TOP 11 Đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2023 - 2024 (Có ma trận, đáp án)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024

11 Đề thi Văn giữa kì 1 lớp 9 (Có ma trận, đáp án)

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 năm 2023 - 2024 bao gồm 11 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận và đặc tả đề chi tiết.

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 9 năm 2023 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Ngữ văn lớp 9 giữa học kì 1 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài tập để làm bài kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 11 Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9 mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm: 101 đề thi giữa kì 1 Toán 9, đề thi giữa học kì 1 Tiếng Anh 9.

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Đề 1

1.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 9

TRƯỜNG THCS ……….

KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023-2024

Môn: Ngữ văn – Lớp 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:

Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

(Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 đ)

a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 3. (1.0 đ)

a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?

b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả).

1.2 Đáp án đề thi Văn giữa kì 1 lớp 9

1. Hướng dẫn chung

- Giáo viên nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa (Một bài làm đạt điểm tối đa có thể vẫn còn có những sai sót nhỏ).

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0.25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

2. Đáp án và thang điểm

A. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)

Câu

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Điểm

Câu 1

(1.0 đ)

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.

- Tác giả: Nguyễn Dữ.

0.5

0.5

Câu 2

(1.0 đ)

a. Không tuân thủ phương châm lịch sự.

b. Tuân thủ phương châm về chất.

0.5

0.5

Câu 3

(1.0 đ)

a. Từ đồng nghĩa với từ qua đời: mất.

b. Từ bế dùng với nghĩa gốc.

0.5

0.5

Câu 4

(1.0 đ)

- Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng.

- Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan.

0.5

0.5

Câu 5

(1.0 đ)

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục.

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý.

- Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai.

* Giáo viên cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của các em.

1.0

0.5

0

B. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Tiêu chí đánh giá

Điểm

* Yêu cầu chung:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn thuyết minh.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa thuyết minh với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.

* Yêu cầu cụ thể:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và giới thiệu được đối tượng cần thuyết minh; phần thân bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, hữu ích về đối tượng; phần kết bài: khái quát về đối tượng (vai trò, tình cảm gắn bó của đối tượng trong đời sống).

0.25

b. Xác định đúng đối tượng cần thuyết minh: Con vật nuôi em thích.

0.25

c. Triển khai bài văn thuyết minh: Vận dụng tốt kĩ năng thuyết minh kết hợp với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả; học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý:

4.0

c1. Mở bài: Giới thiệu chung về con vật nuôi em thích.

0.5

c2.Thân bài:

- Nguồn gốc, chủng loại...

- Đặc điểm hình dáng, cân nặng...

- Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản, tính thích nghi môi trường, cách chăm sóc...

- Vai trò của con vật trong đời sống vật chất….

- Vai trò của con vật trong đời sống văn hóa tinh thần….

* Học sinh cần kết hợp nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh để làm nổi bật các đặc điểm của con vật đồng thời làm cho bài văn sinh động, hấp dẫn.

3.0

c3. Kết bài: Vai trò, tình cảm gắn bó của con vật trong đời sống….

0.5

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0.25

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

1.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9

Cấp độ

Lĩnh vực

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ

thấp

Cấp độ

cao

I. Đọc- hiểu:
- Ngữ liệu:

Đoạn văn bản.

- Tên văn bản, tác giả.

- Phương châm hội thoại.

- Từ đồng nghĩa.

- Nghĩa gốc, nghĩa chuyển

- Hiểu được nội dung của đoạn trích.

- Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

3 (C1, C2, C3)

3.0

30 %

1 (C4)

1.0

10 %

1 (C5)

1.0

10 %

5

5.0

50 %

II. Làm văn:
- Viết một bài văn hoàn chỉnh.

- Viết bài văn thuyết minh.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %:

1 (C6)

5.0

50 %

1

5.0

50 %

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 3

Số điểm: 3.0

TL: 30 %

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

TL: 10 %

Số câu: 2

Số điểm: 6.0

TL: 60 %

Số câu: 6

Số điểm: 10.0

TL: 100 %

BẢNG ĐẶC TẢ

Câu

Mức

Điểm

Chuẩn đánh giá

PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 đ)

Câu 1

Biết

1.0

Nhận biết tác giả, tác phẩm của đoạn trích.

Câu 2

Biết

1.0

Nhận biết hành động, lời nói của nhân vật tuân thủ (không tuân thủ) phương châm hội thoại.

Câu 3

Biết

1.0

Nhận biết từ đồng nghĩa; nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

Câu 4

Hiểu

1.0

Hiểu nội dung đoạn trích.

Câu 5

Vận dụng

1.0

Bằng kiến thức, sự hiểu biết của mình, trình bày suy nghĩ của bản thân về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích.

PHẦN LÀM VĂN (5.0 đ)

Câu 6

Vận dụng cao

5.0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng về văn thuyết minh để viết một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh (có kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 9 - Đề 2

2.1 Đề thi giữa kì 1 Văn 9

I. ĐỌC, HIỂU (4, 0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi ở bên dưới?

“Rời khỏi một cửa hàng, tôi trở lại xe và nhận ra rằng cả chìa khóa lẫn điện thoại đều bị để lại trong chiếc xe đã khóa!

Một thiếu niên đi xe đạp qua. Khi thấy tôi đang đá lốp xe với vẻ mặt bế tắc, cậu ta hỏi: “Anh đang gặp chuyện gì vậy?”.

Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: “Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho anh được, vì đây là chiếc xe duy nhất của bọn anh”.

Cậu thiếu niên đưa điện thoại của cậu cho tôi và nói: “Anh hãy gọi cho vợ anh đi, bảo với chị ấy là em sẽ đến lấy chìa khóa”.

“Quãng đường cả đi và về là hơn 11km đấy”, tôi kêu lên.

“Đừng lo điều đó ạ”, cậu trấn an tôi.

Một giờ sau, cậu thiếu niên đã trở lại với chìa khóa trong tay. Tôi tặng cậu một ít tiền nhưng cậu từ chối. “Hãy coi như là em vừa tập thể dục đi”, cậu nói. Rồi giống như một chàng cao bồi trong các bộ phim, cậu nhảy lên xe và biến mất sau ánh hoàng hôn.”

(https://www.dkn.tv/doi-song/nhung-cau-chuyen-tu-te-trong-doi-thuong-khien-long-nguoi-am-lai-p-1.html).

Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính cho văn bản trên? Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên? (1,0 điểm).

Câu 2: Các nhân vật trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao (0,5 điểm)

Câu 3: Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện này là gì?(1,0 điểm)

Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn 15 dòng nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm “tử tế” trong cuộc sống? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Đề bài: Trong những ngày này, miền Trung nước ta đang gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai, lũ lụt gây ra. Em hãy tưởng tượng mình có mặt trong một đoàn thiện nguyện đi cứu trợ cho đồng bào vùng lũ và hãy kể về chuyến đi đầy ý nghĩa đó của mình.

2.2 Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 9

Đáp án

Điểm

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính cho văn bản trên? Chỉ ra 1lời dẫn trực tiếp trong văn bản trên?

- Phương thức biểu đạt chính là tự sự

- Lời dẫn trực tiếp: HS có thể lựa chọn những câu dẫn trực tiếp khác nhau. Ví dụ: Tôi giải thích tình cảnh của mình và nói: “Kể cả nếu anh gọi được cho vợ, chị ấy cũng không thể mang chìa khóa đến cho anh được, vì đây là chiếc xe duy nhất của bọn anh”.

Câu 2: Các Nhân vật trong câu chuyện trên đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Vì sao?

- Các nhận vận trong truyện đã tuân thủ phương châm lịch sự trong hội thoại. Vì: Cả hai nhân vật đều có cách giao tiếp và hành động rất lịch sự và tử tế.

. Câu 3: Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện này là gì?

- HS có thể đưa ra những thông điệp ý nghĩa khác nhau ví dụ như:

+ Sự tử tế luôn cần thiết trong cuộc sống của chúng ta.

+ Giúp đỡ người khác là tự tạo niềm vui, hạnh phúc cho chính mình.

+ Tình người sẽ hóa giải hết những khó khăn, thử thách trong cuộc sống….

Câu 4: Viết 1 đoạn văn ngắn 15 dòng nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm “tử tế” trong cuộc sống?

Gợi ý: Đoạn văn có thể gồm các ý sau đây: Nêu khái niệm thế nào là việc làm tử tế; Biểu hiện của nó trong cuộc sống; ý những của những việc làm đó đối với con người, xã hội; bài học rút ra cho bản thân em và các bạn trẻ là gì?...

- HS có thể tự do trình bày theo quan điểm riêng của mình. Tuy nhiên đoạn văn phải đảm bảo đúng cấu trúc, hoàn chỉnh về nội dung; không sai về lỗi ngữ pháp, diễn đạt và chính tả.

0,5đ

0,5đ

0,5đ

1,0đ

1,5đ

LÀM VĂN

1. Yêu cầu về kỹ năng:

- Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, không sai chính tả, mắc lỗi diễn đạt.

2. Yêu cầu về nội dung:

a. Mở bài:

- Giới thiệu qua về bản thân mình,

- lý do vì sao em có mặt trong đoàn thiện nguyện.

b. Thân bài:

- Giới thiệu thành phần tham gia đoàn thiện nguyện:( thành phần? số lượng? địa điểm đi và đến…)

- Hành trình đi đến vùng Lũ:Em đã chứng kiến nỗi khổ, mất mát của người dân miền Trung như thế nào? đoàn đã làm những việc gì để hỗ trợ và giúp đỡ đồng bào? Đã gặp phải những khó khăn, vất vả gì trên hành trình nhân ái ấy? Tình cảm của người dân đối với đoàn như thế nào?

- Kể 1 câu chuyện khiến em xúc động nhất trong chuyến hành trình ấy?

- Câu chuyện ấy đã tác động như thế nào đến nhận thức và tình cảm của em?

c. Kết bài:

- Cảm nhận của em sau tham gia đoàn thiện nguyện trở về?

- Em muốn nhắn nhủ gì cho chính bản thân mình và cho các bạn trẻ về sau khi có những trải nghiệm từ chuyến đi đầy ý nghĩa đó?

6,0đ

0,5đ

1,0đ

1,5đ

1, 5đ

1,0đ

0,5đ

Tổng

Tổng điểm : I + II = 10,0 điểm

10,0đ

2.3 Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 9

Mức độ

Tên

chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

I. Đọc hiểu

- Xác định phương thức biểu đạt chính

- Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp

- Xác định phương châm hội thoại nào? Vì sao?

- Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ câu chuyện này là gì?

-Viết 1 đoạn văn ngắn 15 dòng nói lên suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm “tử tế” trong cuộc sống?

Số câu 2

Số điểm 1,5

Tỉ lệ %15

Số câu 1

Số điểm 1

Tỉ lệ %10

Số câu 1

Số điểm 1,5

Tỉ lệ %15

Số câu 4

Số điểm 4

Tỉ lệ %40

II. Làm văn

Kiểu bài tự sự, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Số câu:0

Số điểm: 0

Tỉ lệ: 0%

Số câu:0

Số điểm: 0

Tỉ lệ: 0%

Số câu:0

Số điểm: 0

Tỉ lệ: 0%

Số câu: 1

Số điểm:6

Tỉ lệ:60%

Số câu:1

Số điểm: 6

Tỉ lệ: 60%

Tổng số câu:

Số câu 2

Số điểm 1,5

Tỉ lệ 15%

Số câu 1

Số điểm 1,0

Tỉ lệ 10%

Số câu 1

Số điểm 1,5

Tỉ lệ %15

câu: 1

Số điểm:6

Tỉ lệ: 60%

Số câu: 5

Số điểm:10

Tỉ lệ:100%

.................

Tải file về để xem thêm trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Văn 9

Liên kết tải về

zip Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024
zip Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 1
zip Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 2
doc Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 3
doc Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 4
zip Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023 - 2024 5

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK