Toán lớp 8 Tập 2 trang 93 - Kết nối tri thức

Toán 8 Bài 35: Định lí Pythagore và ứng dụng

Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 93, 94, 95, 96, 97

Toán 8 Bài 35: Định lí Pythagore và ứng dụng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Toán 8 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 93, 94, 95, 96, 97.

Giải Toán 8 Kết nối tri thức tập 2 trang 93 → 97 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 35 Chương IX: Tam giác đồng dạng. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Toán 8 Bài 35: Định lí Pythagore và ứng dụng Kết nối tri thức

Giải Toán 8 Kết nối tri thức Tập 2 trang 97

Bài 9.17

Cho tam giác ABC vuông tại A. Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai

a) AB^{2}+BC^{2}=AC^{2}

b) BC^{2}-AC^{2}=AB^{2}

c) AC^{2}+BC^{2}=AB^{2}

d) BC^{2}-AB^{2}=AC^{2}

Đáp án:

Khẳng định b, d đúng

Khẳng định a, c sai

Bài 9.18

Những bộ ba số đo nào dưới đây là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông

a) 1 cm, 1cm, 2cm

b) 2 cm, 4 cm, 20 cm

c) 5 cm, 4 cm, 3 cm

d) 2 cm, 2 cm, 2\sqrt{2} cm

Đáp án: c và d

Bài 9.19

Tính độ dài x, y, z, t trong Hình 9.43

Bài 9.19

Lời giải:

- x^{2}=4^{2}+2^{2}=20 => x=2\sqrt{5}

- y^{2}=5^{2}-4^{2}=9 => y=3

- z^{2}=(\sqrt{5})^{2}+(2\sqrt{5})^{2}=25 => z=5

- t^{2}=1^{2}+2^{2}=5 => t=\sqrt{5}

Bài 9.20

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A, chiều cao AH=3cm và cạnh đáy BC=10cm. Hãy tính độ dài các cạnh bên AB, AC

Lời giải:

Bài 9.20

Vì tam giác ABC cân tại A => AB=AC, HB=HC=5cm

Xét tam giác AHB vuông tại H có

AB^{2}=AH^{2}+HB^{2}=3^{2}+5^{2}=34

=> AB=\sqrt{34}cm

Bài 9.21

Hãy tính diện tích của một hình chữ nhật có chiều rộng 8cm và đường chéo dài 17cm

Lời giải:

Theo đề bài, ta có hình vẽ:

Bài 9.21

Xét tam giác ABC vuông tại B, có

BC^{2}=AC^{2}-AB^{2}=17^{2}-8^{2}=225

=> BC=15(cm)

=> Diện tích của hình chữ nhật là: AB.BC=8.15=120(cm^{2})

Bài 9.22

Chú cún bị xích bởi một sợi dây dài 6m để canh một mảnh vườn giới hạn bởi các điểm A, B, E, F, D trong hình vuông ABCD có cạnh 5m như Hình 9.44. Đầu xích buộc cố định tại điểm A của mảnh vườn. Hỏi chú cún có thể chạy đến tất cả các điểm của mảnh vườn mình phải canh không

Bài 9.22

Lời giải:

- Xét tam giác ABE vuông tại B, có

AE^{2}=AB^{2}+BE^{2}=5^{2}+3^{2}=34

=> AE=\sqrt{34}(m)

=> Chú chó có thể chạy đến điểm E do khoảng cách AE ngắn hơn sợi dây

- Xét tam giác ADF vuông tại D, có

AF^{2}=AD^{2}+DF^{2}=5^{2}+4^{2}=41

=> AE=\sqrt{41}(m)

=> Chú chó không thể chạy đến điểm F do khoảng cách AF dài hơn sợi dây

- Xét tam giác ADC vuông tại D, có

AC^{2}=AD^{2}+DC^{2}=5^{2}+5^{2}=50

=> AE=5\sqrt{2}(m)

=> Chú chó không thể chạy đến điểm C do khoảng cách AC dài hơn sợi dây

Vậy chú chó không thể chạy hết tất cả các điểm của mảnh vườn. Chú chó chỉ có thể chạy đến điểm B, D, E.

Liên kết tải về

pdf Toán 8 Bài 35: Định lí Pythagore và ứng dụng

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 8

Toán 8 KNTT

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK