Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 Cánh diều năm 2023 - 2024 gồm 3 đề thi, có ma trận kèm theo, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Với 3 Đề thi học kì 1 môn HĐTN, HN 6 Cánh diều, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Tin học, Khoa học tự nhiên, Toán, Giáo dục công dân. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Cánh diều
1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều - Đề 1
1.1. Đề kiểm tra học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
UBND HUYỆN…… TRƯỜNG……..
| ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I |
I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu mà em cho là đúng:
Câu 1: Những việc em nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới.
A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp học các môn học mới.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 2: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?
A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.
Câu 3: Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn? Khoanh tròn vào đáp án đúng.
A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 4: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ khuyết
Cách khắc phục khó khăn ở trường học mới (THCS)………..
A. Lập kế hoạch hợp lý.
B. Hỏi lại thầy cô khi chưa hiểu bài.
C. Học nhóm
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 5: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học.
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6: Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt? Khoanh tròn đáp án đúng.
A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.
Câu 7: Những giá trị sau có đúng với bản thân em không?
A. Trung thực.
B. Nhân ái.
C. Trách nhiệm.
D Tất cả các ý trên.
Câu 8: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày.
A.Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 9: Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?
A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 10: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 11: Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?
A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.
Câu 12: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:
A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 4 việc nên làm để điều chỉnh bản thân cho phù hợp với môi trường học tập mới ?
Câu 2 (2 điểm) Em hãy nêu được ít nhất 4 sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học?
Câu 3 (1 điểm) Sở thích của em là gì? Em đã làm gì để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả nhất?
Câu 4 (1 điểm) Trong lớp có một học sinh rất hay làm mất trật tự trong các giờ học và điều đó làm ảnh hưởng đến giáo viên bộ môn và các bạn trong lớp. Nếu em là cán bộ trong lớp thì em cần phải làm gì để giải quyết tình trạng đó?
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6
*PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: D | Câu 2: D | Câu 3: B | Câu 4:D | Câu 5: D | Câu 6: A |
Câu 7: D | Câu 8: D | Câu 9: C | Câu 10: B | Câu 11: D | Câu 12: B |
* PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm |
Câu 1
| VD: - Chủ động làm quen với bạn mới. - Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên về phương pháp các môn học mới. - Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới. - Thay đổi những thói quen không phù hợp trong môi trường học tập mới GV lưu ý Hs có thể lấy những việc làm khác hợp lí vẫn cho điểm | 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 | VD: - Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng… - Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai. - Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập. - Những tay đổi về cảm xúc trong tình bạn, đối với người thân trong gia đình, thầy cô . GV lưu ý Hs có thể lấy những sự thay đổi khác hợp lí vẫn cho điểm | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 | - HS nêu được sở thích của bản thân - HS nêu được những việc mà mình đã làm để thực hiện sở thích GV căn cứ vào nội dung HS bộc bạch để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những em HS có những biện pháp hay thuyết phục | 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 4 | Cần phải tìm hiểu rõ xem vì sao bạn đó lại rất hay làm mất trật tự trong lớp và môn học nào cũng thế hay chỉ là một số môn học. Nếu lý do bạn đó đưa ra là không hợp lý thì em cần phải giải thích rõ cụ thể cho bạn đó. Chẳng hạn như: không thích học môn học đó. Hay là do thầy, cô bộ môn đó dạy không hay hoặc môn học đó khó hiểu, thì bạn cần phân tích cho bạn đó hiểu vai trò và tác dụng của môn học đó. Hoặc trao đổi với giáo viên bộ môn đó để tìm ra phương pháp dạy khác phù hợp hơn,... | 1 điểm |
QUY ĐỔI TỪ ĐIỂM SANG XẾP LOẠI
Điểm | Xếp loại |
Từ điểm 5,0 -10 | Đạt (Đ) |
Dưới 5,0 | Chưa đạt (CĐ) |
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Các cấp độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
Số câu TN | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | |||
1 | Trường học mới của em
| 1.1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 | 1 | ||||
2 | Thích nghi với môi trường mới
| 2.1. Giới thiệu về người bạn mới 2.2. Khắc phục khó khăn ở trường học mới. 2.3. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân | 5 | 1 | 1 | 1 | |
3 | Trở thành người lớn | 3.1. Những thay đổi của bản thân. | 4 | 1 | |||
4 | Sinh hoạt trong gia đình | 4.1. Gia đình em 4.2. Quan tâm chăm sóc người thân | 2 | ||||
T/số câu | 13 | 1 | 1 | 1 | |||
T/số điểm | 4 | 3 | 2 | 1 | |||
Tỉ lệ % | 40% | 30 % | 30 % | 10 % | |||
Tỉ lệ chung% | 40% | 30% | 20 % | 10 % |
1.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối học kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TT | Nội dung kiến thức | Đơn vị kiến thức | Mức độ kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra | Các cấp độ nhận thức | ||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||
Số câu TN | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | Số câu TL | ||||
1 | Trường học mới của em
| 1.1. Cảm xúc khi trở thành học sinh lớp 6 | Nhận biết: Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học | 1 | ||||
2 | Thích nghi với môi trường mới
| 2.1. Giới thiệu về người bạn mới 2.2. Khắc phục khó khăn ở trường học mới. 2.3. Chăm sóc và điều chỉnh bản thân | Nhận biết: những việc nên làm và không nên làm khi thiết lập mối quan hệ bạn bè phù hợp với môi trường học tập mới, nhận biết đặc điểm của người bạn tốt. Thông hiểu: Nêu được những việc nên làm để điều chỉnh bản thân Vận dụng cao: Nêu được sở thích của bản thân, các việc làm để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả | 5 | 1 | 1 | 1 | |
3 | Trở thành người lớn | 3.1. Những thay đổi của bản thân. | - Nhận biết: những thay đổi của bản thân, những việc làm biểu hiện em đã lớn -Vận dụng: Nêu được sự thay đổi tích cực của bản thân so với khi còn là học sinh tiểu học | 4 | 1 | |||
4 | Sinh hoạt trong gia đình | 4.1. Gia đình em 4.2. Quan tâm chăm sóc người thân | 2 | |||||
T/số câu |
|
| 13 | 1 | 1 | 1 | ||
T/số điểm |
|
| 4 | 3 | 2 | 1 | ||
Tỉ lệ % |
|
| 40% | 30 % | 30 % | 10 % | ||
Tỉ lệ chung% |
|
| 40% | 30% | 20 % | 10 % |
2. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều - Đề 2
2.1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
TRƯỜNG THCS ….. Họ và tên: ................................... Lớp: .......................................... | KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Ngày kiểm tra: ........../.........../2023 |
A. Trắc nghiệm: (7.0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng nhất. (mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm)
Câu 1: Môn học em yêu thích nhất là gì?
A. Toán
B. Hóa
C. Mĩ thuật
D. Thể dục
Câu 2: Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô?
A. Không lắng nghe thầy cô.
B. Cảm thông , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
C. Trao đổi nội dung học tập
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là thiên tai?
A. Cháy rừng
B. Động đất
C. Ô nhiễm nước sông
D. Chặt, phá rừng
Câu 4: Những ý nào đúng cho những thay đổi của em so với khi là học sinh tiểu học?
A. Những thay đổi về chiều cao, cân nặng, vóc dáng…
B. Những thay đổi của em về ước mơ trong cuộc sống, về tương lai.
C. Những thay đổi trong ý thức trách nhiệm đối với học tập.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Em sẽ làm gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường?
A. Rủ bạn đi chơi cùng
B. Chuyên cần học tập, thân thiện với bạn bè
C. Không chào hỏi thầy cô
D. Cho bạn chép bài thi
Câu 6: Thiên tai gây ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào?
A. Thiệt hại về người
B. Thiệt hại về tài sản
C. Thiệt hại về điều kiện sống, các hoạt động kinh tế - xã hội
D. Tất cả đáp án trên
Câu 7: Khi cô giáo chủ nhiệm giao nhiệm vụ cho Lan hướng dẫn các bạn trong lớp học tập nên sau mỗi giờ học, Lan đã nhiệt tình hướng dẫn một số bạn chưa hiểu bài làm bài tập. Chứng tỏ Lan là người như thế nào?
A. Trách nhiệm và nhiệt tình
B. Thể hiện bản thân
C. Làm với thái độ ép buộc
D. Làm chỉ vì trách nhiệm
Câu 8: Trong lớp có bạn mới chuyển đến rất nhút nhát em sẽ làm gì để giúp bạn hòa nhập với các bạn trong lớp?
A. Không quan tâm
B. Trò chuyện, rủ bạn thạm gia các hoạt động
C. Lôi kéo các bạn khác cùng trêu
D. Chê bai bạn
Câu 9: Khi bị ngập lụt, em cần làm gì?
A. Không làm gì cả.
B. Cần di chuyển nhanh đến nơi cao và vững chắc
C. Cố vượt qua khu vực ngập lũ
D. Không cần người trợ giúp
Câu 10: Những ý nào sau đây thể hiện mình đã lớn trong cuộc sống hàng ngày?
A. Tự giác học tập.
B. Nhường em nhỏ.
C. Tôn trọng bạn bè.
D. Tất cả các ý trên trên.
Câu 11: Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?
A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.
Câu 12: Sau cơn bão, chúng ta cần làm gì?
A. Ở yên trong nhà đợi nước rút mới ra ngoài thu dọn.
B. Ra thu dọn cây cối đổ, dây điện trong khi ngập nước.
C. Lội nước để thu dọn đồ đạc
D. Lội nước thu dọn các cột điện bị đổ
Câu 13: Hành vi nào sau đây thể hiện đức tính thật thà?
A. Bạn H thường xuyên chép bài của bạn trong giờ kiểm tra
B. Bạn H không nhận thành quả nếu như không phải của mình
C. Bạn H nhặt được ví ở sân trường nhưng không nói cho ai biết.
D. Bạn H hay nói dối quanh với bố mẹ, thầy cô.
Câu 14: Để giữ gìn và phát triển tình bạn cần làm gì?
A. Chân thành, tôn trọng lẫn nhau, giải quyết các vấn đề nảy sinh theo hướng tích cực.
B. Tích cực với nhau
C. Tôn trọng và rủ nhau cùng chơi
D. Mặc đồ đôi, cùng ăn món yêu thích
Câu 15: Hiện tượng sạt lở đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ bản thân?
A. Vẫn tiếp tục ở khu vực đó
B. Gia cố lại nhà cửa và ở tại đó
C. Đến gần các khu vực đá trượt lở.
D. Nhanh chóng sơ tán khỏi vùng đó theo hướng dẫn của chính quyền
Câu 16: Ở nhà bạn Hoa nấu ăn rất ngon, được các thành viên trong nhà sẽ thế nào với Hoa?
A. Không thích những món Hoa nấu
B. Không cho Hoa nấu ăn
C. Khen ngợi và trân trọng khả năng của Hoa
D. Phê bình vì đáy không phải khả năng tốt.
Câu 17: Những việc em nào không nên làm để phù hợp với môi trường học tập mới?
A. Lập thời gian biểu phù hợp với môi trường học tập mới.
B. Chủ động làm quen với bạn bè mới.
C. Hỏi thầy cô, các anh chị lớp trên vể phương pháp học các môn học mới.
D. Không thích học môn nào thì bỏ qua.
Câu 18: Tư thế đi đúng là như thế nào?
A. Đi thẳng người.
B. Đi thẳng người, không được gù lưng.
C. Đi với tư thế thoải mái nhất là được.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 19: Luôn quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ người khác là người có đức tính gì?
A. Hài hước
B. Vui tính
C. Nhiệt tình
D. Quan tâm người khác
Câu 20: Việc nào nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới?
A. Hòa đồng, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông
C. Không chia sẻ đồ dùng học tập
D. Hạn chế tiếp xúc với các bạn trong lớp.
Câu 21: Những biểu hiện nào của cơ thể cho thấy ta đang lo lắng?
A. Tim đập nhanh, toát mồ hôi.
B. Lòng bàn tay, bàn chân lạnh.
C. Tay chân hoặc cả cơ thể run rẩy.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 22: Em sẽ thiết kế góc học tập của mình như thế nào?
A. Sắp xếp sách vở, đồ dùng ngăn nắp
B. Trang trí góc học tập đầy đủ ánh sáng
C. Tất cả các thiết kế trên.
D. Trang trí học tập để ngồi học thấy thoải mái, dễ chịu.
Câu 23: Hành động nào không nên thể hiện khi giao tiếp với mọi người?
A. Thái độ bất cần
B. Chú ý lắng nghe
C. Lời nói nhẹ nhàng
D. Hành vi chuẩn mực
Câu 24: Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ làm gì?
A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.
Câu 25: Vật nào sau đây không nên để ở góc học tập?
A. Sách vở
B. Đồ chơi
C. Cặp sách
D. Bút, thước kẻ
Câu 26: Để nơi sinh hoạt cá nhân luôn gọn gàng, ngăn nắp, mỗi chúng ta cần làm thế nào?
A. Gấp, xếp chăn màn gọn gàng sau khi ngủ dậy
B. Không cần gấp quần áo, khăn, tất đã phơi khô
C. Đồ dùng các nhân bỏ chỗ nào tiện lấy là được
D. Ngủ dậy để chuẩn bị đi học ngay, trưa về rồi gấp mền sau
Câu 27: Sắp xếp nơi ở gọn gàng, ngăn nắp sẽ có tác dụng gì?
A. Mất thời gian khi sắp xếp
B. Giúp chúng ta nhanh chóng tìm được những đồ dùng cá nhân khi cần
C. Ảnh hưởng, mất nhiều thời gian.
D. Khó tìm kiếm đồ dùng cá nhân của mình.
Câu 28: Cảm nhận của em khi nơi ở đã được sắp xếp gọn gàng là gì?
A. Vui vẻ, thoải mái, tiện sử dụng
B. Mất thời gian
C. Khó chịu, bận rộn
D. Khó lấy đồ dùng hơn
B. Tự luận (3.0 điểm)
Câu 29. (1.5 điểm) Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để thiết lập mối quan hệ với bạn bè.
Câu 30. (1.5 điểm) Tiến không bao giờ nói dối và chưa từng quay cóp trong học tập. Tiến từ chối nhận những gì mà tự cảm thấy mình không xứng đáng. Theo em Tiến là người như thế nào? Em có nên học hỏi Tiến không?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6
I. Trắc nghiệm: (7.0 điểm) (Mỗi câu đúng được 0.25 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
Đáp án | HS tự lựa chọn đáp án phù hợp với bản thân | A | B | D | B | D | A |
Câu | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | B | B | D | A | A | B | A |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 |
Đáp án | D | C | D | D | D | A | D |
Câu | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | C | A | B | B | A | B | A |
II. Tự luận (3.0điểm)
Câu | Đáp án | Biểu điểm | ||||
9 |
| 1.5đ
| ||||
10 | - Theo em Tiến là một người trung thực, thật thà. Em nên học hỏi người như bạn Tiến | 1.5đ |
3. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Cánh diều - Đề 3
3.1. Đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
Câu 1. Thái độ của em khi giao tiếp trò chuyện với mọi người là
A. Lơ đãng, không quan tâm người khác nói gì.
B. Chú ý lắng nghe, tiếp thu lời nói của người đang nói.
C. Nói chen ngang, giành nói với người đang nói.
D. Lo làm việc cá nhân của mình, mặc kệ người đó đang nói.
Câu 2. Thái độ cảm xúc của bản thân em đối với những người xung quanh là
A. Mặc kệ người ta, thân ai nấy lo.
B. Nói xấu về người ta khi có dịp thuận lợi.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Áp đặt cách suy nghĩ của bản thân mình vào người khác.
Câu 3. Trong giờ học trực tuyến (online), thì em cần làm gì để tập trung học tập?
A. Chia màn hình điện thoại ra làm hai để chơi game hay xem phim.
B. Tắt micro, tắt camera, mặc kệ Thầy cô muốn nói gì.
C. Thầy Cô nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.
Câu 4. Trong giờ học, khi Thầy cô gọi trả lời câu hỏi mà em không biết trả lời thì cách ứng xử nào là phù hợp?
A. Xin lỗi Thầy cô vì chưa học bài hoặc chưa chú ý nghe giảng.
B. Cố gắng trả lời lung tung mà không liên quan đến bài học.
C. Đứng im lặng, cúi mặt và không nói gì.
D. Nhờ bạn bè kề bên nhắc câu trả lời.
Câu 5. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ gần gũi, kính trọng thầy cô?
A. Không lắng nghe thầy cô.
B. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
C. Suy nghĩ tích cực về những điều góp ý thẳng thắn của thầy cô.
D. Tôn trọng, lễ phép với thầy cô.
Câu 6. Việc nào không nên làm khi thiết lập mối quan hệ thân thiện với các bạn mới ?
A. Cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
B. Ích kỉ, không biết cảm thông, chia sẻ giúp đỡ bạn.
C. Chân thành, thiện ý với bạn.
D. Cởi mở, hòa đồng với bạn.
Câu 7. Ý nào sau đây không thể hiện là bản thân em đã biết chia sẻ khó khăn cùng người lớn?
A. Chăm sóc ăn uống, vệ sinh cho người ốm bệnh.
B. Chủ động, khẩn trương hoàn thành công việc học tập để có thời gian giúp đỡ gia đình.
C. Lạc quan, động viên người thân khi họ gặp biến cố.
D. Vẫn tiếp tục làm các công việc mà mình thích..
Câu 8. Đâu là hành vi ứng xử nơi công cộng đúng đắn
A. Xếp hàng ngay ngắn chờ đến lượt.
B. Chen lấn, xô đẩy.
C. Vứt rác bừa bãi.
D. Khạc, nhổ bừa bãi.
Câu 9. Hành vi ứng xử nào không phù hợp?
A. Tươi cười, chan hoà với mọi người.
B. Thể hiện trách nhiệm với công việc được giao.
C. Kính trọng, lễ phép với Thầy cô và người lớn tuổi hơn.
D. Chia bè, chia phái để gây gổ đánh nhau.
Câu 10. Đâu là biểu hiện của cách thức giao tiếp phù hợp?
A. Chê bai bạn, kể xấu người khác.
B. Có lời nói, thái độ, hành vi phù hợp để tạo sự hài lòng, hoặc tránh làm tổn thương người khác.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.
Câu 11. Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?
A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.
Câu 12. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:
A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.
Câu 13. Đâu không phải là một phương pháp phù hợp để rèn luyện, điều chỉnh thái độ của bản thân với mọi người xung quanh?
A. Luôn suy nghĩ đến điều tích cực của người khác.
B. Hít thật sâu, thở chậm để giảm tức giận.
C. Không phản ứng, không nói khi đang bực tức.
D. Quát mắng tất cả mọi người xung quanh khi không làm theo ý của mình.
Câu 14. Một môn học mới ở Lớp 6 mà các em được học là
A. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
B. Ngữ Văn.
C. Tiếng Anh.
D. Mỹ Thuật.
Câu 15. Hoạt động nào thể hiện sự tự tin của bản thân bước vào tuổi mới lớn?
(1) Luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng.
(2) Xả rác bừa bãi.
(3) Tham gia tích cực các hoạt động tập thể ở lớp, ở Trường.
(4) Thể hiện năng khiếu của bản thân.
A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 16. Sự trung thực trong kiểm tra, thi cử của học tập trực tuyến (Online) là
A. Mở 2 thiết bị để tra cứu đáp án từ Google.
B. Chụp ảnh câu hỏi và nhắn cho bạn nhờ giải giúp.
C. Nhờ người lớn ngồi kế bên giải giúp.
D. Học bài, chuẩn bị bài thật tốt để tham gia vào các kì thi.
Câu 17. Đâu không phải một thông điệp trong Khẩu hiệu 5K về phòng chống dịch Covid-19?
A. Luôn sử dụng khẩu trang.
B. Không tập trung đông người.
C. Giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
D. Không phải khử khuẩn.
Câu 18. Chế độ chăm sóc sức khoẻ bản thân thì chúng ta cần
(1) Ăn uống hợp lí.
(2) Tập thể dục hằng ngày.
(3) Vệ sinh cá nhân hằng ngày.
(4) Thức khuya thường xuyên.
A. (1), (3).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (1), (2), (4).
Câu 19. Trong giờ học trực tuyến (học Online), khi Thầy cô gọi em trả lời câu hỏi của bài học thì em sẽ làm gì?
A. Im lặng, không lên tiếng.
B. Mở micro, mở camera và trả lời câu hỏi đó một cách sốt sắng, tích cực.
C. Mở micro, mở camera và nói ‘‘Em không biết’’.
D. Mặc kệ Thầy cô gọi tên vì em đang bận chơi game.
Câu 20. Câu ca dao, tục ngữ nói về Tình cảm Thầy trò là
A. Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
B. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
D. Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6
1.B | 2.C | 3.D | 4.A | 5.A | 6.B | 7.D | 8.A | 9.D | 10.B |
11.D | 12.A | 13.D | 14.A | 15.A | 16.D | 17.D | 18.C | 19.B | 20.A |