơi ở hợp pháp
B. trung thành với Tổ quốc.
C. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
D. Nộp thuế theo quy định.

Câu 8: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm

A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em
C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.

Câu 9: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền

A. tham gia của trẻ em.
B. bảo vệ của trẻ em.
C. sống còn của trẻ em.
D. phát triển của trẻ em.

Câu 10: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?

A. Ba nhóm cơ bản.
B. Bốn nhóm cơ bản.
C. Sáu nhóm cơ bản.
D. Mười nhóm cơ bản.

Câu 11: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền

A. sống còn của trẻ em.
B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em.
D. bảo vệ của trẻ em.

Câu 12: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?

A. Quyền được khai sinh.
B. Quyền nuôi dưỡng.
C. Quyền chăm sóc sức khỏe.
D. Quyền tự do ngôn luận.

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1 (3,0 điểm): Em hiểu thế nào là quyền cơ bản của công dân?. Hãy kể tên một số quyền cơ bản mà công dân Việt Nam được hưởng.

Câu 2 (3,0 điểm): Nga năm nay lên lớp 6 và anh trai đang học lớp 8. Từ lúc mới chào đời, Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau. Hằng ngày, hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập. Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh và giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.

Em hãy cho biết những quyền nào của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên?

Câu 3 (1 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bế em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuôi và đặt tên cho bé là Bình An.

Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao?

7.3. Đáp án đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 6

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

B

A

A

A

C

B

Câu

11

12

Đáp án

D

D

PHẦN 2: TỰ LUẬN

Câu 1

(3,0 điểm)

Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.

Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia đình; quyền bầu cử và ứng cử; tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền bình đẳng; quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do; quyền tự do kinh doanh...

3,0 điểm

Câu 2

(3,0 điểm)

- Những quyền của trẻ em được đề cập đến trong trường hợp trên gồm:

+ Quyền chăm sóc sức khỏe: Nga và anh trai đã được bố mẹ đưa đi tiêm phòng đầy đủ, được khám chữa bệnh khi ốm đau

+ Quyền chăm sóc nuôi dưỡng: Hai anh em được bố mẹ nấu cho những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng

+ Quyền học tập: Khi đến tuổi đi học, bố mẹ đưa hai anh em đến trường và tạo điều kiện để hai anh em học tập

+ Quyền vui chơi, giải trí: Nga và anh trai còn được bố mẹ quan tâm, tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh

+ Quyền được được tham gia của trẻ em: giao lưu kết bạn với những bạn bè cùng độ tuổi.

3,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

- Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.

1. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam.

1,0 điểm

8. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 CTST

8.1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Trường THCS ….............................
Họ và tên:……………………………
Lớp: …………………………………

KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM 2023 - 2024
MÔN HĐTN-HN - KHỐI LỚP 6
Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 ĐIỂM)

(5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng!

Câu 1: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.
B. Ra vào thang máy theo thứ tự.
C. Chen hàng để được vào thang máy trước.
D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau

Câu 2: Những lưu ý khi lựa chọn một hoạt động cộng đồng để tham gia:

A. Phù hợp với sức khỏe, năng lực và thời gian của bản thân.
B. Thích là tham gia, không quan tâm đến những cái khác.
C. Tìm kiếm trên internet, thấy hoạt động nào nhiều người là tham gia.
D. Thích tổ chức nào thì tham gia tổ chức đó.

Câu 3: Minh đang ngồi ở trạm chờ xe buýt thì có một bà cụ xuất hiện. Vì đã hết chỗ ngồi nên bà chỉ có thể đứng chờ xe. Minh đeo tai nghe, cúi mặt xuống để giả vờ không nhìn thấy bà cụ? Em có đồng tình với hành động của Minh không?

A. Không đồng tình vì hành động của Minh thể hiện sự thiếu tôn trọng, không biết giúp đỡ người lớn tuổi.
B. Đồng tình vì số lượng ghế có hạn, ai đến trước thì người đó ngồi trước.
C. Minh làm như vậy là đúng vì Minh đã ngồi trước đó.
D. Minh làm như vậy là đúng, vì coi như không nhìn thấy bà cụ.

Câu 4: Trong các hành động dưới đây, đâu là hành động thiếu văn minh ở nơi công cộng?

A. Chen lấn, không xếp hàng khi mua vé.
B. Không nhường chỗ cho người già ở nhà chờ xe bus.
C. Vứt rác bừa bãi ở công viên.
D. Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Chúng ta có thể tuyên truyền về ứng xử văn minh nơi công cộng qua phương tiện nào?

A. Qua báo, đài.
B. Qua Internet.
C. Qua các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...
D. Qua Internet, báo, đài, hoặc các buổi diễn thuyết ở trường học, nhà văn hoá,...

Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 7: Đâu là cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước ta?

A. Cồng chiêng Tây Nguyên.
B. Dân ca quan họ Bắc Ninh.
C. Vườn quốc gia Cúc Phương.
D. Cố đô Huế.

Câu 8: Phẩm chất yêu cầu của người làm nghề truyền thống là:
A. Thận trọng và tuân thủ quy định.
B. Trân trọng lao động và sản phẩm của lao động.
C. Có trách nhiệm, sáng tạo và hợp tác với mọi người trong công việc.
D. Tất cả các phương án trên.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Câu 2 (3 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

8.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

C

A

A

D

D

C

C

D

II. TỰ LUẬN:

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1 (3đ)

- Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh.

- Thu gom phân loại rác thải.

- Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã…

* HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Câu 2 (3đ)

- Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan.

Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội….

....

>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 lớp 6 sách Chân trời sáng tạo!

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo (8 môn)

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK