Giải Toán lớp 5: Tổng nhiều số thập phân giúp các em tham khảo đáp án và hướng dẫn giải bài 1, 2, 3 SGK Toán 5 trang 51, 52 thuận tiện hơn, dễ dàng đối chiếu với kết quả bài làm của mình.
Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, các em sẽ củng cố kiến thức Toán 5 của mình. Đồng thời, cũng giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án Tổng nhiều số thập phân của Chương 2: Số thập phân, các phép tính với số thập phân. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Giải bài tập Toán 5 bài Tổng nhiều số thập phân
Đáp án Toán 5 trang 51, 52
Bài 1: a) 28,87; b) 76,76; c) 60,14; d) 1,64
Bài 2:
(2,5 +6,8) + 1,2 = 10,5 | 2,5 + (6,8 +1,2) = 10,5 |
(1,34 + 0,52) + 4 = 5, 86 | 1,34 + (0,52 + 4) = 5,86 |
Bài 3: a) 19,89; b) 48,6; c) 19; d) 11
Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 51, 52
Bài 1
Tính:
a) 5,27 + 14,35 + 9,25
c) 20,08 + 32,91 + 7,15
b) 6,4 + 18,36 + 52
d) 0,75 + 0,09 + 0,8
Phương pháp giải:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia làm sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Gợi ý đáp án:
Bài 2
Tính rồi so sánh giá trị của (a + b) + c và a + (b + c):
a | b | c | (a + b) + c | a + (b + c) |
2,5 | 6,8 | 1,2 | ||
1,34 | 0,52 | 4 |
Phương pháp giải:
Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. So sánh giá trị của (a+b) + c và a + (b+c) dựa theo tính chất kết hợp của phép cộng: Khi ta cộng một tổng của hai số với số thứ ba, ta cũng có thể cộng được số thứ nhất với tổng của hai số còn lại và giá trị của chúng đều không đổi.
Gợi ý đáp án:
a | b | c | (a + b) +c | a + (b + c) |
2,5 | 6,8 | 1,2 | (2,5 +6,8) + 1,2 = 10,5 | 2,5 + (6,8 +1,2) = 10,5 |
1,34 | 0,52 | 4 | (1,34 + 0,52) + 4 = 5, 86 | 1,34 + (0,52 + 4) = 5,86 |
Bài 3
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
a) 12,7 + 5,89 + 1,3
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2
b) 38,6 + 2,09 + 7,19
d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0.55
Phương pháp giải:
Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để ghép thành các cặp mà tổng của các số đó là số tự nhiên:
- Tính chất giao hoán của phép cộng: a + b = b + a (khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng, giá trị của tổng không thay đổi)
- Tính chất kết hợp của phép cộng: (a + b) + c = a + (b + c) (khi ta cộng tổng của số thứ nhất và số thứ hai với số thứ ba, thì ta cũng có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba mà giá trị của chúng không thay đổi.)
Gợi ý đáp án:
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 5,89
= 14 + 5,89
= 19,89
b) 38,6 + 2,09 + 7,19 = 38,6 + (2,09 + 7,19)
= 38,6 + 10
= 48,6
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 = (5,75 + 4,25) + (1,2 + 7,8)
= 10 + 9
= 19
d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0.55 = (7,34 + 2,66) + (0.55 + 0,45)
= 10 + 1
= 11