Thuyết minh về một môn thể thao hoặc giới thiệu một vận động viên mà bạn yêu thích là một trong những chủ đề rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2.
Thuyết minh về một môn thể thao hoặc một vận động viên mà em yêu thích mang đến 2 bài văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi 3 trang 88 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2 Kết nối tri thức.
Thuyết minh về một môn thể thao hoặc một vận động viên mà em yêu thích
Thuyết minh về môn thể thao yêu thích
Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.
Sau những giờ phút căng thẳng vì làm việc, học tập, nghiên cứu, ai cũng thích lao vào chơi một môn thể thao nào đó. Đó có thể là bóng bàn, bóng rổ, bơi lội... nhưng có lẽ không môn thể thao nào hào hứng, làm say mê cuồng nhiệt hàng triệu con người trên thế giới như bóng đá. Đây cũng là một môn thể thao có lợi ích nhất.
Cũng khó mà kể hết những lợi ích của môn thể thao đặc biệt này. Bài viết này chỉ xin nói qua vài nét.
Bóng đá trước hết giúp cho cơ thể người cầu thủ phát triển toàn diện. Bạn thử chơi sẽ thấy. Khi theo quả bóng trên sân cỏ, bạn phải hoạt động với cường độ cao không chỉ là hoạt động của đôi chân mà là hoạt động của toàn cơ thể bạn, khiến cho bắp thịt bạn ngày càng cứng cáp và dẻo dai hơn, các cơ quan khác trong người bạn cũng nhờ đó mà hoạt động nhiều hơn, khỏe hơn. Cả tim, cả phổi, cả các cơ quan bài tiết, tiêu hóa thần kinh cũng do đó mà hoạt động tốt hơn.
Nói đến bóng đá không thể không nói đến tinh thần đồng đội, trên sân cỏ không bao giờ có một “siêu sao” nào có thể tự một mình làm bàn thắng mà không có sự ăn ý trong sự phối hợp với đồng đội. Bởi vậy, khi khán giả vỗ tay khen ngợi một cầu thủ tiền đạo vừa làm nên bàn thắng thì ai cũng hiểu rằng thành tích ấy có cả công lao của bao người trong đó có cả công lao của đồng đội.
Đa phần tuổi trẻ chúng ta chơi hoặc xem bóng đá là để giải trí sau những giờ phút học tập hay lao động trí óc căng thẳng. Ớ sân cỏ, bạn sẽ tự do vui chơi la hét, cổ vũ, sung sướng, hả hê. Đúng là bóng đá mang lại cho khán giả những liều thuốc dinh dưỡng tinh thần quý báu. Trước sân cỏ hầu như mọi người đều chìm đắm trong nỗi say mê hồi hộp, dường như đã quên hết mọi bận bịu lo toan của sinh hoạt đời thường. Phút ấy, trong tâm hồn chỉ còn lại hứng khởi và sảng khoái với bao niềm vui sôi nổi hả hê.
Nói cụ thể hơn, trong bóng đá phải có tinh thần thể thao, không chơi xấu đá bóng thành đá người. Khi đó, sân cỏ dễ trở thành nơi xô xát ẩu đả. Đó là người chơi. Còn người xem không nên mượn bóng đá làm cuộc đỏ đen sát phạt nhau cháy túi.
Giới thiệu về một vận động viên mà bạn yêu thích
Vận động viên thể hình Việt Nam Phạm Văn Mách (quê An Giang) đến nay đã đem về cho môn thể hình Việt Nam tổng cộng mười chiếc huy chương gồm đủ loại. Những đóng góp của anh cho thể thao Việt Nam quá lớn, song điều đơn giản nhất là có một chỗ để an cư lạc nghiệp thì vẫn còn là mơ ước đối với anh. Cuộc đời của vận động viên thể hình này như huyền thoại.
Ngày 10-3-1997 định mệnh và cũng là bước ngoặt thay đổi cuộc đời anh. Anh rời quê An Giang khăn gói lên Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Là con trai duy nhất của một gia đình có tám chị em, quyết định này của anh đã gây bàng hoàng cho những người thân trong gia đình. Còn đang choáng ngợp trước vẻ lộng lẫy của Thành phố Hồ Chí Minh, chưa biết mưu sinh như thế nào, thì có người bạn cũ là Phạm Hồng Thắng giới thiệu vào Câu lạc bộ thể hình Bàu Cát làm hướng dẫn viên. Để cải thiện nguồn sống, Mách còn nhận lời làm ca sĩ và nhảy trình diễn nhạc Ráp tại Nhà văn hóa Gò vấp.
Tháng 5-1997, Mách đăng quang nhà vô địch sinh viên học sinh, nhưng phải đội tên bạn Dương Tấn Dũng, may mà trót lọt. Nhờ vậy, Mách đã lọt vào “mắt xanh” của các huấn luyện viên.
Bảy tháng sau, Mách tham dự giải toàn quốc và giành Huy chương Vàng. Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Huỳnh Anh nhận xét Mách vượt trội hơn các đối thủ về vẻ đẹp cơ bắp. Lời nhận xét ấy đã đưa Phạm Văn Mách gia nhập hàng ngũ các lực sĩ của đội tuyển thể hình Việt Nam.
Thành công ngày càng lớn, nhưng anh không quên năm năm trời tá túc gian khố tại Thành phố Hồ Chí Minh. Căn phòng trọ hiện Mách đang ở tại Gò vấp chỉ rộng hơn 10m2 xen lẫn trong khu mồ mả, xung quanh nhiều tệ nạn xã hội. Nhưng với Mách, như thế cũng đầy đủ rồi. Anh hạnh phúc với những gì đã có và đang có, mặc dù bạn bè chế giễu nhà vô địch giàu vàng mà cái nhà cũng không ra hồn.
Thêm vào đó, vấn đề “nạp năng lượng” đã trở thành kỷ luật của nhà thể hình, nhiều lúc gây khó khăn cho anh. Mỗi ngày phải mất trăm ngàn cho nhu cầu ăn uống, đảm bảo thể chất. Kinh phí tập luyện do ủy ban cấp không đủ trang trải, có tháng phải cầu viện gia đình gửi lên cứu đói, có những lần phải khất cả tiền thuê nhà.
Tuy vậy, chúng ta vẫn hi vọng ở nhiều thành công phía trước của anh. Vì nhà vô địch Phạm Văn Mách của Việt Nam ta còn yêu và say nghề. Tin rằng anh sẽ vượt qua tất cả và thành công.