Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học - Giải Hóa 10 CTST

Hóa học 10 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Giải Hoá học lớp 10 trang 88 sách Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa trang 88→ 93 thuộc chương 5: Năng lượng hóa học.

Soạn Hóa 10 Bài 14 được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án.

Giải Hóa 10: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Giải Hóa học 10 Bài 14 trang 92, 93

Bài 1

Tính \Delta_r H_{298}^o của các phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết (sử dụng số liệu từ Bảng 14.1):

a) N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

b) 4HCl(g) + O2(g)→ 2Cl2(g) + 2H2O(g)

Lời giải chi tiết:

a) N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

Công thức cấu tạo của N2H4:

\Delta_r H_{298}^o=\Sigma \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{Cd})-\Sigma \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{sp})

=>\Delta_r H_{298}^o=\mathrm{E}_{\mathrm{b}}\left(\mathrm{N}_2 \mathrm{H}_4\right)-\mathrm{E}_{\mathrm{b}}\left(\mathrm{N}_2\right)-2 \cdot \mathrm{E}_{\mathrm{b}}\left(\mathrm{H}_2\right)

=\mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{N}-\mathrm{N})+4 . \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{N}-\mathrm{H})-\mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{N} \equiv \mathrm{N})-2 \cdot \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{H}-\mathrm{H})

b. 4 \mathrm{HCl}(\mathrm{g})+\mathrm{O}_2(\mathrm{~g}) \stackrel{t^o}{\rightarrow} 2 \mathrm{Cl}_2(\mathrm{~g})+2 \mathrm{H}_2 \mathrm{O}(\mathrm{g})

\Delta_r H_{298}^o=\Sigma \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{Cd})-\Sigma \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{sp})

=>\Delta_r H_{298}^o=4 . \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{HCl})+\mathrm{E}_{\mathrm{b}}\left(\mathrm{O}_2\right)-2 \cdot \mathrm{E}_{\mathrm{b}}\left(\mathrm{Cl}_2\right)-2 \cdot \mathrm{E}_{\mathrm{b}}\left(\mathrm{H}_2 \mathrm{O}\right) \\

=4 . \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{H}-\mathrm{Cl})+\mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{O}=\mathrm{O})-2 . \mathrm{E}_{\mathrm{b}}(\mathrm{Cl}-\mathrm{Cl})-2.2 \cdot

=4.427+498-2.243-2.2 .467=-148 \mathrm{~kJ}

Bài 2

Dựa vào Bảng 13.1, tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol benzene C6H6 (l) trong khí oxygen, tạo thành CO 2 (g) và H 2 O(l). So sánh lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C3H 8 (g) với lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzenne C6H 6 (l).

Gợi ý đáp án

- Xét phản ứng: C6H6(l) + 15/2 O2(g) → 6CO2(g) + 3H2O(l)

Chất

C6H6(l)

O2(g)

CO2(g)

H2O(l)

\Delta_r H_{298}^o

+49,00

0

-393,50

-285,84

Khi đốt cháy 1 mol C6H6 (l)

{\Delta _r}H_{298}^o = 6.{\Delta _f}H_{298}^o(CO2) + 3.{\Delta _f}H_{298}^o(H2O) - {\Delta _f}H_{298}^o(C6H6) – 15/2.{\Delta _f}H_{298}^o(O2)

= 6.(-393,50) + 3.(-285,84) – (+49,00) – 15/2.0

= -3267,52 kJ

Ta có: 1,0 g benzene = 1/78 (mol)

=> Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzene = -3267,52 . 1/78 = -41,89 kJ

- Xét phản ứng: C3H8(g) + 5O2(g) \xrightarrow{{{t^o}}} 3CO2(g) + 4H2O(l)

Chất

C3H8(g)

O2(g)

CO2(g)

H2O(l)

{\Delta _f}H_{298}^o

-105,00

0

-393,50

-285,84

Khi đốt cháy 1 mol C3H8(g)

{\Delta _r}H_{298}^o = 3.{\Delta _f}H_{298}^o(CO2) + 4.{\Delta _f}H_{298}^o(H2O) - {\Delta _f}H_{298}^o(C3H8) – 5.{\Delta _f}H_{298}^o(O2)

= 3.(-393,50) + 4.(-285,84) – (-105,00) – 5.0

= -2218,86 kJ

Ta có: 1,0 g C3H8 = 1/44 (mol)

=> Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g C3H8 = -2218,86 . 1/44 = -50,43 kJ

=> Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy 1,0 g propane nhiều hơn khi đốt cháy 1,0 g benzene

Bài 3

Dựa vào enthalpy tạo thành ở Bảng 13.1, tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng nhiệt nhôm:

2Al(s) + Fe2O3(s) \xrightarrow{{{t^o}}} 2Fe(s) + Al2O3(s)

Từ kết quả tính được ở trên, hãy rút ra ý nghĩa của dấu và giá trị {\Delta _r}H_{298}^o đối với phản ứng

Lời giải chi tiết:

- Xét phản ứng: 2Al(s) + Fe2O3(s) \xrightarrow{{{t^o}}} 2Fe(s) + Al2O3(s)

Chất

Fe(s)

Al2O3(s)

Al(s)

Fe2O3(s)

{\Delta _f}H_{298}^o

0

-1676,00

0

-825,50

{\Delta _r}H_{298}^o = 2.{\Delta _f}H_{298}^o(Fe) + 1.{\Delta _f}H_{298}^o(Al2O3) – 2.{\Delta _f}H_{298}^o(Al) - 1.{\Delta _f}H_{298}^o(Fe2O3)

= 2.0 + 1.(-1676,00) – 2.0 – 1.(-825,50)

= -850,50 kJ < 0

Phản ứng nhiệt nhôm diễn ra sẽ sinh ra lượng nhiệt lớn là 850,50 kJ

Bài 4

Cho phương trình nhiệt hóa học sau:

SO2(g) + ½ O2(g) \xrightarrow{{{t^o},{V_2}{O_5}}} SO3(g)  {\Delta _r}H_{298}^o = -98,5 kJ

a) Tính lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3

b) Giá trị {\Delta _r}H_{298}^o của phản ứng: SO3(g) → SO2(g) + ½ O2(g) là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án 

a)

- Mol của 74,6 g SO2 = 74,6 : 64 = 373/320 (mol)

Chuyển 1 mol SO2 thành SO3 sinh ra lượng nhiệt là 98,5 kJ

Chuyển 373/320 mol SO2 thành SO3 sinh ra lượng nhiệt là y kJ

=> y = 98,5 x 373/320 = 114,81 kJ

=> Lượng nhiệt giải phóng ra khi chuyển 74,6 g SO2 thành SO3 là 114,81 kJ

b)

- Xét phản ứng: SO2(g) + ½ O2(g) \xrightarrow{{{t^o},{V_2}{O_5}}} SO3(g)

{\Delta _r}H_{298}^o= \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(sp) - \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(bđ)

= {\Delta _f}H_{298}^o(SO3) - {\Delta _f}H_{298}^o(SO2) – ½ . {\Delta _f}H_{298}^o(O2) = -98,5 kJ

- Xét phương trình: SO3(g)  → SO2(g) + ½ O2(g)

{\Delta _r}H_{298}^o= \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(sp) - \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(bđ)

={\Delta _f}H_{298}^o(SO2) + ½ . {\Delta _f}H_{298}^o(O2) - {\Delta _f}H_{298}^o(SO3) = +98,5 kJ

Bài 5

Khí hydrogen cháy trong không khí tạo thành nước theo phương trình hóa học sau:

2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g) {\Delta _r}H_{298}^o = -483,64 kJ

a) Nước hay hỗn hợp của oxygen và hydrogen có năng lượng lớn hơn? Giải thích

b) Vẽ sơ đồ biến thiên năng lượng của phản ứng giữa hydrogen và oxygen

Lời giải chi tiết:

a) Xét phản ứng: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(g)

{\Delta _r}H_{298}^o= \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(sp) - \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(bđ)

= 2.{\Delta _f}H_{298}^o(H2O) - {\Delta _f}H_{298}^o(O2) – 2. {\Delta _f}H_{298}^o(H2) = -483,64  kJ < 0

=> Hỗn hợp của oxygen và hydrogen có năng lượng lớn hơn

Bài 6

Xét quá trình đốt cháy khí propane C3H8(g):

C3H8(g) + 5O2(g) \xrightarrow{{{t^o}}} 3CO2(g) + 4H2O(g)

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng dựa vào nhiệt tạo thành của hợp chất (Bảng 13.1) và dựa vào năng lượng liên kết (Bảng 14.1). So sánh hai giá trị đó và rút ra kết luận

Gợi ý đáp án

- Dựa vào nhiệt tạo thành: C3H8(g) + 5O2(g) \xrightarrow{{{t^o}}} 3CO2(g) + 4H2O(g)

Chất

C3H8(g)

O2(g)

CO2(g)

H2O(l)

{\Delta _f}H_{298}^o

-105,00

0

-393,50

-285,84

{\Delta _r}H_{298}^o= \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(sp) - \Sigma {\Delta _f}H_{298}^o(bđ)

=> {\Delta _r}H_{298}^o = 3.{\Delta _f}H_{298}^o(CO2) + 4.{\Delta _f}H_{298}^o(H2O) - {\Delta _f}H_{298}^o(C3H8) – 5.{\Delta _f}H_{298}^o(O2)

= 3.(-393,50) + 4.(-285,84) – (-105,00) – 5.0

= -2218,86 kJ

- Dựa vào năng lượng liên kết: C3H8(g) + 5O2(g) \xrightarrow{{{t^o}}} 3CO2(g) + 4H2O(g)

{\Delta _r}H_{298}^o = \Sigma Eb(cđ) - \Sigma Eb(sp)

=> {\Delta _r}H_{298}^o = Eb(C3H8) + 5.Eb(O2) – 3.Eb(CO2) – 4.Eb(H2O)

= 2.Eb(C-C) + 8.Eb(C-H) + 5.Eb(O=O) – 3.2.Eb(C=O) – 4.2.Eb(O-H)

= 2.347 + 8.413 + 5.498 – 6.745 – 8.467 = -1718 kJ

Liên kết tải về

pdf Hóa học 10 Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Chủ đề liên quan

Học tập

Lớp 10

Hóa 10 CTST

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK