Giải Toán lớp 5: Luyện tập giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải bài 1, 2, 3 SGK Toán 5 trang 61 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Luyện tập của Chương 2: Số thập phân, các phép tính với số thập phân. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Luyện tập trang 61
Đáp án Toán 5 trang 61
Bài 1: a)
(2,5 × 3,1) × 0,6 = 7,75 × 0,6 = 4,65 | 2,5 × (3,1 × 0,6) = 2,5 × 1,86 = 4,65 |
(1,6 × 4 ) × 2,5 = 6,4 × 2,5 = 16 | 1,6 × (4 × 2,5) = 1,6 × 10 = 16 |
(4,8 × 2,5) × 1,3 = 12 × 1,3 = 15,6 | 4,8 × (2,5 × 1,3) = 4,8 × 3,25 = 15,6 |
Giá trị luôn luôn bằng nhau.
b) Kết quả:
9,65
98,4
738
68,6
Bài 2: a) 151,68; b) 111, 5
Bài 3: 31,25 (km)
Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 61
Bài 1
a) Tính rồi so sánh giá trị của (a x b ) x c và a x (b x c)
a | b | c | (a × b) × c | a × ( b × c) |
2,5 | 3,1 | 0,6 | ||
1,6 | 4 | 2,5 | ||
4,8 | 2,5 | 1,3 |
Nhận xét: Phép nhân các số thập phân có tính chất giao hoán:
Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.
a × b = b × a
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất:
9,65 x 0,4 x 2,5
0,25 x 40 x 9,84
7,38 x 1,25 x 80
34,3 x 5 x 0,4
Hướng dẫn:
a) Thực hiện phép tính nhân và so sánh kết quả vừa tìm được.
Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
b) Dựa vào kết quả của câu a để hoàn thành bài tập.
Gợi ý đáp án:
a)
a | b | c | (a × b) × c | a × (b × c) |
2,5 | 3,1 | 0,6 | (2,5 × 3,1) × 0,6 = 7,75 × 0,6 = 4,65 | 2,5 × (3,1 × 0,6) = 2,5 × 1,86 = 4,65 |
1,6 | 4 | 2,5 | (1,6 × 4 ) × 2,5 = 6,4 × 2,5 = 16 | 1,6 × (4 × 2,5) = 1,6 × 10 = 16 |
4,8 | 2,5 | 1,3 | (4,8 × 2,5) × 1,3 = 12 × 1,3 = 15,6 | 4,8 × (2,5 × 1,3) = 4,8 × 3,25 = 15,6 |
Giá trị của (a x b ) x c và a x (b x c) luôn luôn bằng nhau:
(a x b ) x c = a x (b x c)
b) 9,65 x 0,4 x 2,5
= 9,65 x (0,4 x 2,5)
= 9,65 x 1
= 9,65
+) 0,25 x 40 x 9,84
= 10 x 9,84
= 98,4
+) 7,38 x 1,25 x 80
= 7,38 x (1,25 x 80)
= 7,38 x 100
= 738
+) 34,3 x 5 x 0,4
= 34,3 x 2
= 68,6
Bài 2
Tính:
a) (28,7 + 34,5 ) x 2,4;
b) 28,7 + 34,5 x 2,4.
Hướng dẫn:
Thứ tự thực hiện phép tính:
- Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu phép tính có cả cộng, trừ, nhân, chia, ta thực hiện phép nhân chia trước, rồi đến cộng trừ.
- Nếu trong phép tính có dấu ngoặc đơn, ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi ngoài ngoặc sau.
Gợi ý đáp án:
a) (28,7 + 34,5 ) x 2,4
= 63,2 x 2,4
= 151,68
b) 28,7 + 34,5 x 2,4
= 28,7 + 82,8
= 111,5
Bài 3
Một người xe đạp mỗi giờ đi được 12,5km. Hỏi trong 2,5 giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?
Hướng dẫn:
Để giải bài toán, ta thực hiện phép nhân với hai thừa số lần lượt là số ki-lô-mét người đó đi được trong 1 giờ và số giờ người đó đi được.
Tóm tắt
Trong 1 giờ: 12,5km
Trong 2,5 giờ: … km?
Gợi ý đáp án:
Trong 2,5 giờ người đó đi được:
12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
Đáp số: 31,25 (km)
Lý thuyết Nhân một số thập phân với một số thập phân
Quy tắc: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau:
- Nhân như nhân các số tự nhiên.
- Đếm xem trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số rồi dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
Các tính chất của phép nhân số thập phân
- Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ hai thừa số của một tích thì tích không thay đổi.
a × b = b × a
- Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của hai số còn lại
(a × b) × c = a × (b × c)