TOP 3 Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2024 (Có đáp án, ma trận)

Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

6 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn KHTN 8 (Có đáp án + Ma trận)

Đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 tổng hợp 6 đề kiểm tra có đáp án chi tiết và bảng ma trận.

TOP 6 Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 giúp các bạn học sinh lớp 8 nhanh chóng làm quen với các dạng bài tập trọng tâm để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Đề thi HK2 Khoa học tự nhiên 8 gồm 2 sách Cánh diều và Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là 6 đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 mời các bạn cùng tải tại đây.

1. Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

1.1 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 cuối kì 2

PHÒNG GD&ĐT.........

TRƯỜNG THCS...........

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 - 2024

MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8

Thời gian: 90 phút

A. TRẮC NGHIỆM (4 điểm; mỗi câu 0,25 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:

Câu 1. Cho các chất sau: NaOH, Cu(OH)2 , Al(OH)3, Mg(OH)2 chất nào là Base kiềm ?

A. NaOH
B. Cu(OH)2
C. Al(OH)3
D. Mg(OH)2

Câu 2. Công thức hóa học nào sau đây là Oxide ?

A. HCl
B. Ca(OH)2
C. K2O
D. KMnO4

Câu 3. Công thức phân tử của muối gồm :

A. H và gốc acid
B. Kim loại và OH
C. Hợp chất chứa Oxygen
D. Ion kim loại và anion gốc acid

Câu 4. Loại phân bón hóa học nào chứa nguyên tố dinh dưỡng Nitrogen ?

A. Phân đạm
B. Phân Kali
C. Phân lân
D. Phân PK

Câu 5. Đơn vị cường độ dòng điện là:

A. Vôn (V);
B. Ampe (A);
C. Niu tơn;
D. Kg.

Câu 6. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong các môi trường nào sau đây:

A. Chất rắn và chất lỏng.
B. Chất rắn và chất khí.
C . Chất khí và chân không.
D Chất lỏng và chất khí.

Câu 7. Nội năng của một vật là

A. động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
B. thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.
D. tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 8. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:

A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Đối lưu và bức xạ nhiệt.

Câu 9. Các vật sau đều dẫn nhiệt tốt:

A. Xoong nồi, thìa múc thức ăn.
B. Ấm trà làm bằng sành sứ, miếng xốp dán tường.
C. Xoong nồi, thìa inoox, ấm trà làm bằng sứ.
D. Xoong nồi làm bằng inoox, thìa kim loại.

Câu 10. Mỗi quả thận gồm

A. Khoảng 1 triệu đơn vị chức năng
B. khoảng 2 triệu đơn vị chức năng
C. khoảng 3 triệu đơn vị chức năng
D. khoảng 4 triệu đơn vị chức năng

Câu 11. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của tính chất nào

A. Vật lý, Hóa học, Khoa học tự nhiên học
B. Vật lý, hóa học và sinh học
C. Vật lý, Hóa học và thành phần các chất
D. Sinh học, hóa học và công nghệ

Câu 12. Trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống gọi là gì

A. Cân bằng tự nhiên
B. Cân bằng sinh học
C. Cân bằng vật lý
D. Cân bằng hóa học

Câu 13. Biến đổi khí hậu là sự thay đổi về giá trị nào của các yếu tố như độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ ...

A. Giá trị thặng dư
C. Giá trị cốt lõi
B. Giá trị chính xác
D. Giá trị trung bình

Câu 14. Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

A. tập hợp quần xã.
B. hệ quần thể.
C. hệ sinh thái.
D. sinh cảnh.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí.

Câu 16. Quần xã sinh vật là.

A. tập hợp các sinh vật cùng loài.
B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài.
C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên

II.TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17. ( 1 điểm ) Hòa tan mẫu đá vôi (CaCO3 ) vào dung dịch Hydro chloric acid. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.

Câu 18.( 2.0điểm) Em hãy nêu một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay.

Câu 19. (1.0điểm) Hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Câu 20. Em hãy kể tên hai đồ dùng điện trong gia đình và cho bieetd những đồ dùng điện đó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện. (0,5 điểm)

Câu 21. Khi bơm lốp xe căng hơi để ngoài trời nắng thường hay bị nổ lốp. Hãy giải thích? (1 điểm)

Câu 22. ( 0,5 điểm ): Địa phương em đã làm gì để giảm thiểu ô nhiễm của phân bón ?

1.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8

I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

A

C

D

A

B

C

C

B

D

A

B

A

D

C

C

C

II. TỰ LUẬN

Câu

Đáp án

Biểu điểm

Câu 17

Mẫu đá vôi tan dần có sủi bọt khí

PTHH: CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

0,5 đ

0,5 đ

Câu 18

- Do khí thải từ quá trình đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải ; quá trình đun nấu trong các hộ gia đình ; do cháy rừng.

- Do lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật : thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm bệnh,…

- Do các chất phóng xạ từ các nhà máy điện nguyên tử ; từ các vụ thử vũ khí hạt nhân.

- Do chất thải không được thu gom và xử lí đúng cách tạo môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.

- Do quá trình xây dựng, sinh hoạt, khai thác,… thải ra các vật liệu rắn.

- Do nước thải từ các nhà máy, hoạt động sản xuất,…

0.5đ

0.5đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

0.25đ

Câu 19

Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa để bảo vệ bản thân và gia đình.

- Giữ gìn vệ sinh tai đúng cách: không dùng vật nhọn để lấy ráy tai, không tắm ở nguồn nước bị ô nhiễm.

- Tránh bị nhiễm khuẩn.’

- Khám và điều trị kịp thời các bệnh về tai, mũi họng.

0.5đ

0.25đ

0.25đ

Câu 20

Nêu đúng tên mỗi dụng cụ và tác dụng của dòng điên tương ứng với mỗi dụng cụ đó được 0,25 điểm

0,5đ

Câu 21

Vì lốp xe đạp đã bơm căng mà để xe đạp ngoài trời nắng thì không khí trong lốp xe đạp sẽ nở ra tạo ra lực rất lớn tác dụng lên lốp xe làm xe bị nổ lốp.

Câu 22

Bón phân đáp úng 4 đúng: Đúng phân bón, đúng lượng, đúng cách, đúng thời điểm

0,5 đ

1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8

TT

Phần/

Chương/Chủ đề/Bài

Nội dung kiểm tra

Số lượng câu hỏi cho từng mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết (TN)

Thông hiểu (TL)

Vận dụng thấp (TL)

Vận dụng cao (TL)

TN

TL

1

Chương II: Một số hợp chất thông dụng

-Base – Thang pH

1

1

- Oxide

1

1

- Muối

1

1

1

1

- Phân bón hóa học

1

1

1

1

Chương V:

Điện

Cường độ dòng điện và hiệu điện thế

1

1

Đo cường độ dòng điện. Đo hiệu điện thế

1

1

Chương VI: Nhiệt (Năng lượng và cuộc sống)

Năng lượng nhiệt và nội năng

1

1

Sự truyền nhiệt

(Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt)

3

3

Sự nở vì nhiệt

1

1

Chương VII: Sinh học cơ thể người

(12 tiết) = 1.25 điểm

Cấu tạo của thận

Vận dụng được hiểu biết về các giác quan để bảo vệ bản thân và người thân trong gia đình.

1

1

1

1

Chương VIII: Sinh vật và môi trường

(15 tiết) = 3.5

– Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật.

– Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái.

Nêu được khái niệm sinh quyển.

– Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên.

– Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường

– Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu

– Trình bày được sơ lược về một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp, ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, ô nhiễm phóng xạ, ô nhiễm do sinh vật gây bệnh).

1

1

1

1

1

1

1

6

1

Tổng số câu

16

3

2

1

16

6

Tổng số điểm

4,0

3,0

2,5

0,5

4,0

6,0

Tỉ lệ %

40

30

25

5

40

60

2. Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

2.1 Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 8 cuối kì 2

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu của phương án em cho là đúng nhất. Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Oxide acid có đặc điểm là

A. tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
B. tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
C. không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
D. chỉ tác dụng được với muối.

Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

A. CO2.
B. K2O.
C. Al2O3.
D. CO.

Câu 3: Công thức hoá học của muối có tên gọi calcium carbonate là

A. CaC2.
B. CaCO3.
C. CaSO4.
D. Ca(HCO3)2.

Câu 4: Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

A. các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
B. nguyên tố nitrogen và một số nguyên tố khác.
C. nguyên tố phosphorus và một số nguyên tố khác.
D. nguyên tố potassium và một số nguyên tố khác.

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Thanh sắt.
B. Thanh thép.
C. Thanh nhựa.
D. Thanh gỗ.

Câu 6: Rơ le có tác dụng nào sau đây?

A. Thay đổi dòng điện.
B. Đóng, ngắt mạch điện.
C. Cảnh báo sự cố.
D. Cung cấp điện.

Câu 7: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với điện cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng hóa học.
B. Tác dụng sinh lí.
C. Tác dụng từ.
D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học.

Câu 8: Cường độ dòng điện được kí hiệu là

A. V
B. A
C. U
D. I

Câu 9: Chức năng nào dưới đây là của tuyến nội tiết?

A. Tiết hormone trực tiếp vào máu thực hiện điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
B. Điều khiển, điều hoà các quá trình sinh lí trong cơ thể.
C. Tiết enzyme thực hiện quá trình tiêu hoá thức ăn.
D. Điều hoà thân nhiệt, quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

Câu 10: Cơ quan nào trong hệ sinh dục nữ có chức năng nuôi dưỡng phôi thai?

A. Ống dẫn trứng.
B. Buồng trứng.
C. Tử cung.
D. Âm đạo.

Câu 11: Trong hệ sinh dục nữ, khi tế bào trứng không được thụ tinh thì nội mạc tử cung sẽ

A. bị bong ra.
B. hình thành một tế bào trứng mới.
C. tiếp tục dày lên.
D. không bị ảnh hưởng.

Câu 12: Kích thước quần thể sinh vật là

A. số lượng cá thể hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. khối lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. năng lượng tích lũy trong các cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

Câu 13: Quần xã nào dưới dây có độ đa dạng cao nhất?

A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng ôn đới lá kim.
C. Sa mạc.
D. Đồng rêu đới lạnh.

Câu 14: Hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm

A. quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã sinh vật.
B. các quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng.
C. các nhóm sinh vật và môi trường sống của chúng.
D. các nhóm thực vật, động vật và môi trường sống.

Câu 15: Hệ vận động của người có chức năng:

A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể, tạo ra hình dạng, duy trì tư thế và giúp con người vận động.
B. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể.
C. tạo ra hình dạng cơ thể.
D. giúp con người vận động.

Câu 16: Khu sinh học là

A. một hệ sinh thái của một vùng địa lí trên Trái Đất.
B. một hệ sinh thái với môi trường vô sinh đặc trưng.
C. tập hợp nhiều hệ sinh thái tại một khu vực địa lí xác định.
D. hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu của một vùng địa lí xác định.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1: (0,5 điểm) Cho 35 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư, kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu lít khí CO2 ở điều kiện chuẩn?

Bài 2: (2 điểm)

a. (0,5 điểm) Nội năng là gì? Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử chuyển động như thế nào?

b. (1 điểm) Em hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến dẫn nhiệt? Giải thích.

TH1: Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

TH2: Bật điều hòa không khí, sau một thời gian ta thấy phòng mát lên.

TH3: Khi đun nước trong ấm, nước sẽ nóng dần lên, nếu ta để ngón tay vào nước 1 lúc thì ngón tay sẽ ấm lên.

TH4: Đặt ấm nước lên bếp lửa, sau 1 thời gian ta thấy nước sôi.

TH5: Nhúng một đầu chiếc thìa bằng bạc vào một cốc nước sôi, tay ta cầm ở đầu kia của chiếc thìa đó, sau một thời gian có cảm giác nóng lên.

c. (0,5 điểm) Khi đi xe đạp trời nắng có nên bơm căng lốp xe không? Vì sao?

Bài 3: (1 điểm) Vì sao ở người thường có phản ứng run người và nổi da gà khi gặp lạnh?

Bài 4: (2,5 điểm)

a. (0,5 điểm) Mô tả quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái.

b. (1 điểm) Xác định ý nghĩa đối với môi trường của mỗi hoạt động sau:

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

c. (1 điểm) Ở một địa phương, người ta có ý định nhập nội ba loài cá (A, B, C) về nuôi. Nhiệt độ trung bình trong năm tại đây dao động từ 15 oC đến 30 oC. Dựa vào thông tin về giới hạn sinh thái nhân tố nhiệt độ của mỗi loài cá trong hình dưới đây, hãy cho biết nên nhập loại cá nào để nuôi tại đây và giải thích.

2.2 Đáp án đề thi học kì 2 KHTN 8

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

1. B

2. D

3. B

4. A

5. C

6. B

7. A

8. D

9. A

10. C

11. A

12. A

13. A

14. A

15.A

16. D

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1:

nCaCO_3=\frac{35}{100}=\ 0,35ml

PTHH: CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + H2O + CO 2

Ta có nCO2= nCaCO3= 0,35 (mol)

Suy ra VCO2= = n.24,79 = 0,35.24,79 = 8,68 (L)

Bài 2:

a.

- Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.

- Khi một vật được làm nóng, các phân tử, nguyên tử của vật chuyển động nhanh lên và nội năng của vật tăng.

Hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là: TH1, TH3, TH5.

Giải thích:

TH1: Có sự truyền nhiệt lượng từ phần này sang phần khác của que sắt.

TH3: Có sự truyền nhiệt lượng từ nước sang ngón tay.

TH5: Có sự truyền nhiệt lượng từ nước sang thìa và từ thìa sang tay cầm thìa.

Không nên bơm căng lốp xe khi đạp xe ngoài trời nắng. Vì xảy ra hiện tượng dãn nở vì nhiệt. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn nên phần khí bên trong sẽ nở to. Khi chất khí đang co dãn mà có vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn dẫn đến nổ lốp.

Bài 3:

- Run người là hiện tượng co rút nhanh của cơ làm tăng quá trình dị hoá để sinh nhiệt chống rét.

- Nổi da gà là hiện tượng là hiện tượng cơ chân lông co giúp giảm sự toả nhiệt để chống rét.

Bài 4:

A. Quá trình trao đổi chất trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất: Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.

b.

Hoạt động của con người

Ý nghĩa của hoạt động

(1) Tăng cường sử dụng các vật liệu có thể tái sử dụng và thân thiện với môi trường.

Hạn chế ô nhiễm rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.

(2) Thu gom và tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh theo đúng quy trình.

Hạn chế ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh.

(3) Bảo vệ các loài thiên địch của các loài sinh vật gây hại cây trồng.

Hạn chế ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật.

(4) Lắp đặt các thiết bị lọc khí thải từ các nhà máy.

Hạn chế ô nhiễm môi trường không khí.

c.

- Dựa vào giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 3 loài cá (A, B, C) và nhiệt độ trung bình năm của môi trường (15 oC đến 30 oC) → Nên nhập loài cá B để về nuôi.

- Giải thích:

+ Loài cá B có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5 – 38 oC, khoảng thuận lợi là 15 – 30 oC, phù hợp với điều kiện nhiệt độ trung bình trong năm ở địa phương, do đó, loài cá B sẽ sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

+ Trong khi đó, loài cá A có giới hạn sinh thái là 0 – 14 oC, loài cá C là 34 – 45 oC đều nằm ngoài ngưỡng nhiệt độ trung bình của địa phương, do đó, loài cá A và loài cá C sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được nuôi.

........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK