Trang chủ Học tập Lớp 6 Đề thi học kì 2 Lớp 6

TOP 2 Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm 6 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024

Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

2 Đề kiểm tra cuối kì 2 môn HĐTN HN 6 (Có đáp án + Ma trận)

TOP 2 Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 - 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Với 2 Đề thi học kì 2 môn HĐTN, HN 6 sách KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 - 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 môn Văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lí. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức - Đề 1

1.1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6


PHÒNG GD & ĐT TP …..

TRƯỜNG THCS…..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Chọn chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Việc làm nào sau đây không nên làm khi giải quyết vấn đề nảy sinh trong gia đình?

A. Lắng nghe suy nghĩ để thấu hiểu vấn đề. 
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau
C. Quát mắng, tranh cãi gay gắt
D. Góp ý chân thành, quan tâm.

Câu 2: Em trai của Tùng dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử nên thường xuyên sao nhãng học hành và việc nhà đã được phân công. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

A. Khuyên bảo em trai tập trung và việc học và cùng giúp việc nhà cho bố mẹ
B. Quát mắng em trai vì đã chơi điện tử.
C. Tranh cãi gay gắt với em trai.
D. Tỏ thái độ thờ ơ với em trai.

Câu 3: Có bạn cho rằng: Công việc nhà là việc của người lớn, không phù hợp với lứa tuổi học sinh. Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?

A. Không đồng ý, vì việc nhà có thể lựa chọn làm phù hợp với lứa tuổi.
B. Đồng ý với ý kiến trên.
C. Lứa tuổi học sinh cần có sự giúp đỡ của người lớn.
D. Chỉ làm những việc mình thích.

Câu 4: Ý nghĩa của việc chủ động, tự giác làm việc nhà:

A. rèn luyện đức tính chăm chỉ, lao động
B. trách nhiệm với gia đình
C. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ, yêu thương người thân.
D. tất cả các ý nghĩa trên.

Câu 5: Những ai có thể tham gia vào các hoạt động cộng đồng?

A. Chỉ người từ 18 tuổi trở lên
B. Tất cả những ai có nhu cầu tham gia
C. Chỉ dành cho những người có chức quyền trong xã hội
D. Chỉ dành cho những người có kinh tế ổn định

Câu 6: Cứ sau 3 tháng theo điều kiện có thể hiến máu lại, Hà lại đến bệnh viện Huyết học máu TW để hiến máu với mong muốn có thể cứu giúp được nhiều người bệnh. Em thấy Hà là người như thế nào?

A. Hà là người sống tình cảm, có trách nhiệm 
B. Hà là người không biết nghĩ
C. Hà là người vô tâm
D. Hà là người làm bất đắc dĩ.

Câu 7: Có những cách nào em có thể vận động được gia đình, người quen ủng hộ cho dự án vì cộng đồng?

A. Nhắc nhở họ một cách gay gắt rằng đây là việc nên làm
B. Đưa ra ví dụ về những việc nhỏ đơn giản hằng ngày họ có thể làm được cũng sẽ giúp cho cộng động phát triển hơn
C. Đe dọa họ nếu như không làm thì sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống
D. Uy hiếp họ rằng cộng đồng sẽ lên án nếu như họ không làm

Câu 8: Hiểu được những độc tố có trong pin sẽ làm ảnh hưởng tới sức khẻ con người nếu bị vứt bừa bãi, thải ra ngoài môi trường, Hiếu đã vận động gia đình mình thu gom pin đã sử dụng. Theo em, việc làm của Hiếu có ý nghĩa gì?

A. Giúp giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường sống
B. Giúp cho mọi người trong gia đình đều ý thức được tác hại từ pin
C. Không có ý nghĩa gì cả
D. Cả A và B đúng

Câu 9: Những món quà tái chế từ vỏ chai nhựa được các bạn lớp 6A làm sẽ được gửi đi làm quà cho các em học sinh ở vùng sâu vùng xa. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?

A. Giảm ô nhiễm môi trường và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người
B. Không có ý nghĩa gì cả
C. Kiếm thêm tiền từ việc làm quà tặng
D. Làm hạ nhân phẩm của các bạn.

Câu 10: Trên đường đi học về, bé N được mẹ mua sữa cho uống. Sau khi uống xong, em không thả vỏ hộp sữa xuống đường hay vứt vào vỉa hè mà tiếp tục cầm trên tay. Về đến nhà em mới vứt vỏ hộp vào thúng rác trước cửa. Theo em, N là một cô bé như thế nào?

A. N rất ngoan. 
B. N rất có ý thức bảo vệ môi trường.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.

Câu 11: Cả gia đình chuẩn bị đi chùa vào đầu năm mới, mẹ nhắc hai chị em mặc áo dài, nhưng chị gái em không thích mặc và chọn mặc áo, váy ngắn. Em sẽ làm như thế nào trong tình huống này?

A. Mặc kệ không quan tâm vì dù sao cũng là sở thích của chị.
B. Khuyên chị nên lựa chọn trang phục kín đáo, nhã nhặn vì chùa là nơi linh thiêng.
C. Xuống mách với mẹ để mẹ xử lí.
D. Mang thêm một bộ đồ khác đề phòng trường hợp chị muốn thay.

Câu 12: Em làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?

A. không tham gia các hoạt động
B. chỉ tham gia lễ hội yêu thích
C. tuyên truyền, lôi kéo mọi người không tham gia
D. tự hào và tham gia tích cực vào các hoạt động lễ hội

Câu 13: Em đã làm gì để thể hiện việc giữ gìn và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

A. Vứt rác bừa bãi
B. Vẽ tranh hoặc tự hào khi giới thiệu về cảnh quan thiên nhiên
C. Thái độ thờ ơ
D. Ngại ngùng khi giới thiệu về cảnh quan.

Câu 14: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Thờ ơ, không quan tâm. 
B. Giả vờ không nhìn thấy.
C. Trực tiếp lên án các hành vi đó.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 15: Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới cong người?

A. Làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp,…
B. Tác động xấu tới sức khoẻ con người
C. Làm tăng tốc độ sinh trưởng của các khoại vi khuẩnm côn trùng
D. Tất cả những tác động trên

Câu 16: Em đã làm thế nào để làm giảm biến đổi khí hậu?

A. Trông nhiều cây xanh
B. Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
C. tuyên truyền mọi người trồng rừng và không sử dụng túi nilong,…
D. Tất cả những việc làm trên.

Câu 17: Đâu là nghề truyền thống của Việt Nam?

A. Thủ công mỹ nghệ 
B. Làm trống
C. Làm muối
D. Cả 3 ý trên

Câu 18: Một trong những công việc của nghề trồng trọt là gì?

A. Nhổ cỏ 
B. Bón phân
C. Cuốc đất
D. Cả 3 ý trên

Câu 19: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?

A. Dệt vải 
B. Thêu
C. Làm gốm
D. Làm hương

Câu 20: Bất cứ người làm nghề nào đều cần có phẩm chất gì?

A. Chăm chỉ 
B. Kiên trì
C. Trung thực
D. Cả 3 ý trên

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1: (2đ) Quê hương em có những cảnh quan nào? Chia sẻ với các bạn về cảnh quan thiên nhiên mà em yêu thích

Câu 2: (2đ) Những biểu hiện của biến đổi khí hậu? Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người. Em làm được những việc gì để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu?

Câu 3: (1đ) Giới thiệu về một số làng nghề truyền thống? Chia sẻ những điều học hỏi được và cảm xúc về làng nghề truyền thống?

1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

B

D

B

A

B

D

A

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

D

B

C

D

D

D

D

C

D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu

HDC

Thang điểm

1

Quê hương em có những cảnh quan: biển, sông, đồi núi, cánh đồng lúa…

Chia sẻ với các bạn trong nhóm về cảnh quan thiên nhiên mà em yêu thích: biển, đồng lúa…

2

Biến đổi khí hậu: trái đất ngày càng nóng lên, băng tuyết ở Bắc cực, nam cực tan ra, môi trường ô nhiếm, hạn hán, lũ lụt…

Những việc nên làm:

- Trồng và chăm sóc cây xanh

+ Bảo vệ rừng

+ Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải.

+ Vứt rác đúng nơi quy định

Những việc không nên làm:

+ Đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi.

+ Lãng phí điện, nước.

+ Sử dụng nhiều túi nilon

+ Chặt phá cây rừng. …

Em làm được những việc để góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu:

- Bảo vệ rừng.

- Tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng phương tiện giao thông công cộng để giảm bớt khí thải.

- Vứt rác đúng nơi quy định

3

- Giới thiệu về một số làng nghề truyền thống: nghề đan, nghề làm gốm, nghề làm bánh tráng, nghề làm chiếu….

- Chia sẻ những điều học hỏi được và cảm xúc về làng nghề truyền thống: trau dồi thêm kiến thức về làng nghề của nước ta, qua đó học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn trong cuộc sống.

1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TT

Chủ đề

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tỷ lệ

Tổngđiểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Chủ đề 5: Em với gia đình.

2 câu

1 câu

2

câu

1 câu

6 câu

1,5 điểm

2

Chủ đề 6: Em với cộng đồng

3 câu

1câu

1 câu

1 câu

6 câu

1,5 điểm

3

Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

1 câu

3 câu

½ câu

1 câu

½ câu

1 câu

5 câu

2 câu

4,25 điểm

4

Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp

2 câu

1 câu

½ câu

½ câu

3 câu

1 câu

2,75 điểm

Tổng

8 câu

6 câu

1 câu

4 câu

½ câu

2 câu

1,5 câu

20 câu

3 câu

10 điểm

Tỉ lệ %

30%

30%

30%

10%

50%

50%

Tỉ lệ chung

60%

40%

100%

1.4. Bản đặc tả đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TT

Nội dung Kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kỹ năngcần kiểm tra đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận biết

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

CHỦ ĐỀ 5: “Em với gia đình

Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình

- Thông hiểu: Trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong việc tham gia lao động tại gia đình của mình, việc sắp xếp thời gian để tham gia lao động tại gia đình

- Vận dụng:Vận dụng để giải quyết tình huống

1

1

Em làm việc nhà

- Nhận biết: lắng nghe tích cực từ người thân

- Vận dụng cao: giải quyết tình huống

1

1

2

CHỦ ĐỀ 6“ Em với cộng đồng”

Thiết lập quan hệ với cộng đồng

- Nhận biết: Thế nào là giao tiếp ứng xử có văn hóa,

- Thông hiểu: Những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa và tôn trọng sự khác biệt.

1

1

Em tham gia hoạt động thiện nguyện

- Vận dụng: giải quyết tình huống

- Vận dụng cao:Giải quyết được tình huống

1

1

Hành vi có văn hóa nơi công cộng.

- Nhận biết: hiểu những giá trị của truyền thống quê hương

2

Truyền thống quê em

3

CHỦ ĐỀ 7 “ Em với thiên nhiên và môi trường”

Khám phá cảnh quan thiên nhiên

Thông hiểu:những dấu hiệu gây ảnh hưởng đến môi trường các cách khắc phục

Vận dụng: Giới thiệu được một cảnh quan đẹp, nêu được cảm xúc của bản than và cách bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

2,5

1,5

Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

Nhận biết:Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính

Thông hiểu: Những hoạt động không gây ra hiệu ứng nhà kính.

Vận dụng cao:Nêu được một vài biện pháp giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.

1

1

1

Ứng phó với biến đổi khí hậu

4

CHỦ ĐỀ 8 “ Khám phá thế giới nghề nghiệp”

Thế giới nghề nghiệp quanh ta

Nhận biết:Đặc trưng nghề ở địa phương

Thông hiểu: cách thức thu thập tìm hiểu nghề ở địa phương.

Vận dụng cao: biết chia sẻ những đặc trưng của nghề

1

2,5

1/2

Khám phá nghề truyền thống ở nước ta

Trải nghiệm nghề truyền thống

Tổng

7

8

4,5

3,5

2. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Kết nối tri thức - Đề 2

2.1. Đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TRƯỜNG TH & THCS………..

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II 
NĂM HỌC 2023 – 2024
MÔN: HĐTN – HN, LỚP 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7,0 ĐIỂM)

I. (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái chỉ câu trả lời đúng!

Câu 1: Khi có vấn đề nảy sinh trong gia đình em không nên làm gì?

A. Nhẹ nhàng khuyên bảo nhau.
B. Thờ ơ trước những tình huống nảy sinh trong gia đình.
C. Kìm chế tức giận khi gặp vấn đề cần giải quyết.
D. Trao đổi góp ý khi người thân có thói quen chưa tốt.

Câu 2: Việc làm nào sau đây không phải để thiết lập mối quan hệ cộng đồng?

A. Không quan tâm đến các sự kiện diễn ra ở địa phương.
B. Tham gia các câu lạc bộ tình nguyện.
C. Chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu với những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
D. Tham gia các hoạt động tập thể ở trường lớp, thôn xã nơi em sống.

Câu 3: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động thiện nguyện?

A. Giúp đỡ người già neo đơn.
B. Tham gia các hoạt động gây quỹ ủng hộ người có hoàn cảnh khó khăn.
C. Trồng rau, nuôi gà giúp gia đình.
D. Tặng lương thực, thực phẩm cho người ở vùng lũ lụt.

Câu 4: Đâu là hành vi chưa có văn hóa nơi công cộng?

A. Chào hỏi, thể hiện sự vui vẻ thân thiện.
B. Cãi vã, ẩu đả khi có va chạm giao thông.
C. Nhường chỗ cho người già, em nhỏ.
D. Nói lời lễ phép, khiêm tốn.

Câu 5: Bản thân em đã thực hiện hành vi có văn hóa nào nơi công cộng?

A. Vứt rác bừa bãi.
B. Hút thuốc, nhả kẹo cao su tại nơi công cộng.
C. Ngồi, nằm chiếm ghế đá.
D. Nói năng nhỏ nhẹ khi ở thư viện.

Câu 6: Tại sao cần có mối quan hệ tốt đẹp với những người hàng xóm xung quanh mình?

A. Vì họ mang lại nhiều lợi ích cho ta.
B. Vì họ giúp đỡ khi ta cần.
C. Vì họ cùng tham gia các hoạt động cộng đồng và sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ khi ta gặp khó khăn.
D. Vì họ luôn làm theo sở thích của ta.

Câu 7: Phong cảnh thiên nhiên có ở quê hương em là:

A. rừng nguyên sinh với nhiều động vật hoang dã.
B. cánh đồng lúa và bãi biển Đồng Châu.
C. đồi núi và ruộng bậc thang.
D. hang động và thác nước.

Câu 8: Trong những hành động sau, hành động nào góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

A. Bảo vệ các loài động vật, thực vật sống trong các khu rừng.
B. Nuôi nhốt gấu để lấy mật.
C. Xả nước thải chưa qua xử lí ra sông, biển.
D. Khai thác những cây gỗ quí, cây cổ thụ trong rừng nguyên sinh.

Câu 9: Nghề nào dưới đây không phải nghề truyền thống?

A. Nghề làm gốm.
B. Nghề dệt lụa.
C. Nghề làm đồng hồ.
D. Nghề làm trống.

Câu 10: Ở xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có nghề truyền thống nào sau đây?

A. Nghề chạm bạc.
B. Nghề đúc đồng.
C. Nghề làm bánh cáy.
D. Nghề dệt chiếu cói.

II. (2,0 điểm) Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C.

Câu 11:

Cột A (Nghề nghiệp)

Cột B (Giá trị của nghề nghiệp)

Cột C nối

1. Giáo viên

A. trồng trọt và chăn nuôi tạo ra những sản phẩm phục vụ cho đời sống con người.

1 nối với…..

2. Nông dân

B. truyền đạt những tri thức của nhân loại, giáo dục đạo đức, nhân cách của con người.

2 nối với…..

3. Bác sĩ

C. bảo đảm an ninh trật tự cho xã hội và cuộc sống bình yên cho nhân dân.

3 nối với…..

4. Công an

D. chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho mọi người.

4 nối với…..

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 12: (2,0 điểm) Em có thể làm được những việc gì để góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

Câu 13: (1,0 điểm) Lan có Bác làm ở ngân hàng. Lan cho rằng, làm ngân hàng thì mới có nhiều tiền, không phải lao động vất vả. Vì vậy, Lan rất ngưỡng mộ Bác và mong muốn sau này cũng sẽ được làm nghề đó. Em có đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan không? Vì sao?

2.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (7,0 ĐIỂM)

I. Mỗi câu khoanh tròn đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

A

C

B

D

C

B

A

C

B

II. Mỗi ý nối đúng được 0,5 điểm(Câu 11)

1 nối với B.

2 nối với A.

3 nối với D.

4 nối với C.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 ĐIỂM)

Câu

Đáp án, hướng dẫn chấm

Điểm

Câu 12:

(2,0 điểm)

- Không vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, bãi biển, sông hồ, khu du lịch…

(0,5 điểm)

- Tích cực tham gia trồng và chăm sóc cây xanh.

(0,5 điểm)

- Thu gom phân loại rác thải.

(0,5 điểm)

- Làm tuyên truyền viên nhỏ tuổi để vận động mọi người không chặt phá rừng bừa bãi và không săn bắt động vật hoang dã…

* HS có thể nêu các việc làm khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

(0,5 điểm)

Câu 13:

(1,0 điểm)

Không đồng tình với suy nghĩ và thái độ của Lan.

Mỗi người cần làm công việc mình yêu thích, phù hợp với khả năng và đem lại lợi ích cho xã hội.

(GV tùy theo cách xử lí tình huống của HS để cho điểm phù hợp).

(0,5 điểm)

(0,5 điểm)

2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

TTNội dung kiến thứcĐơn vị kiến thứcMức độ nhận thứcTổng% tổng điểm
Nhận biếtThông hiểuVận dụngVận dụng cao
Số CHThời gian (p)Số CHThời gian (p)Số CHThời gian (p)Số CHThời gian (p)Số CHThời gian (p)
TNTL

1

Chủ đề 5: Em với gia đình

Bài 2: Giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong gia đình

1

2P

1

2P

0,5

2

Chủ đề 6: Em với cộng đồng

Bài 1: Thiết lập quan hệ với cộng đồng

1

2P

1

2P

2

4P

1,0

Bài 2: Em tham gia hoạt động thiện nguyện

1

2P

1

2P

0,5

Bài 3: Hành vi có văn hóa nơi công cộng

1

2P

1

2P

2

4P

1,0

3

Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

Bài 1: Khám phá cảnh quan thiên nhiên

1

2P

1

2P

0,5

Bài 2: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

1

2P

1

12P

1

1

14P

2,5

4

Chủ đề 8:

Khám phá thế giới nghề nghiệp

Bài 1: Thế giới nghề nghiệp quanh ta

1

5P

1

8P

1

1

13P

3,0

Bài 2: Khám phá nghề truyền thống ở nước ta

1

2P

1

2P

2

4P

1,0

Tổng

5

10P

4

11P

4

24P

11

2

45P

10

Tỉ lệ (%)

Tỉ lệ chung (%)

2.4. Bảng đặc tả ma trận đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6

Cấp độ
Chủ đề
Nhận biếtThông hiểuVận dụngCộng
Cấp độ thấpCấp độ cao
TNKQTLTNKQTLTNTLTNTL

Chủ đề 5: Em với gia đình

Yêu cầu cần đạt

- Biết tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình. (C1)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

1

0,5

5%

5%

Chủ đề 6: Em với cộng đồng

Yêu cầu cần đạt

- Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng. (C2)

- Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương. (C3)

- Biết được hành vi có văn hoá nơi công cộng. (C4)

- Thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn trong các mối quan hệ cộng đồng. (C6)

-Thể hiện được hành vi có văn hoá nơi công cộng. (C5)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

3

1,5

15%

1

0,5

5%

1

0,5

5%

5

2,5

25%

Chủ đề 7: Em với thiên nhiên và môi trường

Yêu cầu cần đạt

- Biết được cảnh quan thiên nhiên của quê hương mình. (C7)

- Hiểu được các biện pháp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. (C8)

- Thể hiện được các biện pháp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. (C12)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

1

2

20%

3

3,0

30%

Chủ đề 8: Khám phá thế giới nghề nghiệp

Yêu cầu cần đạt

- Hiểu được được giá trị của các nghề trong xã hội. (C11)

- Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam. (9)

- Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau. (C13)

- Xác định được một số nghề truyền thống ở địa phương. (C10)

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

2

2,5

25%

1

0,5

5%

1

1,0

10%

4

4,0

40%

Tổng số câu

5

4

4

13

Tổng số điểm

2,5

3,5

4,0

10

Tỉ lệ %

25%

35%

40%

100%

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi học kì 2 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK