Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 - 2024 gồm 16 đề thi sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.
Với 16 Đề thi học kì 1 Tiếng Việt 3 sách mới, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Tin học và Tiếng Anh. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 theo Thông tư 27
1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức
1.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC………. | ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I |
PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Cứu hộ trên biển
Đêm đó, gió thổi dữ dội, bầu trời tối đen như mực. Cơn bão với sức gió rất mạnh đã lật úp một chiếc tàu đánh cá ngoài khơi. Trước khi tàu bị chìm, các thủy thủ đã kịp phát tín hiệu cấp cứu. Nhận được tin khẩn, đội trưởng đội tàu cứu hộ đã nhanh chóng rung chuông báo động, tất cả mọi người dân vội tập trung tại bãi cát.
Một giờ sau, tàu cứu hộ lờ mờ xuất hiện trong màn sương mù. Người dân làng chài vui mừng chạy ra chào đón. Tàu cứu hộ đã cứu được gần như tất cả mọi người gặp nạn nhưng có một vài người tình nguyện ở lại trên biển vì con tàu đã quá tải. Nếu chở thêm họ, có thể tàu sẽ bị chìm. Thuyền trưởng cuống cuồng kêu gọi một đội tình nguyện khác đến ứng cứu những người bị bỏ lại ở biển. Cậu bé Han 14 tuổi có anh trai còn đang trên biển bước tới tình nguyện tham gia. Mẹ cậu vội níu tay cậu, nói với giọng van xin rằng cha cậu đã chết trong một vụ đắm tàu cách đây 10 năm, anh trai cậu còn chưa biết sống chết ra sao và cậu là tất cả những gì còn lại của bà. Nhưng Han vẫn quyết tâm ra đi vì anh cậu đang đối mặt với nguy hiểm, chỉ chờ người ứng cứu. Hơn một giờ sau cậu sung sướng báo tin cho mẹ đã tìm thấy mọi người trong đó có cả anh trai cậu.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: (M1) Chiếc tàu đánh cá gặp phải chuyện gì? (0.5đ)
A. Bị va vào đá ngầm.
B. Bị thủng đáy.
C. Bị bão đánh lật úp.
D. Bị mắc kẹt trên một hòn đảo.
Câu 2: (M1) Tàu cứu hộ đã cứu được những ai? (0.5đ)
A. Tất cả mọi người gặp nạn.
B. Tất cả phụ nữ gặp nạn.
C. Tất cả trẻ em và phụ nữ gặp nạn.
D. Gần như tất cả mọi người gặp nạn, còn một vài người tình nguyện ở lại trên biển vì tàu quá tải.
Câu 3: (M2) Vì sao cậu bé Han tình nguyện tham gia đội cứu hộ? (0.5đ)
A. Vì cậu thích mạo hiểm.
B. Vì ở đó có anh trai cậu.
C. Vì cậu muốn khẳng định bản thân mình.
D. Vì cậu muốn cứu tất cả mọi người tình nguyện ở lại trên biển trong đó có anh trai cậu đang gặp nguy hiểm.
Câu 4: (M3) Cậu bé Han trong câu chuyện là người như thế nào? (0.5đ)
………………………………………………………………………………………………………........
Câu 5: (M2) Chọn các câu ở cột A với kiểu câu tương ứng ở cột B: (1đ)
Câu 6: (M2) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống (1đ)
Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa nhà mình.... cúc.... thược dược ....hồng nhung.... cát cánh,….
Câu 7: (M1) Câu nào chỉ gồm những từ ngữ về thư viện? (0.5đ)
A. Người đọc, sách, báo, học sinh, thủ thư, giá sách.
B. Người mượn, người đọc, truyện, mượn sách, cô giáo.
C. Thẻ thư viện, tìm sách, trả sách, báo, thủ thư, người đọc.
Câu 8: (M3) Đặt câu có hình ảnh so sánh (1đ):
………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: (M2) Câu nào gồm các từ chỉ đặc điểm (0.5đ):
A. Long lanh, ngọt lịm, lo lắng, cầu vồng, voi con.
B. Vàng óng, bé xíu, dẻo dai, hiền lành, lấp lánh.
C. Ồn ào, náo nhiệt, ấm áp, cắt tỉa, hạt mưa.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10đ):
I. Chính tả (4đ):
Nắng trưa
Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân thấy rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng câu hát ru em cất lên từng tiếng ạ ời.
II. Tập làm văn (6đ):
Viết đoạn văn tả ngôi nhà của em.
1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: Cậu bé Han là một người dũng cảm, yêu thương mọi người, yêu thương người thân của mình sẵn sàng xả thân cứu người.
Câu 5: 1-b, 2-a, 3-d, 4-c
Câu 6: Từ ban công phòng mình, Hòa nhìn thấy được cả một thế giới hoa nhà mình: cúc, thược dược, hồng nhung, cát cánh,….
Câu 7: C
Câu 8:
Câu 9: B
1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
MA TRẬN NỘI DUNG CHỦ ĐỀ MẠCH KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA TV CUỐI KỲ 1 – LỚP 3. NĂM HỌC 2023 – 2024
BÀI KT | MẠCH KIẾN THỨC, KỸ NĂNG | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | THỜI GIAN | TỔNG ĐIỂM | |
Bài kiểm tra đọc | Đọc thành tiếng | Đọc thành tiếng | Các văn bản trong SGK từ tuần 1 đến hết tuần 17. | 70 TIẾNG/ PHÚT | 4 điểm |
- HS đọc 1 đoạn văn khoảng 70 tiếng + TLCH về nội dung đoạn đọc | |||||
- Cho điểm | |||||
+ Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độc đọc đạt yêu cầu:1,5đ + đọc đúng tiếng, từ : 1đ( sai 4 tiếng trừ 1đ, sai 1 tiếng trừ 0,25đ) | |||||
+ Ngắt nghỉ đúng ở dấu câu, cụm từ rõ nghĩa: 1đ + Trả lời đúng câu hỏi: 0,5đ | |||||
Đọc hiểu | Đọc hiểu văn bản | 1 văn bản ( ngoài SGK) dài khoảng 150 chữ | 30 phút | 2 điểm | |
Cho dạng câu hỏi trắc nghiệm ( gồm 3 - 4 phương án trả lời để HS chọn 1 phương án trả lời đó là câu hỏi điền ngắn, câu hỏi nối cặp đôi, câu hỏi đúng sai phức hợp, …) và tự luận. | |||||
KT Tiếng Việt | 4 điểm | ||||
Bài kiểm tra viết | Viết | Chính tả | HS viết khoảng 65 chữ ( Một đoạn văn hoặc một đoạn thơ ( ngoài SGK) phù hợp với chủ điểm đã học) | 15 phút | 4 điểm |
- Cho điểm: + Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm | |||||
- Đúng tốc độ, đúng chính tả: 3 điểm | |||||
- Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm | |||||
- Lưu ý: 1 lỗi trừ 0,25 điểm | |||||
- Những lỗi sai giống nhau trừ 1 lần điểm | |||||
Tập làm văn | - Học sinh viết đoạn văn ngắn (3 -5 câu) theo yêu cầu của đề bài thuộc nội dung chương trình đã học: | 25 phút | 6 điểm | ||
+ Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý | |||||
+ Viết đoạn văn tả ngôi nhà của mình | |||||
+ Viết đoạn văn tả đồ vật | |||||
*Cho điểm: | |||||
+ Nội dung: 3đ: HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài, có câu mở đoạn và kết đoạn. | |||||
+ Kĩ năng: 3đ: Kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5đ; Kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt: 2đ; Sáng tạo: 0,5đ. | |||||
*Lưu ý: Những bài văn viết quá số câu theo quy định thì không cho điểm tối đa. | |||||
GV linh hoạt trừ điểm cho phù hợp. |
MẠCH NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA CUỐI KỲ I TIẾNG VIỆT LỚP 3. NĂM HỌC 2023-2024
Tên nội dung các mạch kiến thức | Các mức độ nhận thức | ||
Mức 1 (nhận biết, thông hiểu) | Mức 2 (Vận dụng) | Mức 3 (Vận dụng ở mức độ cao) | |
1. Đọc hiểu văn bản | - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài học - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài | - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoạt rút ra thông tin từ bài đọc. | Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. |
2. Kiến thức Tiếng Việt | - Nắm được đặc điểm của câu kể. - Nhận biết được câu hỏi, câu cảm, câu khiến. - Nhận biết các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. - Nắm được tác dụng của dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. - Nhận biết dược các từ ngữ thông dụng thuộc chủ điểm: Mùa hè, nhà trường, thư viện, người thân, bạn trong nhà, nghề nghiệp, thành thị, nông thôn. - Ghép từ ngữ thành câu - Đặt được câu kể - Tìm hình ảnh so sánh trong đoạn thơ, đoạn văn. - Vận dụng một trong các dấu câu để điền vào chỗ thích hợp trong câu văn đơn giản. - Hiểu được nghĩa của một số từ trong từng chủ điểm đã học. - Xác định được từ trái nghĩa trong các từ cho trước. | - Tìm được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. - Biết dùng một trong các dấu: dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than để điền vào chỗ trống trong đoạn văn ngắn. - Tìm được thêm các từ ngữ thuộc các chủ điểm đã học. - Phân biệt câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. - Tìm được các cặp từ trái nghĩa. | - Biết sử dụng biện pháp so sánh để viết câu theo yêu cầu. - Biết đặt câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. - Phát hiện được các dấu câu đã học dùng sai trong một đoạn văn đơn giản và sửa lại cho đúng. - Biết sử dụng một số từ thuộc các chủ điểm đã học để đặt câu cho phù hợp. - Đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh. |
MẠCH NỘI DUNG KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU CUỐI KỲ I- LỚP 3. NĂM HỌC 2023-2024
Mạch kiến thức | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng |
| ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL |
| ||
Đọc hiểu văn bản - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. | Số câu | 2 |
| 1 |
|
| 1 |
|
|
|
Số điểm | 1đ |
| 0,5đ |
|
| 0,5đ |
|
|
| |
Kiến thức Tiếng Việt - Các từ ngữ thông dụng thuộc chủ điểm: Mùa hè, nhà trường, thư viện, người thân, bạn trong nhà, nghề nghiệp, thành thị, nông thôn. (8 bài – 1 câu – 0,5đ) mức 1
| Số câu | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Số điểm | 0,5đ |
|
|
|
|
|
|
|
| |
- Biện pháp so sánh (2 bài – 1 câu; 1đ) mức 3 | Số câu |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
|
Số điểm |
|
|
|
|
| 1đ |
|
|
| |
- Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm (1câu – 0,5đ) mức 2 | Số câu |
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
Số điểm |
|
| 0,5đ |
|
|
|
|
|
| |
- Các mẫu câu: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. (1 câu – 1đ) mức 3 | Số câu |
|
| 1 |
|
|
|
|
|
|
Số điểm |
|
| 1đ |
|
|
|
|
|
| |
- Các dấu: dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. (1 câu- 1đ) mức 2 | Số câu |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
|
Số điểm |
|
|
| 1đ |
|
|
|
|
| |
Tổng hợp | Số câu | 3 |
| 3 | 1 |
| 2 | 7 | 2 | 9 |
Số điểm | 1,5đ |
| 2đ | 1đ |
| 1,5đ | 4,5đ | 1,5đ | 6đ | |
| Tỉ lệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều
2.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC…….. Lớp: 3/.. . . . | KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 |
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chia sẻ niềm vui
Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Con trai tôi sốt sắng nói:
- Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.
- Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.
Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng…Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:
- Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê mà con thích nhất mà.
Con gái tôi gật đầu:
- Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.
Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết chia sẻ niềm vui để em bé kia cũng được vui!
MINH THƯ
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? (0.5 điểm)
A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.
B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.
C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.
Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? (0.5 điểm)
A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.
B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.
Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ? (0.5 điểm)
A. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân.
B. Con búp bê mà bé yêu thích nhất.
C. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.
Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (0.5 điểm)
A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.
B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ? (0,5 điểm)
Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6. Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng: (0,5 điểm)
A. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.
B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
C. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học.
Câu 7. Đặt một câu có từ ngữ chỉ cộng đồng ? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui ? (1 điểm)
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
..............................................................................................................................................
B. Kiểm tra viết
I. Bài viết - nghe - viết (3 điểm): Trong đêm bé ngủ. (SGK TV 3 - trang 53)
Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm sau: (1 điểm)
Nếu nhắm mắt nghi về cha mẹ
Đa nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất va
Mắt nhắm rồi lại mơ ra ngay
II. Bài viết: (6 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn kể về việc em giữ lời hứa với cha mẹ (người thân) khuyên bảo em những điều hay lẽ phải.
Gợi ý:
- Câu chuyện xảy ra khi nào?
- Cha mẹ (người thân) đã khuyên em điều gì?
- Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào
- Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì?
- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào?
2.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
I. Bài kiểm tra đọc:
* Kiểm tra đọc thành tiếng: 4 điểm
GV cho học sinh đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc:
1. Chia sẻ niềm vui (trang 74)
2. Nhà rông (trang 77)
3. Ông Trạng giỏi tính toán (trang 81)
4. Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục (trang 98)
5. Người trí thức yêu nước (trang 86)
* Yêu cầu:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
* Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: 6 điểm
- Đọc hiểu văn bản 3 điểm.
- Kiến thức, kĩ năng tiếng Việt 3 điểm.
Từ câu 01 đến câu 6, mỗi câu 0, 5 điểm.
Từ câu 7,8,9. Mỗi câu 1 điểm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | A | B | C | A | C |
Câu 7: (Mức 2) 0,5 điểm. Đặt câu : Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm. VD: Trong gia đình em, ai cũng yêu thương nhau.
Câu 8: 1 điểm. (Mức 2) Ý nghĩa: Trước những khó khăn của đồng bào bị bão lũ, từ người lớn đến bé gái nhỏ trong gia đình đều xúc động, muốn góp phần đem niềm vui cho mọi người.
Câu 9: 1 điểm. (Mức 3).
Biết yêu thương, chia sẻ và đem lại niềm vui cho mọi người…..
II. Bài kiểm tra viết:
* Kiểm tra viết chính tả: (3 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn chính tả: (Trang 53 SGK - TV 3 tập 1)
Trong đêm bé ngủ
Trong đêm bé ngủ
Cây dâu ngoài bãi
Nảy những búp non
Con gà trong ổ
Đẻ trứng ấp con
Cây chuối cuối vườn
Nhắc hoa mở cánh
Ngôi sao lấp lánh
Sáng hạt sương rơi
Con cá quả mẹ
Ao khuya đớp mồi…
PHẠM HỔ
Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm sau: (1 điểm). Sai mỗi chỗ trừ 0,25 điểm.
Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ
Đã nuôi em khôn lớn từng ngày
Tay bồng bế sớm khuya vất vả
Mắt nhắm rồi lại mở ra ngay
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
- Từ lỗi thứ 6 trở lên mỗi lỗi trừ 0.25 điểm.
* Kiểm tra viết đoạn văn: 6 điểm
Nội dung (ý): 4 điểm
Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài.
- Câu chuyện xảy ra khi nào? (0.5 điểm)
- Cha mẹ (người thân) đã khuyên em điều gì? (0,5 điểm)
- Em đã nghe lời khuyên bảo của cha mẹ (người thân) thế nào (1,5 điểm)
- Em đã hứa với cha mẹ (người thân) điều gì? (1 điểm)
- Qua việc làm của em, thái độ của cha mẹ (người thân) thế nào? (0, 5 điểm)
Kỹ năng: 2 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 0,5 điểm
Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm
Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm
(Lưu ý: Tùy theo kỹ năng của từng học sinh giáo viên cho điểm kỹ năng phù hợp)
* Kiểm tra đọc thành tiếng:
- Hình thức: giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.
- Thời gian không quá 1 phút / HS.
- Nội dung kiểm tra đọc: Học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng một đoạn văn trong một số bài tập đọc dưới đây. Sau đó yêu cầu học sinh trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
1. Bạn mới (trang 11)
2. Nhớ lại buổi đầu đi học (trang 19)
3. Giặt áo (trang 25)
4. Chú gấu Mi-sa (trang 38)
5. Cha sẽ luôn ở bên con (trang 49)
2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Kĩ năng | NỘI DUNG | Số điểm | MỨC 1 | MỨC 2 | MỨC 3 | Tổng điểm | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu | Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. | - Đọc văn bản 150-180 tiếng |
3 | ||||||
- Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) | 1 | ||||||||
Đọc hiểu văn bản | 3đ | Câu 1,2,3 | Câu4 | Câu 8 | 6 | ||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn | 1đ | Câu 9 | |||||||
Câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? | 1đ | Câu 5 | |||||||
Từ ngữ: thuộc các chủ điểm trong CHKI | 1đ | Câu 6 | Câu 7 | ||||||
Viết (CT-TLV) | Chính tả | Viết bài | Nghe – viết một bài thơ khoảng 50- 60 chữ. | 3 | |||||
Bài tập | Điền đúng dấu hỏi, dấu ngã. | 1 | |||||||
Viết đoạn văn | Viết đoạn văn ngắn 7-8 câu theo chủ đề đã học. | 6 |
3. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo
3.1. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
TRƯỜNG TIỂU HỌC…… | KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HK I NĂM 2023 - 2024 |
I. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Dựa vào nội dung bài tập đọc:
Bạn nhỏ trong nhà
Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên nhà tôi có một chú chó nhỏ. Buổi sáng hôm đó, tôi nghe tiếng cào khẽ vào cửa phòng. Mở cửa ra, tôi nhìn thấy một chú chó con. Nó tuyệt xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt. Nó rúc vào chân tôi, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.
Tôi đặt tên nó là Cúp. Tôi chưa dạy Cúp những chuyện tài giỏi như làm xiếc. Nhưng so với những chú chó bình thường khác, Cúp không thua kém gì. Cúp biết chui vào gầm giường lấy trái banh, đem cho tôi chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi tôi chìa tay cho nó bắt. Cúp còn rất thích nghe tôi đọc truyện. Mỗi khi tôi đọc cho Cúp nghe, nó nằm khoanh tròn trên lòng tôi. Lúc tôi đọc xong, gấp sách lại, đã thấy cun cậu ngủ khò từ lúc nào.
Tôi và Cúp ngày ngày quấn quýt bên nhau. Mỗi khi tôi đi học về, Cúp chạy vọt ra, chồm hai chân trước lên mừng rỡ. Tôi cúi xuống vỗ về Cúp. Nó âu yếm dụi cái mõm ươn ướt, mềm mềm vào chân tôi.
Theo Trần Đức Tiến
Em hãy khoanh trước ý trả lời đúng và thực hiện các câu hỏi còn lại theo yêu cầu:
Câu 1: Trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông như thế nào?
a) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
b) Lông trắng, khoang vàng, đôi mắt tròn và loáng ướt.
c) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt đen long lanh.
d) Lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn và đen láy.
Câu 2: Chú chó trông bài được bạn nhỏ đặt tên là gì?
a) Cún
b) Cúp
c) Cúc
d) Búp
Câu 3: Bạn nhỏ gặp chú cún vào buổi nào và ở đâu?
a) Buổi sáng ở trong phòng.
b) Buổi trưa ở trong phòng.
c) Buổi chiều trên đường đi học về.
d) Buổi sáng trên đường đi học.
Câu 4: Chú chó có sở thích gì?
a) Thích nghe nhạc
b) Thích chơi bóng
c) Thích nghe đọc sách
d) Thích nghe đọc truyện
Câu 5: Chú chó trong bài biết làm những gì?
Câu 6: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó.
Câu 7: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau.
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Câu 8: Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm
a) Ông thường đưa đón tôi đi học mỗi khi bố mẹ bận.
b) Bà ơi, cháu yêu bà nhiều lắm!
c) Mỗi ngày trôi qua, ông đang già đi còn nó mạnh mẽ hơn
d) Mẹ em là bác sĩ.
Câu 9: Cặp từ nào sau đây là cặp từ trái nghĩa
a) to - lớn
b) nhỏ - bé xíu
c) đẹp - xấu
d) to – khổng lồ
Câu 10: Tìm 2 từ chỉ hoạt động ở trường. Đặt 1 câu với 1 trong các từ vừa tìm được
II. Phần kiểm tra viết: (10đ)
* Viết chính tả: (4đ)
- Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn văn sau đây trong vòng 15 phút.
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa nhộn nhịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở để hút nhụy làm mật.
* Tập làm văn: (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) nêu tình cảnh của em với thầy cô giáo hoặc một người bạn. sgk/89
Gợi ý: - Tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn về: Hình dáng, tính tình, lời nói, việc làm,…
- Kỉ niệm đẹp giữa em với thầy cô hoặc bạn bè.
- Từ ngữ, câu văn thể hiện tình cảm của em với thầy cô hoặc bạn bè.
III. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh bốc thăm, sau đó các em sẽ đọc thành tiếng, (Mỗi học sinh đọc một đoạn hoặc cả bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3, tập 1 và trả lời câu hỏi do giáo viên chọn theo nội dung được quy định sau:
Thời gian kiểm tra:
* Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt : 35 phút
* Đọc thành tiếng: Tùy theo tình hình từng lớp mà phân bố thời gian hợp lý để GV kiểm tra và chấm ngay tại lớp.
3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
I. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Câu 1: a ( 0,5 điểm)
Câu 2: b (0,5 điểm)
Câu 3: a ( 0,5 điểm)
Câu 4: d (0,5 điểm)
Câu 5: d (0,5 điểm)
(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).
(Gợi ý: Chú chó trong bài biết chui vào gầm giường lấy trái banh, lấy cho bạn nhỏ chiếc khăn lau nhà, đưa hai chân trước lên mỗi khi bạn nhỏ chìa tay cho nó bắt .)
Câu 6: (0,5 điểm)
(Tùy theo câu trả lời câu trả lời của học sinh ghi từ 0 - 0,5 điểm).
(Gợi ý: Qua câu chuyện này em có suy nghĩ về tình cảm giữ bạn nhỏ và chú chó Cúp là: đây là tình cảm đáng quý giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp, chúng ta nên học tập bạn ấy..)
Câu 7: (0,5 điểm) ( Đặt đúng 1 chỗ ghi 0.25 điểm)
Bao năm rồi, tôi vẫn không sao quên được vị thơm ngậy, hăng hắc của chiếc bánh khúc quê hương.
Câu 8: c (0,5 điểm)
Câu 9: c (0,5 điểm)
Câu 10: (0.5 điểm) Tìm đúng 2 từ ghi 0,25 điểm, đặt đúng câu ghi 0,25 điểm
- Gợi ý: chạy, đọc, hát, vẽ, múa, viết.....
II. Phần kiểm tra viết: (10đ)
Chính tả nghe – viết (4 điểm)
Cách đánh giá điểm:
- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
- Chữ viết rõ ràng, chữ viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm
- Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.
- Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm
Tập làm văn: 6 điểm
Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết giáo viên có thể cho các mức điểm theo gợi ý sau:
- Điểm 4.5 - 5: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh có thể làm trên 5 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (1 đến 2 lỗi).
- Điểm 3.5 - 4: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh trả lời thiếu 1 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ hay, chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (3 đến 4 lỗi).
- Điểm 2 - 3: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh trả lời thiếu 2 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (5 đến 6 lỗi).
- Điểm 1,5 - 2: Bài làm thực hiện đầy đủ theo yêu cầu (Học sinh trả lời thiếu 3 câu) nội dung rõ ràng, dùng từ chính xác, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Lỗi chung về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả không đáng kể (7 lỗi trở lên).
- Điểm 0.5 - 1: Bài chưa đạt yêu cầu về nội dung cũng như hình thức, tuỳ theo mức độ sai sót GV trừ điểm cho phù hợp.
III. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.
- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm và câu số | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 4 | 2 | 6 | ||||
Câu số | 1,2,3,4 | 5,6 | ||||||
Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 3 | 1 | 4 | ||||
Câu số | 7,8,9 | 10 | ||||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 3 | 10 | |||
Câu số |
3.4. Ma trận câu hỏi
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu, số điểm và câu số | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Đọc hiểu văn bản | Số câu | 4 | 2 | 6 | ||||
Câu số | 1,2,3,4 | 5,6 | ||||||
Số điểm | 2 | 2 | 4 | |||||
Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 3 | 1 | 4 | ||||
Câu số | 7,8,9 | 10 | ||||||
Số điểm | 1.5 | 0.5 | 2 | |||||
Tổng | Số câu | 4 | 3 | 3 | 10 | |||
Câu số | ||||||||
Số điểm | 2 | 1.5 | 2.5 | 6 |
............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết