Đề thi giữa kì 2 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 2 Đề kiểm tra học kì 2 Sinh học 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Sinh học 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10 Kết nối tri thức.
Bộ đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10 Kết nối tri thức (Có đáp án)
1. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 1
2. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 2
1. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 1
1.1 Đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí
A. cao nhất.
B. thông dụng nhất.
C. thấp nhất.
D. quy tắc nhất.
Câu 4. Hiến pháp có vai trò như thế nào để xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
A. Cơ sở, nền tảng.
B. Chi phối, phụ thuộc.
C. Cụ thể hóa.
D. Chi tiết hóa.
Câu 5. Theo Hiến pháp 2013, lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm
A. đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
B. đất liền, trung du, đồng bằng, miền núi.
C. đất liền, hải đảo, lãnh hải và nội thủy.
D. đất liền, vùng trời, vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 6. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. dân chủ chủ nô.
C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.
D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.
Câu 7. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về
A. nhân dân.
B. liên minh công - nông.
C. Đảng cộng sản.
D. giai cấp thống trị.
Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 9. Tổ chức nào sau đây là tổ chức chính trị - xã hội?
A. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
B. Toà án nhân dân tối cao.
C. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
D. Chính phủ.
Câu 10. Ở Việt Nam, quyền lực tối cao thuộc về cơ quan nào sau đây?
A. Quốc hội.
B. Chính phủ.
C. Toà án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 11. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Câu 12. Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa năm 2013, quyền của công dân bao gồm quyền trên các lĩnh vực
A. chính trị, dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
B. dân sự, văn hoá, kinh tế, xã hội.
C. văn hoá, kinh tế, xã hội.
D. kinh tế, xã hội.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền sở hữu về
A. nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.
B. quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc.
C. quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân.
D. tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước.
Câu 15. Hành vi đe dọa giết người là vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. tự do về thân thể của công dân.
Câu 16. Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng của người khác?
A. Gây tai nạn chết người.
B. Tàng trữ vật liệu nổ.
C. Nói xấu người khác.
D. Sỉ nhục người khác.
Câu 17. Căn cứ vào văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam có mấy thành phần kinh tế?
A. Bốn.
B. Năm.
C. Sáu.
D. Bảy.
Câu 18. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?
A. Nhà nước.
B. Tòa án.
C. Viện kiểm sát.
D. Tổ chức xã hội.
Câu 19. Theo Hiến pháp 2013, việc Nhà nước ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề là trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Xã hội.
B. Văn hóa.
C. Kinh tế.
D. Giáo dục.
Câu 20. Phương án nào sau đây không phải tài sản công?
A. Chuỗi nhà hàng..
B. Tài nguyên nước.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Nguồn lợi ở vùng biển.
Câu 21. Hành vi nào sau đây chấp hành đúng với nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường?
A. Bạn L đã chế tạo ống hút từ thực vật, thành phần chính là hạt bơ và ăn được.
B. Nhà máy M xả nước thải trực tiếp ra sông không qua xử lý.
C. Chị K nhập hàng kém chất lượng về dán mác hàng chuẩn bán cho khách hàng.
D. Bà G mua thịt kém chất lượng về làm giò chả để tăng lợi nhuận.
Câu 22. Cơ quan hành pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan
A. đại biểu của nhân dân.
B. hành chính nhà nước.
C. xét xử, kiểm sát.
D. nhà nước địa phương.
Câu 23. Cơ quan tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân.
B. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chủ tịch nước và Chính phủ.
D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Câu 24. Cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp là
A. Tòa án nhân dân.
B. Viện kiểm sát nhân dân.
C. Chính phủ.
D. Hội đồng dân dân.
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy cho biết ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
“Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh và đó là trách nhiệm của lực lượng quân đội, công an và người lớn”.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-A | 2-B | 3-A | 4-A | 5-A | 6-A | 7-A | 8-A | 9-A | 10-C |
11-A | 12-A | 13-A | 14-A | 15-B | 16-A | 17-A | 18-A | 19-D | 20-A |
21-A | 22-B | 23-B | 24-B |
II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Khái niệm: Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
- Vị trí: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất, do Quốc hội ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Câu 2 (2,0 điểm):
Ý kiến sai, vì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả công dân Việt Nam, trong mọi trường hợp kể cả khi thời bình, không chỉ cần thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh.
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDKT&PL 10
NỘI DUNG HỌC TẬP | Mức độ | |||
NB | TH | VD | VDC | |
Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 2 | 1 | 1 | |
Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị | 2 | 2 | 2 | |
Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp | 2 | 2 | 1 | 1 |
Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường | 2 | 1 | 1 | 1 |
Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam | 1 | 1 | 1 |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 - Đề 2
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDKT&PL 10
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Hệ thống các quy phạm pháp luật nào sau đây có hiệu lực pháp lí cao nhất ?
A. Hiến pháp.
B. Pháp luật.
C. Nghị định.
D. Thông tư.
Câu 2. Cơ quan nào sau đây ban hành Hiến pháp?
A. Chính phủ.
B. Quốc hội.
C. Tòa án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Câu 3. Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về
A. chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị.
B. chính sách tài chính, công thương.
C. doanh nghiệp tư nhân, cổ phần.
D. chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh.
Câu 4. Các quy định của Hiến pháp mang tính
A. tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung.
B. chi tiết, cụ thể, thay đổi liên tục.
C. phong phú, đa dạng, linh hoạt.
D. kiên định, chủ đạo, bảo thủ, cố định.
Câu 5. Chế độ chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ
A. dân chủ xã hội chủ nghĩa.
B. dân chủ chủ nô.
C. dân chủ tư bản chủ nghĩa.
D. dân chủ cộng sản chủ nghĩa.
Câu 6. Tất cả quyền lực Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh của các lực lượng nào sau đây?
A. Giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
B. Giai cấp địa chủ với tư sản mại bản và đội ngũ trí thức.
C. Giai cấp công nhân với tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung nông.
D. Giai cấp nông nhân với trung, tiểu địa chủ và tiểu tư sản.
Câu 7. Chức năng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thực hiện các quyền
A. lập pháp, hành pháp và tư pháp.
B. lập pháp, tư pháp và phân lập.
C. lập pháp, hành pháp và phân lập.
D. hành pháp, tư pháp và phân lập.
Câu 8. Chủ thể nào dưới đây bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân?
A. Nhà nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Đảng Cộng sản.
Câu 9. Theo Hiến pháp 2013, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. Hà Nội.
B. Thăng Long.
C. Đại La.
D. Đông Kinh.
Câu 10. Hành vi nào sau đây thực hiện tốt quy định của Hiến pháp về chủ quyền, lãnh thổ?
A. Tố cáo các hành vi xâm phạm biên giới Việt Nam.
B. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.
C. Xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.
D. Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý.
Câu 11. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do lao động.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 12. Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?
A. Đủ 14 tuổi.
B. Đủ 16 tuổi.
C. Đủ 18 tuổi.
D. Đủ 21 tuổi.
Câu 13. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước
A. pháp luật.
B. giáo lý.
C. xã hội.
D. văn hóa.
Câu 14. Theo Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền như thế nào đối với những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân?
A. Quyền khiếu nại, tố cáo.
B. Quyền bầu cử, ứng cử.
C. Quyền quản lý xã hội.
D. Quyền đáp trả.
............
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 lớp 10