Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức năm 2023 - 2024 bao gồm 10 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận, bảng đặc tả đề thi. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.
TOP 10 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa tập 2. Thông qua đề thi Ngữ văn 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức.
Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức 2023 - 2024
1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 - Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
BẢO KÍNH CẢNH GIỚI – BÀI 43
Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hoè lục đùn đùn tán rợp trương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tịn mùi hương.
Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
(Nguyễn Trãi)
Câu 1: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ được miêu tả ở phương diện nào?
A. Âm thanh
B. Màu sắc
C. Hương vị
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Những âm thanh ngày hè gợi không khí như thế nào về bức tranh cuộc sống?
A. Thanh bình, yên vui
B. Rộn ràng, tấp nập
C. Sống động, ồn ào
D. Tưng bừng, náo nhiệt
Câu 3: Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ là gì?
A. Tả cảnh ngụ tình
B. Sử dụng từ láy
C. Các cặp đối chỉnh
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Nghĩa của câu Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng là gì?
A. Dễ gì có được âm thanh tiếng đàn như cây đàn của vua Ngu
B. Muốn đánh một tiếng đàn ở cây đàn của vua Ngu
C. Nếu có cây đàn của vua Ngu sẽ đàn khúc nhạc cho dân no ấm
D. Thật là khó để có được cây đàn của vua Ngu
Câu 5: Câu thơ nào cho biết đây là cảnh vào độ cuối mùa hè?
A. Lao xao chợ cá làng ngư phủ
B. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
C. Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
D. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Câu 6: Câu thơ nào miêu tả bức tranh đầy sức sống trong bài thơ?
A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
B. Rồi, hóng mát thưở ngày trường
C. Dân giàu đủ khắp đòi phương
D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Câu 7: Dòng nào nêu không đúng vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua bài thơ?
A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời
B. Tấm lòng ưu ái với dân, với nước
C. Tấm lòng trăn trở trước thế sự
D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật
Câu 8: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ?
A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm
B. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống
C. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba
D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo
Câu 9: Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay từ bài thơ trên.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | D | 0,5 điểm |
Câu 2 | B | 0,5 điểm |
Câu 3 | D | 0,5 điểm |
Câu 4 | C | 0,5 điểm |
Câu 5 | C | 0,5 điểm |
Câu 6 | D | 0,5 điểm |
Câu 7 | C | 0,5 điểm |
Câu 8 | C | 0,5 điểm |
Câu 9 | Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu : -Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; - Nội dung: từ niềm khát khao dân giàu của Nguyễn Trãi, thí sinh suy nghĩ về bài học lấy dân làm gốc trong cuộc sống hôm nay. Cần làm rõ các ý: lấy dân làm gốc là gì ? Tại sao phải lấy dân làm gốc ? Ý nghĩa của việc lấy dân làm gốc ? Bài học nhận thức và hành động ? | 2,0 điểm |
Phần 2: Viết (4 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 điểm 0,25 điểm 2,5 điểm
0,5 điểm | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm thơ anh/chị đã học hoặc đã đọc. | ||
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: 1. Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 2. Thân bài - Khái quát chủ đề của truyện - Phân tích từng nhân vật tiêu biểu và mối quan hệ giữa các nhân vật - Phân tích vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề của truyện. - Đánh giá chủ đề và ý nghĩa của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề, rút ra ý nghĩa đối với cuộc sống. 3. Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận. | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | ||
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10
TT | Kĩ năng | Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Thơ văn Nguyễn Trãi | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 1 | 0 | 60 | |
2 | Viết | Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
2. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 - Đề 2
2.1 Đề thi giữa kì 2 Văn 10
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
Công danh đã được hợp[ Nên, đáng] về nhàn,
Lành dữ âu chi[ Lo gì, quan tâm gì] thế nghị khen
[ Miệng đời bàn luận khen chê].
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa[ Đầm] thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt[ Gió trăng] đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà Khói và ráng chiều] nặng vạy then.
Bui[ Duy, chỉ có] có một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng[ Không, chẳng] khuyết, nhuộm chăng đen.
(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm)
A. Lục bát
B. Thất ngôn bát cú đường luật
C. Thất ngôn xen lục ngôn
D. Song thất lục bát
Câu 2. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu 3 và 4? (0,5 điểm)
A. Phép điệp
B. Phép đối
C. Phép so sánh
D. Phép nhân hóa
Câu 3. Căn cứ vào câu thơ đầu, cho biết bài thơ này được Nguyễn Trãi làm trong giai đoạn nào? (0,5 điểm)
A. Giai đoạn khởi nghĩa Lam Sơn
B. Giai đoạn ta đánh thắng quân Minh xâm lược
C. Giai đoạn làm quan dưới triều nhà Lê
D. Giai đoạn lui về ở ẩn
Câu 4. Nội dung bài thơ gợi bạn nhớ đến bài thơ nào đã được học trong SGK? (0,5 điểm)
A. Bảo kính cảnh giới 43
B. Bình Ngô đại cáo
C. Bạch Đằng hải khẩu
D. Dục Thúy sơn
Câu 5. Biện pháp phóng đại trong hai câu 5 và 6 có tác dụng gì? (0,5 điểm)
A. Nhấn mạnh vẻ đẹp của thiên nhiên
B. Nói lên niềm vui của tác giả trước những vẻ đẹp mà thiên nhiên đem lại
C. Tô đậm vẻ đẹp huyền ảo của bức tranh mùa thu
D. Cả đáp án B và C
Câu 6. Sáu câu thơ đầu cho bạn hiểu gì về tâm thế của tác giả? (0,5 điểm)
A. Tâm thế buồn bã
B. Tâm thế lo âu
C. Tâm thế thư nhàn
D. Tâm thế u uất
Câu 7. Hai câu thơ cuối khẳng định điều gì? (0,5 điểm)
A. Tấm lòng trung hiếu của tác giả
B. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi của tác giả
C. Tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
D. Bày tỏ tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi, bất kể hoàn cảnh và thời gian
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:
Câu 8. Nêu chủ đề của bài thơ? (0,5 điểm)
Câu 9. Có ý kiến cho rằng: dù đã lui về ở ẩn, nhưng Nguyễn Trãi chỉ “nhàn thân” chứ không “nhàn tâm”. Quan điểm của bạn? Lí giải? (1,0 điểm)
Câu 10. Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ. (Viết khoảng 5 – 7 dòng) (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Bạn hãy viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Thuật hứng 24”.
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0.5 | |
2 | B | 0.5 | |
3 | D | 0.5 | |
4 | A | 0.5 | |
5 | D | 0.5 | |
6 | C | 0.5 | |
7 | D | 0.5 | |
8 | Chủ đề của bài thơ: Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. | 0.5 | |
9 | Học sinh tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải thuyết phục. Tham khảo: - Đồng tình - Lí giải: quả thật ông chỉ “nhàn thân” khi đã không còn lo việc quan, mà chỉ vui thú điền viên; nhưng ông không “nhàn tâm”, vì tấm lòng của ông lúc nào cũng canh cánh, cũng vướng bận một nỗi lo cho dân, cho nước. Tấm lòng “trung hiếu cũ” mà ông nói đến trong bài thơ trên chính là ước mong được suốt đời đóng góp công sức để trả nợ nước, đền ơn vua, báo hiếu với thân phụ của mình. | 1.0 | |
10 | Tham khảo: - Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tâm thế thư thái, bỏ ngoài tai mọi thứ thị phi, khen chê ở đời - Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, ở những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp của thiên nhiên. - Vẻ đẹp tâm hồn thể hiện ở tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. | 1.0 | |
II |
|
VIẾT |
4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ | 0,25 | |
| b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ “Thuật hứng 24”. | 0,5 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục. Sau đây là một hướng gợi ý: 1. Giới thiệu tác phẩm, tác giả, thể loại...; nêu nội dung cần phân tích, đánh giá 2. Phân tích, đánh giá về chủ đề: - Bài thơ miêu tả cuộc sống điền viên thanh nhàn; thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của tác giả: đó là một tâm hồn tinh tế với tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. - Bố cục: + Hai câu thơ đầu: Tâm thế sống của một con người biết đủ, biết công danh đã toại thì nên trở về an hưởng thú thanh nhàn. Đó cũng là tâm thế của một con người biết buông bỏ, tránh xa mọi thị phi. + Hai câu tiếp: Nói về những thú vui dân dã nhưng đầy thi vị của một lão nông nhàn + Hai câu tiếp: Nói lên vẻ đẹp, sự huyền ảo, sự giàu có của thiên nhiên và niềm vui khi được tận hưởng những vẻ đẹp ấy. + Hai câu cuối: bộc lộ nỗi lòng của tác giả, đó là một tấm lòng trung hiếu trước sau không thay đổi. Như vậy, dù đã lui về ở ẩn, dù vui thú điền viên nhưng Nguyễn Trãi vẫn canh cánh bên lòng nỗi lo cho dân, cho nước. 3. Phân tích, đánh giá về nghệ thuật: - Sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn - Sử dụng nhiều hình ảnh thơ độc đáo - Ngôn từ mộc mạc, thi liệu dân dã 4. Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của bài thơ; nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức bài thơ. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy. | 0,5 | |
Tổng điểm | 10.0 |
................
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 10