TOP 12 bài Thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều SIÊU HAY, sẽ giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn nguồn gốc, quy tắc, luật lệ chơi thả diều, nhanh chóng hoàn thiện bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian của mình.
Thả diều là trò chơi quen thuộc của nhiều lứa tuổi ở nông thôn. Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm, khung diều làm bằng cật tre mềm. Trò chơi thả diều dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao. Mời các em cùng tải miễn phí:
Bài văn thuyết minh về trò chơi thả diều lớp 8
- Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều (3 mẫu)
- Thuyết minh về trò chơi thả diều ngắn gọn (3 mẫu)
- Thuyết minh về trò chơi thả diều chi tiết (9 mẫu)
Dàn ý thuyết minh về trò chơi thả diều
Dàn ý 1
1. Mở bài
- Thả diều là một thú vui vô cùng quen thuộc đối với trẻ em ở nông thôn, để lại trong mỗi đứa trẻ nhiều kỷ niệm.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
- Xuất hiện ở Trung Quốc cách đây 2800 năm, ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban.
- Chiếc diều đầu tiên làm bằng gỗ, sau thay bằng trúc và giấy.
* Ý nghĩa:
- Người Trung Quốc cổ đại có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí.
- Là một nghi thức cầu an mà các nhà sư.
- Được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn.
- Là một vật dụng để truyền tin trong quân sự.
- Ngày nay, cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới.
* Đặc điểm:
- Hình dáng, chủng loại phong phú: Hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người.
- Phong phú về màu sắc, kích thước của diều cũng vô số kể.
* Cách làm diều thông thường:
- Khung diều: Dùng các thanh tre dài từ 70 - 90cm làm khung, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, khung phải cân đối và chắc chắn.
- Cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt.
- Đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không, cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều.
- Cuối cùng, khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn.
* Cách thả diều:
- Chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa.
- Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao.
3. Kết bài
- Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, mang lại cho con người những cảm xúc vui vẻ đầy ắp kỷ niệm, rèn luyện cho con người sự khéo léo khi làm diều, óc quan sát, nhận định khi thả diều.
Dàn ý 2
I. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Thả diều là trò chơi dân gian có từ lâu đời
- Trò chơi thả diều rất vui và hấp dẫn, nhất là đối với trẻ em ở nông thôn.
II. Thân bài:
* Thuyết minh về chiếc diều:
+ Hình dáng: rất phong phú (hình chim, cá, bướm, chuồn chuồn,…)
+ Cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Kích thước từ nhỏ đến lớn, có khi dài đến hàng mét. Có những cánh diều thường, có những cánh diều gắn sáo. Khi diều bay cao, tiếng sáo du dương trầm bổng.
+ Màu sắc rực rỡ, vui mắt.
+ Vật liệu: khung diều làm bằng tre cật hoặc chất dẻo, cánh bằng giấy bồi, lụa, ni lông.
+ Các bộ phận: thân diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều…
+ Cách thức chơi diều:
- Thời gian: thường là vào buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
- Chỗ chơi: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê,… nơi không có dây điện, dây điện thoại hoặc cây cao.
- Diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay êm được.
- Khi thả diều, cần có hai người. Một người cầm dây và một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng bốn mươi năm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió.
- Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.
III. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Thả diều là trò chơi thú vị và bổ ích.
- Hình ảnh cánh diều tô điểm thêm cho vẻ thơ mộng của khung cảnh quê hương.
- Cánh diều bay bổng mang theo bao mơ ước tốt đẹp cho con người.
Dàn ý 3
1. Mở bài
Giới thiệu về trò chơi thả diều.
- Trò chơi thả diều là một trò chơi gắn bó, thân thuộc ở làng quê Việt Nam.
- Đây là một trò chơi dân gian rất vui và thu hút nhiều trẻ con cũng như người lớn.
2. Thân bài
- Nguồn gốc xuất xứ
- Trung Quốc là quê hương của trò chơi thả diều. Thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800 năm. Chiếc diều đầu tiên có thể đã xuất hiện vào thời kỳ Xuân Thu do người thợ nước Lỗ có tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo thành.
- Vào thời cổ đại mỗi dịp tết Thanh Minh, sau khi làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Họ cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy.
- Qua thời gian trò chơi thả diều được du nhập đến nhiều nước trong đó có Việt Nam.
- Nguyên liệu làm diều:
- Giấy hoặc vải lụa, nilon…
- Những thanh tre được vót sẵn
- Kéo, dao, hồ, keo, băng dính…
- Cuộn dây
- Bút vẽ
- Cách làm:
- Làm khung diều bằng những thanh tre. Sau khi đã cắt thành những đoạn tre thẳng với kích thước nhất định thì dùng keo gắn chúng lại với nhau. Tùy theo hình của cánh diều mà ta gắn khung cho phù hợp.
- Chỉ cần cắt giấy, vải hoặc nilon theo kích thước của khung.
- Sau đó, dán lên trên mặt khung.
- Có thể vẽ hình thù hay tô lên trên mặt diều.
- Cuối cùng là buộc đầu của cuộn dây vào phần khung.
- Cách chơi:
- Đầu tiên cầm dây diều nâng lên và chạy nhẹ nhàng cho diều bắt vào gió và bay lên.
- Sau đó chỉ cần điều chỉnh dây diều.
- Công dụng:
- Thả diều như một môn thể thao giúp tăng cường sức khỏe.
- Giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
- Trò chơi gần gũi, thân thiện.
- Giúp chúng ta có thể tái tạo những vật dụng bỏ đi như những đoạn tre, giấy, vải thừa để làm diều.
- Giúp trẻ đưa những ước mơ của mình vào cánh diều và thả bay lên cao.
- Bảo quản:
- Không chọc rách diều
- Không dẫm chân lên làm gãy khung diều.
- Vì dùng keo dán nên tránh để diều gặp nước đặc biệt đối với diều giấy.
3. Kết bài
- Cảm nhận của bản thân về trò chơi thả diều.
Thuyết minh về trò chơi thả diều ngắn gọn
Bài văn mẫu 1
Nhắc đến trò chơi dân gian của Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến thả diều. Một trò chơi xuất hiện từ rất lâu rồi nhưng vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.
Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam Ở Việt Nam. Với tuổi thơ của rất nhiều người, hình ảnh những cánh diều trên cánh đồng quê đã trở nên vô cùng quen thuộc. Hay hình ảnh những chú bé chăn trâu ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành một biểu tượng của làng quê Việt Nam.
Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng cật tre mềm, khi nâng lên phải nhẹ nhưng vẫn giữ được độ chắc chắn. Cánh diều có hình dáng cong cong, nhìn từ xa giống như là hình lưỡi liềm. Nguyên liệu chính dùng để làm diều là giấy bản. Cách làm diều trông có vẻ đơn giản nhưng vẫn đòi hỏi sự khéo léo mới có thể làm được. Diều sáo là một loại hình diều được ưa chuộng bởi khi lên cao, tiếng gió thổi vào cây sáo sẽ tạo thành âm thanh du dương, tha thiết.
Thả diều là một trò chơi dân gian thú vị, hấp dẫn của mọi lứa tuổi. Người chơi sẽ dựa vào sức gió của thiên nhiên để đưa diều lên cao qua một sợi dây dài. Gió không mạnh quá và không được nhẹ quá. Thời điểm thích hợp nhất là buổi chiều gió lộng. Hình ảnh những đứa trẻ tụ tập trên những khu đất trống cùng nhau hò hét, chạy theo cánh diều đã là hình ảnh quen thuộc ở làng quê Việt Na,
Ngày nay, diều vẫn nhận được sự yêu thích của mọi tầng lớp thế hệ qua những hình dáng, màu sắc đầy sáng tạo. Các cuộc thi thả diều lớn được tổ chức thường niên và nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người
Bài văn mẫu 2
Tuổi thơ chúng ta ai mà không biết trò chơi thả diều, thú vui nhàn hạ của mỗi đứa trẻ ở vùng quê vào ngày hè, những cánh diều tuổi thơ sẽ mãi là kỉ niệm mà chúng ta mãi không quên.
Trò chơi dân gian thả diều xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước, du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận, với mỗi đứa trẻ hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc. Đây cũng là trò chơi bình dị, giải trí của các em khi rảnh rỗi.
Diều được làm từ các chất liệu khác nhau giấy, vải, ni lon, chất liệu bằng ni lon được sử dụng nhiều nhất bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Người chơi diều có thể chọn nhiều loại khác nhau dựa theo màu sắc, kiểu dáng. Với trẻ em vùng quê diều làm bằng giấy là lựa chọn thích hợp, đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất, chỉ cần sử dụng giấy vở không dùng đến để làm diều.
Cánh diều thông thường thường có hình trăng lưỡi liềm. Khung diều làm bằng tre mềm, có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Điều kiện gió khi thả phải không quá mạnh mà phải gió nhẹ. Những cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản là những nơi thả diều tốt nhất. Vào mỗi buổi chiều những cánh diều bay lên không trung rất đẹp và thơ mộng.
Theo thời gian trò chơi thả diều đã không còn xuất hiện nhiều nữa nhưng đối với các thế hệ trước kia hình ảnh cánh diều tung bay phấp phới trong gió và những đứa trẻ chạy theo nô đùa sẽ mãi là kỉ niệm không thể phai nhòa.
Bài văn mẫu 3
Thả diều vốn là một trò chơi quen thuộc của nhiều lứa tuổi ở nông thôn Việt Nam. Nó không chỉ dừng lại ở thú tiêu khiển mà còn trở thành nét đẹp văn hóa, một phần không thể thiếu trong các lễ hội. Nhắc đến hội thi thả diều, ta không thể không nhắc tới lễ hội thả diều được tổ chức tại làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
Thông thường, hội thi được tổ chức tại sân đình để khi diều bay lên, cánh diều trông giống như đàn chim bay về tổ. Lễ hội thả diều ở Hà Nam được tổ chức vào tháng 5 âm lịch hàng năm. Nhưng việc làm diều đã được chuẩn bị chu đáo từ nhiều tháng trở về trước. Để làm được một con diều đem đi dự thi cần phải bỏ ra công sức và tâm huyết. Từ việc kiếm các nguyên liệu cho đến khi hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết, để làm khung diều, người dân phải kiếm những cây tre già, có kích thước dài, thân cây thẳng, mịn, đã rụng hết lá. Sau đó, các nghệ nhân hong cho thật khô và vót theo kích thước phù hợp với từng bộ phận. Thân diều và đuôi diều được làm từ giấy tráng, kiếng hoặc loại giấy có độ dai, dẻo, không dễ bị rách. Khi đã làm được khung cũng như tìm được loại giấy ưng ý, nghệ nhân tiến hành tạo hình, dán giấy lên khung và trang trí theo hình thù, màu sắc mà mình ưa thích. Chiếc diều sẽ không đạt nếu như thiếu đi mất dây. Đối với diều có kích thước lớn, đuôi diều được lấy từ sợi dù và dùng chỉ khâu với loại diều nhỏ hơn. Ngoài ra, diều còn phải làm từ ống suốt có kích thước lớn, bánh xe cuộn dây ở hai đầu để thả dây cho nhanh.
Vào ngày diễn ra cuộc thi, các thanh niên trong làng sẽ mang diều đến đấu. Tùy vào số lượng người tham gia để chia đội. Mỗi đội có 3 người. Khi hiệu lệnh vang lên, những người trong đội sẽ vào vị trí. Một người cầm dây, một người điều khiển còn một người đâm diều lên cao. Tiếp đến, ban chủ khảo sẽ thắp một nén hương để tính giờ. Dứt tiếng loa gọi, người đâm diều kéo diều lên cao. Diều lên cho đến khi người ở dưới thấy diều nhỏ bằng một chiếc lá. Sau khi có yêu cầu đấu dây từ ban giám khảo, các đấu thủ phải di chuyển về một điểm để ban giám khảo chấm điểm. Hết thời gian quy định, đấu thủ điều khiển cho diều lao xuống như mũi tên bắn thẳng từ khoảng cách 30m. Các đội chơi thu diều và tập hợp trước sân đình để nghe kết quả của ban tổ chức.
Có thể nói, lễ hội thả diều là dịp để các thanh niên trong làng thi tài cũng là khoảng thời gian để mọi người tề tựu, trò chuyện, giao lưu với nhau. Tiếng nói cười trong ngày hội đem đến khoảng không gian yên bình, rộn ràng cho chốn thôn quê. Đồng thời, cũng làm tăng thêm sắc đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc của cha ông.
Thuyết minh về trò chơi thả diều chi tiết
Bài văn mẫu 1
“Thả diều, thả diều
Ơi con diều giấy tuổi thơ
Thả diều, thả diều
Ơi con diều ấy là ước mơ tuổi thơ tôi.
Bay lên hỡi cánh diều, bay lên vượt núi đồi
Bay cao bay cao nhận gió muôn phương…”
Lời bài hát “Thả diều” của Nguyễn Quang Thắng ngân vang mãi trong lòng người nghe giống như cánh diều vi vu trong gió. Thả diều tự bao giờ đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc không chỉ đối với trẻ con mà còn đối với nhiều người ở lứa tuổi khác nhau.
Thú thả diều có nguồn gốc từ nghệ thuật làm mo vào thời cổ đại của người Trung Quốc cách đây 2800. Vào thời cổ đại, cứ mỗi dịp tết Thanh Minh đến, sau khi đã làm lễ cúng bái tổ tiên, người dân Trung Quốc đều có phong tục thả diều. Người xưa cho rằng, thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Không những vậy diều còn được các nhà sư dùng với ý nghĩa cầu sự yên bình tốt lành, do đó mỗi lần diều rơi các nhà sư đều làm lễ cúng bái để xua đuổi tà khí và cầu an.
Thú thả diều đã du nhập vào nước ta, và được nhiều người đón nhận. Hình ảnh những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thả diều đã trở thành hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Diều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như giấy, vải, nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi nhờ vào chất liệu này, không những làm được những cánh diều nhiều hình dạng và màu sắc mà còn bền lâu theo thời gian. Tuy nhiên vẫn có những cô bé, cậu bé thích làm diều bằng giấy vì chúng có thể tận dụng giấy đã qua sử dụng, vừa tiết kiệm lại có thể thỏa sức sáng tạo.
Diều được làm theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người. Có cánh diều hình lưỡi liềm, có cánh diều hình hộp, hình tròn, hình vuông, cũng có những cánh diều được tỉ mỉ thiết kế theo hình những chú bướm, chú chim, hình rồng, hình người.
Tự tay làm một cánh diều giấy không khó nhưng đòi hỏi người làm cần tỉ mỉ, chau chuốt và kiên nhẫn. Đầu tiên cần dùng dao vuốt hai nan tre tròn, kích thước nhỏ nhưng phải dẻo để tránh bị gẫy. Đặt hai nan tre vào một tờ giấy tạo thành hai đường chéo, cố định bằng hồ hoặc băng dính và cắt phần còn thừa của nan tre. Cắt năm tờ giấy có chiều dài 30cm và chiều rộng 5cm. Sau đó dán chúng lại với nhau thành ba dây dài với hai dây dài 50cm và một dây dài 80cm. Đặt phần thân diều vừa làm thành hình thoi rồi dán đuôi diều vào. Đuôi dài nhất dán vào góc giữa, hai đuôi còn lại dán vào hai bên. Lấy một đoạn dây dài 10cm buộc vào thanh nan thẳng đứng. Buộc hai đầu dây sao cho nốt buộc đầu trên dài hơn về phía đầu diều. Vậy là đã hoàn thành xong chiếc diều hình thoi. Ngày nay, công nghệ càng hiện đại, thì những chiếc diều thủ công cũng được thay bằng những chiếc diều làm từ máy móc. Tuy mẫu mã đa dạng và bắt mắt hơn nhưng tự tay làm một chiếc diều vẫn là một kỉ niệm khó quên.
Diều bay được là nhờ sức gió cho nên cần lựa chọn địa điểm thả diều cho phù hợp. Đó có thể là bãi đất trống, bãi cỏ nơi có nơi có đất bằng rộng rãi; không vướng cây cối; không vướng đường dây điện; xa lối đi lại và đặc biệt, nơi đó phải có gió. Lũ trẻ quê thích nhất là được thả diều giữa cánh đồng lúa bát ngát mênh mông hay chiều chiều được thả hồn mình trên những triền đê lộng gió. Tiếng sáo diều vi vu, vi vu cùng với tiếng nô đùa giòn tan họa nên một bức tranh đồng quê yên ả, thanh bình và đầm ấm.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân, người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như quy trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.
Ở Việt Nam, vào những dịp lễ Tết, người dân lại tổ chức những trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, chèo thuyền, và đặc biệt không thể thiếu trò chơi thả diều. Những cánh diều đủ màu sắc sải rộng trên bầu trời rộng lớn với niềm mong ước về một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc.
Thả diều mãi mãi là thú vui của nhiều người. Ngày nay, xã hội đã phát triển, nhiều trò chơi vì thế cũng ra đời dần thay thế cho những trò chơi dân gian. Vì thế mọi người cần chung tay gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc nói chung và những trò chơi dân gian nói riêng, đặc biệt là trò chơi thả diều.
Bài văn mẫu 2
Thả diều không chỉ là thú vui của trẻ con mà của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảnh trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao. Chỉ mười đến mười lăm nghìn là ta sẽ có một chiếc diều khá đẹp. Nhưng bay bổng lên trời cao bằng chính sự khéo léo của đôi tay mới thật sự là thú vui của người chơi thả diều.
Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có: Tre, phải là tre tươi, dẻo, cứng; Giấy: tùy thuộc vào kích cỡ diều ta định làm, nhưng cứ chuẩn bị càng nhiều càng tiện. Dây: nếu là diều to phải có dây to, nếu không sẽ bị đứt dây nửa chừng lúc đang thả diều, dây cũng phải hai ba cuộn mới đủ cho một chiếc diều cỡ thường; Hồ dán; Sáo (chỉ cần khi làm sáo diều to).
Diều có rất nhiều loại: hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người… Nhưng để bay cao và vững chắc là diều quạ. Vì thế ta hãy tự làm cho mình một chiếc diều hình quạ là tốt nhất.
Đầu tiên ta phải làm khung cánh bằng tre nứa. Có lẽ ta nên chuẩn bị hai thanh tre dài 90cm thì vừa. Ta phải buộc vào thanh tre ở trên, đầu kia là thanh ở dưới sao cho thật thăng bằng hai bên cánh. Thanh tre này ta nên để dài khoảng 22, 23cm thì đẹp. Nhưng như thế là chưa đủ, ta phải làm cho hai bên cánh cong lên bằng cách buộc hai đầu vào thanh trục ở giữa (buộc vào trung điểm của thanh trục). Nhưng đứng có uốn cong quá kẻo gãy. Thường thì hai cánh sẽ không cong đều như đường tròn và cong tụ lại ở một chỗ, như thế cũng không sao. Thế là ta đã có được đôi cánh của con quạ giấy rồi.
Tiếp theo là phần đầu và đuôi rất đơn giản:
Đầu: Ta chuẩn bị hai thanh tre nhỏ, ngắn khoảng 9-10cm, buộc vào sát cái trục rồi buộc tiếp vào đầu kia thành mũi nhọn.
Đuôi: cũng là hai thanh tre nhưng dài hơn, khoảng từ 20-30cm, buộc thành hình tam giác. Nhưng một đầu nhọn của tam giác là gắn chặt với thanh trục (ở khoảng 1/3 trục), góc nhọn khoảng 70 độ thì vừa.
Khi đã có khung cả rồi thì ta mới dán giấy. Nếu giấy nhỏ thì ta phải dán từng đoạn của cánh và phải kín. Giấy được phủ lên cánh diều, vuốt một nếp theo đường dây, kéo cho phẳng rồi dán mép giấy vào xung quanh thanh tre. Đầu và đuôi cũng tương tự.
Cuối cùng là phần buộc dây (lèo). Ta phải đục hai lỗ nhỏ trên giấy sát thanh tre ở trên của cánh (hai lỗ nhỏ cân giữa trục, từ trục đến một lỗ khoảng 10-15cm), buộc hai đầu của sợi dây khoảng 3cm vào hai lỗ ta được một phần của lèo. Tiếp theo lấy một đoạn dây khoảng 30cm buộc vào trung điểm của đoạn dây trước, đầu kia buộc vào đuôi của trục. Và đoạn dây nối với cuộn dây của ta sẽ buộc vào đoạn thứ hai ấy, buộc thật chắc nhưng vẫn di chuyển được trên dây thứ hai để chỉnh. Phần chính này khoảng từ 3-5cm (trên đoạn dây thứ hai tính từ phần buộc với dây thứ nhất). Như thế là ta đã có một con quạ giấy rồi.
Trò chơi thả diều sẽ mãi mãi là thú vui của nhiều người trong những ngày hè oi ả. Những ngày gió to, ta đem diều ra ngoài đồng hoặc nơi không bị vướng nhà cửa, dây điện mà đưa diều lên trời cao. Đảm bảo sẽ có những giây phút bình yên cùng một cánh chim và một mảng trời xanh biêng biếc.
Bài văn mẫu 3
Sẽ thật tuyệt vời nếu như tuổi thơ của mỗi chúng ta được gắn bó với những trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, trốn tìm, thả diều… Đặc biệt, mỗi cánh diều tuổi thơ mãi là những kỉ niệm mà chúng ta không thể nào quên được, đó cũng là món đồ chơi yêu thích của biết bao người khi còn thơ ấu.
Trò chơi dân gian thả diều có xuất xứ tại Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước (khoảng 2800 năm trước), du nhập đến nước ta và được nhiều người đón nhận.Với mỗi đứa trẻ Việt Nam, hình ảnh những cánh diều cao vút trên cánh đồng mênh mông bát ngát đã rất đỗi quen thuộc.
Diều là một món đồ chơi được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Đầu tiên là áo diều, áo diều có thể làm bằng giấy, vải hoặc nilon. Trẻ con ở các vùng quê trước đây thường dùng giấy bàn, có khi là giấy của những quyển sách cũ gỡ ra làm áo diều. Đây là loại diều đơn giản dễ làm nhất. Ngày nay chất liệu bằng nilon được sử dụng nhiều bởi có nhiều màu sắc, kiểu dáng và sử dụng lâu dài. Tiếp theo là khung diều, bộ phận này thường được làm bằng nan tre bởi nan tre mềm dễ uốn và tạo kiểu. Dây thả diều bằng chỉ, bằng gai dùng cho các diều nhỏ bằng dây may, dây thừng nhỏ và sau này có cả dây thép nữa để dành cho các loại diều lớn. Hình dáng của diều cũng rất phong phú đa dạng, có loại hình hộp, hình vuông, hình rồng, hình chim, hình người…. Muốn có một chiếc diều tốt do chính tay mình làm, ta cần có tre, tre phải là tre tươi, dẻo, cứng và có độ căng cần thiết. Cánh diều có hình cong, cách làm diều nhìn thì có vẻ dễ nhưng khi bắt tay vào thực hiện đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra con diều đẹp và đúng cách.
Nếu như để làm được ra con diều tốt đòi hỏi sự khéo léo thì khi chơi diều cũng đòi hỏi người chơi càng phải khéo léo, tính toán tỉ mỉ hơn. Ở miền Bắc, các em chơi diều bắt đầu từ mùa hè và vào tầm chiều tối khi cái nắng gay gắt, cháy bỏng của ban ngày nhường chỗ cho những cơn gió mát rượi, bầu trời mùa hè cao và xanh là thời điểm thích hợp cho những cánh diều bay lượn. Thả diều cần chọn những địa điểm rộng và thoáng như cánh đồng hoặc khoảng không rộng không vướng vật cản. Khi chơi người thả diều sẽ dựa vào sức gió để đưa diều lên cao bằng sợi dây dài. Trường hợp thả diều ở một nơi có nhiều gió, có thể chỉ cần đứng tại chỗ và giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên cao. Trường hợp trời đứng gió, lúc này cần cầm dây và chạy thật nhanh cho diều đạt được độ cao nhất định đủ để đón những cơn gió ở tầng cao, khi đó diều sẽ có thể tiếp tục bay lên. Trẻ em ham chơi thường chọn cách chạy thật nhanh để đưa diều lên cao dù cho trời đang nắng gắt. Những người từng trải luôn biết cách chờ đợi những cơn gió lúc chiều tà. Thả diều nơi đồng vắng thì ung dung tự tại nhưng hơi buồn tẻ, thả diều ở nơi có nhiều người cùng thả thì có sự cạnh tranh nhưng lo ngại bị vướng dây. Diều giấy thì thả ở đồng quê, diều to nghệ thuật thì thả ngoài biển lớn. Nhưng dù chọn cách chơi nào với loại diều nào thì chơi diều vẫn là một thú vui của tuổi thơ.
Diều là một món đồ chơi dân gian gắn bó với tuổi thơ có từ lâu đời và mang nhiều ý nghĩa. Chiếc diều không chỉ thể hiện sự khéo léo, thẩm mĩ của người làm mà còn thể hiện sự chăm chỉ kiên nhẫn của họ. Bởi không phải ai cũng làm ra được diều. Có thể bất cứ đứa trẻ nào cũng làm được một chiếc chong chóng hay vót ra được những chiếc đũa chơi chuyền nhưng không phải đứa trẻ nào cũng tự làm cho mình được chiếc diều. Đối với việc thả diều, người xưa cho rằng thả diều có thể xua đuổi tà khí và những điều rủi ro, xúi quẩy. Họ ghi hết tên những loại bệnh dịch nguy hiểm lên trên thân diều, sau khi đã thả cho diều bay thật cao sẽ dùng kéo cắt đứt dây. Họ muốn nhờ gió đưa diều đến chân trời góc biển và đem theo những loại bệnh dịch này cách xa con người, tránh cho con cháu của họ thoát khỏi bệnh tật… Còn ngày nay thả diều là một thú chơi đem lại niềm vui, tiếng cười sự giải trí cho các bạn nhỏ sau một ngày học tập.
Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Bài văn mẫu 4
Có lẽ đối với trẻ em ở thành thị tiếng sáo diều vi vu hay những con diều nhiều màu sắc bay lượn trên nền trời xanh thẳm là một thứ gì đó rất lạ lẫm, bởi bao quanh các em là những thứ đồ chơi hiện đại, rồi điện thoại, ipad,...Tôi không nói rằng những thứ ấy là không tốt, nhưng có lẽ trẻ em nông thôn dường như có một tuổi thơ trọn vẹn hơn hẳn, bởi tuổi thơ ấy là cả một bầu trời kỷ niệm đáng nhớ, mà hiện tại khi đã lớn lên người ta vẫn thường khao khát được quay lại với những trò ô ăn quan, nhảy dây, bịt mắt bắt dê,... vừa năng động lại bổ ích. Tôi vốn là một đứa trẻ nông thôn, cha mẹ chẳng giàu có gì cho cam, thế nên có được chiếc diều, chiều chiều sau buổi học chị em lại tung tăng đem đi thả với lũ bạn là một niềm vui sướng vô cùng.
Quê hương của trò thả diều không phải ở Việt Nam mà nó có nguồn gốc từ Trung Quốc với trên 2800 năm lịch sử, xuất hiện lần đầu tiên vào thời Xuân Thu Chiến quốc. Ông tổ của trò thả diều là Lỗ Ban đã chế tạo chiếc diều đầu tiên với vật liệu là gỗ, các thời kỳ sau người ta thay gỗ bằng trúc và giấy để có một chiếc diều thanh thoát, nhẹ nhàng hơn. Đối với người Trung Quốc cổ đại, thả diều mang nhiều ý nghĩa đặc biệt, họ có tục lệ thả diều vào tiết Thanh minh để xua đuổi tà khí, xui rủi bằng cách viết hết những điều không may mắn lên thân diều, rồi thả diều bay thật cao sau đó cắt đứt dây. Một ý nghĩa nữa là thả diều còn được xem là một nghi thức cầu an mà các nhà sư hay dùng, ngoài ra diều còn được xem là vật dâng hiến thần linh các trong các nghi lễ của vua chúa, quần thần vào dịp lễ lớn. Một vài ghi chép cũng cho thấy rằng, diều còn là một vật dụng để truyền tin trong quân sự. Ngày nay cánh diều còn mang ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, hy vọng bay cao, bay xa hướng tới những chân trời mới, và trở thành biểu tượng của nhiều tổ chức cũng như giải thưởng lớn ví dụ như giải thưởng nghệ thuật "Cánh diều vàng" được trao hàng năm.
Diều có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có cái hình thoi, hình vuông, rồi lại có cái hình cánh cung, hình ông trăng, cầu kỳ hơn nữa thì có diều hình long, hình phượng, thậm chí có cả hình người. Diều là thứ đồ chơi đa dạng vì hình dáng phong phú về màu sắc, lũ trẻ con không có điều kiện thì chỉ chơi những con diều đơn sắc làm từ mấy thẻ tre với mấy tờ giấy vở, giấy màu, còn ví như người chơi diều theo hội thi thì trang trí diều vô cùng bắt mắt bằng những màu sặc sỡ, để khi diều đã tít tận trời mây mà cái bóng màu của nó dưới đất người ta vẫn nhận thấy được. Kích thước của diều cũng vô số kể, thường chỉ tầm mét vuông đổ lại, nhưng cũng có những người chơi diều sáo chuyên nghiệp họ có thể cất công làm cả chiếc diều to như cái thuyền, gắn thêm ống sáo to như bắp chân, sợi dây diều to như cái dây chão cột trâu mới đủ giữ, lúc thả cũng tốn sức không kém, phải vài ba người mới nhấc được nó lên. Thế nhưng một khi diều đã bay thì mấy ngày liền vẫn cứ ở xa tít, tiếng sáo vi vu như tiếng nhạc từ thiên đình rót xuống, lâng lâng và kỳ diệu vô cùng. Dĩ nhiên ngày hôm nay để nghe được tiếng sáo diều vốn là điều quá khó, dường như con diều với chiếc sáo lửng lơ trên bầu trời đã hoàn toàn đi vào quên lãng, đó là điều vô cùng đáng tiếc.
Khoan nói đến diều sáo, bởi làm diều sáo khá khó, chúng ta sẽ nói đến thứ diều thông dụng mà bất cứ ai cũng có thể làm được. Trước hết cần chuẩn bị tre để làm khung diều, thông thường người ta sẽ chuẩn bị các thanh tre dài tầm 70-90cm rồi bắt cố định vào nhau thành những hình dạng mình mong muốn, thông thường là khung hình chữ thập, trong đó thanh ngang là thanh kép gồm một thanh thẳng và một thanh uốn cong như hình cánh cung, yêu cầu duy nhất là khung phải cân đối và chắc chắn thì diều mới bay được. Sau khi đã có khung, người ta sẽ cắt giấy theo hình khung rồi dùng hồ dán vào khung cho chặt, nên chọn loại giấy dày có thể chịu được sức gió, hồ dán cũng phải là loại có độ bám dính tốt, tránh việc đang bay mà diều bung ra thì mất vui. Xong phần thân diều, chúng ta tiến hành làm đuôi diều, nhiều người nghĩ rằng đuôi diều không quan trọng, chỉ mang tính thẩm mĩ nhưng thực tế đuôi diều chính là phần quyết định xem diều của bạn có bay được hay không. Khâu này khá dễ dàng, người ta sẽ cắt ra ba dải giấy dài gấp rưỡi hoặc gấp đôi thân diều, một dải dài, hai dải kia ngắn hơn và bằng nhau, sau đó đem gắn chúng vào đuôi diều. Cuối cùng là khâu cột dây diều vào đầu diều, nên chọn loại dây mảnh nhưng dai như dây cước hoặc dây chỉ cỡ lớn, được cuốn thành cuộn cho gọn, khi thả và thu diều về sẽ không bị rối dây.
Cách thả diều khá dễ nhưng phải biết quan sát và canh hướng gió, nên chọn khu vực quang đãng không có cây cối, cột điện, nhà cửa, ở nông thôn phía trên đê là thích hợp nhất. Người thả một tay cầm diều giơ cao hơn đầu, một tay cầm dây, chạy ngược hướng gió rồi buông diều ra kết hợp với việc thả dây cho diều bay lên cao, khi diều đã bay ổn định thì không nên thả dây nữa tránh diều bay quá cao, thu về rất mệt. Việc thả diều nên chơi cùng nhiều người là vui nhất, ở khu vực phía Bắc những tỉnh Hà Tây, Hà Nội trước kia còn có cả hội thả diều thi giữa các làng, các tổng, việc chuẩn bị cũng kỳ công nhưng rất náo nhiệt, thậm chí ở Trung Quốc và cả Pháp cũng có lễ hội thả diều, may mắn thay đã từng có lúc con diều Việt Nam được du lịch sang tận nước Pháp xa xôi để tham gia cuộc thi mà có lẽ giờ người ta chỉ nhắc đến trong hoài niệm.
Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Bài văn mẫu 5
Chẳng biết có từ khi nào nữa mà những trò chơi dân gian cứ dần dần rồi dần dần trở thành những trò chơi không thể thiếu đối với tất cả những đứa trẻ không chỉ ở thôn quê mà còn ở thành thị nữa. Những trò chơi dân gian chẳng phải chỉ dành cho trẻ em mà nó dành cho tất cả mọi lứa tuổi. Nói đến những trò chơi dân gian ta không thể không nhắc đến một trò chơi gắn liền đối với chúng ta đó là trò chơi thả diều.
Diều được làm từ rất nhiều chất liệu khác nhau như bằng giấy, vải hay bằng nilon. Nhưng được ưa chuộng nhất là nilon bởi là bằng vật liệu này diều không những có thể làm được những màu sắc hình dạng rất đẹp mà còn rất biền sử dụng được thời gian lâu. Tùy vào màu sắc và hình dạng ta có thể chọn rất nhiều loại diều với những hình dạng phong phú, người chơi có thể chọn được tùy theo ý thích của mình. Đó là đối với những loại diều dùng để sản xuất bán cho người chơi không thể chuẩn bị được hay không làm được. Ưu điểm của những loại diều này chính là mẫu mã rất đẹp lại phong phú đa dạng rất hợp mắt người chơi. Nhưng đối với những trẻ em ở quê thi lựa chọn số một vẫn là diều làm bằng giấy. Đối với loại diều này thì chất liệu làm ra rất đơn giản hợp với môi trường và sẵn có. Các em có thể tận dụng tất cả những giấy vở đã không dùng nữa để làm. Đối với những em nhỏ ở quê thì diều giấy không thể thiếu được khi mỗi mùa hè đến. Những cánh diều giấy nhẹ nhàng vút cao lên đến tận mây xanh khiến cho chúng ta như đang được bay lên cao cùng diều cùng với gió mây thật thú vị biết nhường nào.
Thả diều là trò chơi dân gian dựa theo sức nâng của gió bởi thế để thực hiện được trò này trước tiên chúng ta cần phải chọn được địa điểm thích hợp.
Đó là một bãi đất rộng thoáng không vướng cây cối hay vật chắn nào đó xa lối đi và phải có gió nhẹ. Và chúng ta cũng đừng quên những người bạn để cùng nhau thả diều thì mới vui. Những cánh diều thi nhau bay lên không chừng sẽ tạo cho chúng ta những cảm giác thăng hoa rất sảng khoái. Khi có gió thả diều thì một người cầm diều một người thả dây hoặc chúng ta có thể làm cả hai việc đó được mà không cần ai khác. Khi thả diều ta chọn đúng hướng gió, khi có gió ta ta thả diều thật nhẹ cho thật cân.
Cánh diều thường có hình trăng hoặc hình lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều thì thường được làm bằng cật tre bánh tẻ chuốt tròn và nối với nhau. Giu khung diều là một xương sống bằng tre cứng to bản to nhô ra bên Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm.
Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ. Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, nilon nên dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều. Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.
Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Bài văn mẫu 6
“Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời”
("Thả diều" Trần Đăng Khoa )
Hình ảnh con diều bay lượn trên bầu trời đã trở nên gần gũi và nên thơ trong cái nhìn của một người con đất Việt. Và thả diều từ lâu đã là một trò chơi dân gian gắn bó với nhiều thế hệ người Việt Nam.
Trò chơi thả diều lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc. Chiếc diều đầu tiên được một người tên Lỗ Ban dùng gỗ chế tạo đã bay trên mảnh đất Trung Hoa, trở thành một nét văn hóa đặc sắc của họ. Dần dà, thú thả diều cũng được người dân Việt Nam ưa thích và trở thành một trò chơi dân gian, một phần của văn hóa dân tộc. Hình ảnh chú bé nằm vắt vẻo trên lưng trâu với con diều đang bay trên bầu trời cũng đã được các nghệ nhận tranh Đông Hồ đưa vào những bức vẽ của mình, là bóng dáng của một thời tuổi thơ chốn đồng quê.
Diều là một đồ vật thuộc loại khí cụ, mượn sức gió và sức đẩy của không khí để có thể bay lên cao. Diều thường có một khung bằng tre hoặc gỗ, được uốn thành các hình thù khác nhau. Khung diều không được quá mềm vì sẽ dễ bị gãy khi có gió lớn, và cũng không được quá cứng, nặng vì sẽ gây khó khăn khi cho diều đón gió. Trên các khung ấy là những tấm giấy màu sắc hoặc những tấm ni lông, được dán bằng keo để cố định trên khung. Người ta thường làm thêm cho diều một cái đuôi dài với những sợi tua rua để làm phần trang trí. Khi diều bay lên, những tua rua ấy sẽ bay phấp phới, tạo nên điểm nhấn và giúp hình ảnh chiếc diều trên trời xanh được đặc sắc hơn. Ngày nay, diều còn được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau với đủ các kích cỡ, màu sắc, hình hài vô cùng phong phú và độc đáo. Diều được kết nối với sợi dây để chạy lấy đà giúp diều bay lên và giữ cho diều không bị bay đi mất.
Diều thường được thả vào những ngày có gió bởi như thế thì diều sẽ dễ lên hơn. Nhưng người chơi cần chọn ngày có gió vừa bởi gió to quá thì diều có thể bị cuốn đi mất. Cứ tầm chiều chiều, người ta sẽ đi thả diều rất đông, đặc biệt là ở những vùng đất cao, hút gió và rộng thoáng. Những vùng nông thôn, cứ đến khi mặt trời đã tắt, ánh nắng dịu nhẹ, không khí thoáng mát hơn là người ta lại đi thả diều. Hình ảnh những đứa trẻ chân đất chạy chân trần trên nền đất để đưa diều lên đã quá quen thuộc với cuộc sống thường nhật ở nơi thôn dã:
“Cánh diều no gió
Nhạc trời réo vang
Tiếng diều xanh lúa
Uốn cong tre làng ”
Tiếng diều ấy là tiếng vi vu, là tiếng sáo diều thân thuộc. Nhiều con diều được gắn thêm một bộ sáo, khi bay lên, đón lấy gió thì sáo sẽ phát ra âm thanh ngân vang trong đất trời. Đây là loại diều rất đặc biệt và lá thú chơi có nguồn gốc từ các tỉnh thành đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
Để thả được diều, người chơi phải biết cách chọn hướng và xác định gió. Nếu nhiều gió, người chơi chỉ cần đứng giật dây điều khiển cánh diều từ từ bay lên. Nếu trời đứng gió, nếu thấy ngọn cây vẫn đung đưa tức là gió ở trên cao, thì người chơi chạy đà để đưa cánh diều lên đủ tầm đủ để đón được gió. Khi ấy, cánh diều sẽ tiếp tục lên cao. Với những con diều nhỏ, diều giấy đơn giản, người chơi thường tập trung ở các vùng đồng quê. Còn với những con diều to, người ta lại thường tìm đến vùng biển nơi đón đầu những cơn gió khơi xa. Khi thả diều, người chơi không được quá lơ là mà cần chuyên tâm để diều không bị rơi xuống hay mắc dây vào những con diều khác. Đây cũng là trò chơi đòi hỏi sự kiên nhẫn và tỉ mỉ, nếu cả thèm chóng chán hay nóng tình thì rất khó để đưa được diều lên cao.
Là một trò chơi dân gian, một nếp sinh hoạt truyền thống, thả diều đã trở thành thú vui không thể thiếu mỗi khi hè về. Đây cũng là lúc người ta được giải tỏa căng thẳng khi ngắm nhìn những con diều uốn lượn trên trời cao, được nằm dài nhìn trời đất cùng những cánh diều no gió, được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Đời sống ngày càng phát triển, những cánh diều cũng ngày càng thêm phong phú hơn, và từ đó, người ta đã mở những hội đua diều, ngày mà mọi người được khoe tài làm diều và cùng chung vui trong không khí háo hức của lễ hội. Những lễ hội này thường được diễn ra ở các vùng biển như Vũng Tàu, Phan Thiết,…
Những con diều đã cất cánh bay lên trời cao, cũng mang theo một nét đẹp văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc được tung cánh, chở theo bao ước mơ của những đứa trẻ thôn quê. Cánh diều cứ yên bình ngắm nhìn trời đất như thế, yên bình nhìn ngắm khung cảnh đất nước thanh bình, vẽ một nét mực trong bức tranh thôn dã tĩnh lặng của quê hương Việt Nam.
Bài văn mẫu 7
Việt Nam là một vùng quê của những truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa. Trong suốt quá trình phát triển của một nghìn năm lịch sử, trong đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân, không chỉ những phong tục tập quán, những bản sắc văn hóa mang dấu ấn của Việt Nam được hình thành mà những trò chơi dân gian cũng vô cùng phong phú và độc đáo, những trò chơi này cũng góp phần thể hiện được những nét đẹp về văn hóa cũng như những nét đẹp về tinh thần, tâm hồn của con người Việt Nam. Một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu mà ta có thể kể đến, đó chính là trò chơi thả diều.
Thả diều là một trò chơi dân gian độc đáo của con người Việt Nam, trò chơi này được hình thành trong quá trình sinh hoạt và lao động của người Việt Nam. Xuất hiện từ rất sớm và trò chơi độc đáo này vẫn được duy trì và phát triển cho đến tận ngày hôm nay. Khi xưa, cùng với nhịp độ của cuộc sống sinh hoạt thường ngày, ông cha ta không chỉ lo lao động, làm ăn sinh sống mà còn rất chú trọng đến đời sống tinh thần của mình, mà cụ thể nhất có thể kể đến, đó chính lá sự sáng tạo các trò chơi dân gian, một trong số đó là thả diều. Đây là cách thức giải trí độc đáo của ông cha cha sau mỗi giờ lao động đầy mệt mỏi, là cách lấy lại sức lực sau những lo toan của cuộc sống, của áp lực cơm – áo – gạo –tiền.
Thả diều là trò chơi mà trong đó người chơi sẽ dựa vào sức gió của tự nhiên, đưa những cánh diều bay lên cao, sự kết nối của người chơi đối với con diều là thông qua một sợi dây dù đủ dài để đưa con diều bay lên tận trời xanh. Sợi dây sẽ giúp con người điều khiển con diều của mình bay đến độ cao nào hay bay đến nơi nào mình mong muốn. Khi thu diều lại thì người chơi cũng cuộn từ từ sợi dây dù này lại, con diều sẽ gần mặt đất hơn, và cuối cùng sẽ hạ cánh để được người chơi xếp lại, mang về nhà. Nguyên lí sử dụng của các con diều này là dựa vào sức gió. Vì vậy mà hôm nào trời không có gió thì không thể chơi thả diều.
Nhưng nếu trời có gió nhưng người chơi không có kĩ năng thả, không biết cách đưa con diều bay ngược chiều gió để lên không trung thì con diều cũng không bay được như mong muốn của chúng ta.Về cấu tạo của chiếc diều thì bao gồm phần khung diều, thường thì những phần khung diều này sẽ được làm bằng tre hoặc bằng gỗ, đây là phần chống đỡ cho con diều, giúp con diều có những hình dáng nhất định và có thể bay lên. Những chiếc tre hay gỗ dùng để làm khung diều này phải thật mảnh, dẻo dai bởi nếu quá nặng, to thì sẽ làm cho con diều trở nên nặng nề, từ đó khó có thể bay lên, hoặc bay được nhưng cũng không cao. Còn nếu như phần khung này có mềm, không có độ dẻo dai thì khi có gió lớn thì con diều sẽ bị gió thổi làm cho gãy khung.
Bộ phận thứ hai của diều đó là phần nguyên liệu phụ để trang trí cho con diều cũng là bộ phận giúp con diều có thể đón được gió và bay lên cao. Thông thường, phần áo diều này thường được làm bằng giấy báo, vải mỏng hoặc có thể bằng ni lông. Ngày nay, sự phát triển của đời sống tinh thần đã đòi hỏi tính thẩm mĩ cao hơn, do đó mà những con diều được trang trí với những màu sắc vô cùng bắt mắt, hình dáng con thuyền cũng được chế tạo thành nhiều kiểu khác nhau, có thể là diều hình con chim, con bươm bướm, chim phượng hoàng… Bộ phận không thể thiếu đó chính là dây dù. Dây dù buộc vào con diều để những người chơi có thể điều khiển con diều, nâng lên hay hạ xuống theo ý thích của mình, dây dù có thể làm bằng những sợi dây gai mỏng nhưng có độ bền cao, độ dài của dây này cũng từ tám đến mười mét. Những con diều thường được mang đi thả vào những buổi chiều có gió, nhưng gió này chỉ vừa đủ để diều bay lên, không quá lớn, bởi nếu vậy con diều sẽ bị gió thổi cuốn đi mất. Thời điểm người ta đi thả diều đông nhất, đó chính là tầm chiều tà, vì lúc này thời tiết sẽ rất mát mẻ, lại có gió. Đặc biệt ở những vùng nông thôn, cứ buổi chiều đến là mọi người sẽ tụ tập nhau lại đến một khu đất trống, hút gió để cùng nhau thả diều. hình ảnh những cậu bé chăn trâu thổi sáo, thả diều có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Sự sáng tạo của con người là không có giới hạn, cùng là con diều dùng để thả nhưng người ta có thể tạo cho nó rất nhiều màu sắc, hình dáng, thậm chí những con diều này còn phát ra những âm thanh du dương, êm ái. Con diều này được người ta gọi là diều sáo, theo đó thì những chiếc sáo nhỏ được thiết kế đặc biệt sẽ gắn lên thân của mỗi con diều. Để khi diều bay lên cao, có gió thì những con diều này sẽ tự động phát ra tiếng sáo.
Trò chơi thả diều là một trò chơi dân gian đã có từ rất lâu đời, người ta có thể chơi thả diều vào những lúc rảnh rỗi, giúp giải tỏa những căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Đặc biệt, ngày nay diều vẫn thu hút đông đảo sự yêu thích của rất nhiều người, hàng năm vẫn có rất nhiều các hội thi thả diều lớn được tổ chức, được rất nhiều người lựa chọn, tham gia.
Bài văn mẫu 8
Thả diều không chỉ là một trò chơi thú vị, hấp dẫn của trẻ con mà còn của nhiều người thuộc các lứa tuổi khác nhau. Một mảng trời mùa hạ sẽ là không gian rộng lớn cho những cánh diều mặc sức vút lên cao, mang theo những ước mơ, nhỏ bé hay những hoài bão lớn của bao người.
Trò chơi thả diều đã có từ ngàn xưa, phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Nam Trung Quốc, Việt Nam cho đến các nước Đông – Nam Á hải đảo. Ở Campuchia và Thái Lan, việc thả diều có ý nghĩa cầu sự bình yên tốt lành. Ở Việt Nam, hình ảnh những chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều như một biểu tượng của sự thanh bình rất quen thuộc trong tranh dân gian Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Bê, chủ nhiệm Câu lạc bộ Diều Huế thì diều Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại Huế. Thời xưa, diều được mô phỏng theo hiện tượng gió thổi tung bay giấy vàng mã trên các miếu mạo. Trẻ con thấy vậy bèn dùng dây buộc các mảnh giấy lại để thả theo những cơn gió. Tuy nhiên do không có bộ khung nên diều không thể cất cao được. Sau đó các thương nhân người Minh Hương mang theo cả diều sang Việt Nam để chơi. Từ những cánh diều Trung Quốc, các nghệ nhân nước ta đã nghiên cứu sáng tạo nên những chiếc diều mang đặc trưng riêng của Việt Nam.
Cánh diều thường có hình trăng lưỡi liềm hay còn gọi là diều quạ. Khung diều làm bằng cật tre bánh tẻ, chuốt tròn và ráp nối với nhau. Giữ khung diều là một “xương sống” bằng tre cứng to bản, nhô dài ra hai bên khung. Hai bên cánh diều cong lên tạo thành khung diều hình lưỡi liềm. Chiều cong của cánh diều phải thật cân đối, khung diều phải chắc chắn và nhẹ.
Diều được phất bằng giấy bản, bồi thành nhiều lớp bằng hồ dán. Sáo được xâu lại bằng một thanh tre đặt chéo góc ước chừng ba mươi độ với xương sống diều. Sáo thường làm bằng ống nứa, chia làm hai khoang, đầu gắn nắp hình vòm xẻ rãnh để gió lùa vào tạo nên âm thanh. Diều sáo trông đơn giản nhưng phải khéo tay mới làm được. Ngày trước chưa có loại dây dù, dây neo thường là dây mây, sợi nhỏ được đập dập, xoắn lại rồi thắt nối thành sợi dây dài chừng dăm bảy trăm mét. Chẳng may dây neo mà đứt, cánh diều theo gió cuốn xa, thật xa, mang theo cả niềm tiếc nuối của người thả diều.
Diều có thể thả được do một hoặc hai người. Khi có hai người thả diều thì một người cầm diều, một người cầm cuộn dây. Khi thả đứng ngược chiều gió, hướng mũi diều lên trời chếch 45 độ. Khi có gió thả diều nhẹ nhàng cho thật cân , người cầm dây giật nhẹ để nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều lên cao. Còn đối với diều một người thả thì cũng thực hiện như qui trình hai người nhưng người thả phải đảm nhiệm luôn nhiệm vụ cầm cuộn dây của người kia.
So với các trò chơi dân gian khác như ô ăn quan, một trò chơi mang tính chiến thuật, giúp người chơi có khả năng quan sát và tính toán nhanh, hay kéo co là trò chơi đòi hỏi sức khỏe tốt và tinh thần đồng đội. Thả diều lại là một trò chơi đòi hỏi sự tinh tế, khéo léo của người chơi để điều khiển được con diều bay cao, bay xa trên bầu trời xanh thắm. Vào mùa hạ, khi gió mùa Tây Nam thổi ngập tràn mọi nẻo, cũng là lúc không gian đầy ắp tiếng sáo diều vi vu. Sáo lớn tiếng kêu trầm, vang; sáo nhỏ thanh, cao, réo rắt. Chúng hòa quyện nhau, tạo nên bản hòa tấu vui nhộn, thanh bình. Gió tháng tư từng cơn thổi ngợp trời, diều nói gì với gió mà gió mang diều bay cao thế nhỉ? Cánh diều chở những ước mơ, chở theo một tuổi thơ êm đềm, bình lặng!
Qua nhiều lần tham dự các cuộc thi diều trong nước cũng như quốc tế, chúng ta nhận thấy diều Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với một số diều của các nước. Nhìn chung, diều của các nước Âu Mỹ có kích thước lớn, làm bằng vật liệu tổng hợp đắt tiền, lắp ghép bằng những hình khối vuông, tròn, hình trụ, tam giác, lục giác và phải dùng loại dây lèo to. Khi thả diều lên tới độ cao nhất định thì họ neo diều vào xe tải, mặc sức cho diều đùa giỡn với nắng gió. Còn diều của Việt Nam, những sản phẩm từ tre, gỗ, giấy, vải, qua bàn tay thủ công của những người chơi diều dân dã, đã luôn cuốn hút người thưởng ngoạn, được ví như “nghệ thuật múa rối trên không”. Về phần trang trí, trình bày thì công phu cầu kỳ, thường gắn liền với các con vật quen thuộc như Long, Ly, Quy, Phượng… Diều ở nước ta thường dùng dây lèo nhỏ, mềm mại, thả diều bằng tay và điều khiển theo ý muốn. Dây neo diều hóa thành sợi dây.
Ở mỗi vùng đất nước ta, người chơi diều luôn tìm tòi sáng tạo nhiều kiểu diều khác nhau. Đặc biệt, Huế nổi tiếng với những loại diều tinh xảo, cầu kỳ, muôn màu, muôn vẻ hình thù khác nhau. Diều Huế - Việt Nam đã từng xuất hiện bên cạnh các “cường quốc” diều thế giới và gây ngạc nhiên cho các nhà chơi diều chuyên nghiệp ở những lần Liên hoan Diều Quốc tế.
Ngày nay, trước sự phát triển của nhịp sống hiện đại, các nhà máy, các dự án khu công nghiệp, dịch vụ thi nhau mọc lên. Những không gian thoáng đãng, lộng gió ở các vùng nông thôn đang dần bị thu hẹp, thú chơi thả diều cũng vì thế mà bị mai một. Bên cạnh đó, sự lấn át của các phương tiện giải trí hiện đại như: trò chơi điện tử, internet đã khiến cho không ít trẻ em không còn mặn mà với những cánh diều truyền thống. Song cánh diều ngày xưa của tuổi thơ hồn nhiên đầy ước vọng ngày thơ sẽ mãi vẹn nguyên trong tâm thức chẳng thể phai mờ.
Có ngày hôm nay mới biết ý nghĩa ngày hôm qua! Chiếc diều nhỏ bé và đơn sơ kia sẽ trở thành kỷ niệm, sẽ dậy hương tuổi thơ, mùi hương ngọt ngào, nồng thắm và chân chất chốn đồng quê! Đôi lúc ai đó trong chúng ta cứ thầm mong được như Nguyễn Nhật Ánh “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”!
Bài văn mẫu 9
Trong hệ thống các trò chơi dân gian của ông cha ta xưa đã có rất nhiều trò chơi hay, thú vị và được kế thừa, phát triển đến tận ngày nay, và nhiều trò chơi đã vượt qua giới hạn của một trò chơi dân gian mà trở thành một bộ môn nghệ thuật thực sự. Một trong số đó chính là trò chơi dân gian thả diều. Đây là một trò chơi có từ rất lâu đời và đến ngày nay vẫn được nhiều người yêu thích và lựa chọn để chơi, vì mức độ ảnh hưởng của trò chơi này đến quần chúng khá lớn nên hàng năm nhiều đơn vị đã đứng ra tổ chức các festival thả diều, thậm chí nó còn vượt ra ngoài biên giới quốc gia mang tầm quốc tế bởi có lượng người đông đảo yêu thích bộ môn này.
Thả diều là một trò chơi dân gian đã được xuất hiện cách đây rất lâu, trải qua nhiều thế hệ người Việt Nam tồn tại và phát triển đến tận ngày nay. Không ai biết được chính xác thời điểm mà trò chơi thả diều được ra đời, chỉ biết nó gắn liền với cuộc sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Việt Nam từ rất lâu rồi. Cùng với sự phát triển của lịch sử, trò chơi dân gian thả diều không những không bị mất đi, thui chột mà ngày càng trở nên phát triển, nếu như khi xưa nó chỉ thường được chơi vào các dịp lễ hội, lúc nhàn hạ thì nay thả diều đã vượt qua một trò chơi dân gian trở thành một bộ môn giải trí thực thụ, nó thu hút đông đảo sự yêu thích, đam mê ở người Việt Nam, ở nhiều lứa tuổi, giới tính khác nhau.
Thả diều là trò chơi mà người ta dùng sức gió để đưa diều lên cao, người chơi, người thả sẽ điều khiển bằng sợi dây mảnh, chắc chắn ở bên dưới, có thể điều khiển lên cao, xuống thấp, tùy thuộc vào ý muốn của mình. Điều kiện cần phải có để thả diều chính là có gió, gió cũng không được quá lớn, không quá lặng. Người chơi sẽ dựa vào sức gió để đưa con diều lên cao, sau đó để con diều bay cùng với chiều của gió. Chính bởi đặc điểm này mà thời điểm người ta lựa chọn để thả diều thường là vào lúc sáng sớm và chiều tối, vì lúc này không những có bóng râm mà còn có gió, cường độ của gió cũng rất phù hợp để có thể thả diều.
Về cấu tạo của diều có thể chia thành ba phần, đó chính là phần khung diều, phần giấy diều và phần cuối cùng là dây diều. Trước hết, phần khung diều thường được làm bằng khung tre mỏng hoặc khung bằng gỗ, nhưng khung diều này phải đảm bảo khung diều phải chắc chắn, có thể giữ vững trước sức thổi của gió, khung diều phải cân đối hai bên và trọng lượng phải nhẹ, như vậy diều mới có thể bay lên cao và giữ được thăng bằng giữa không trung. Khi xưa, vật liệu phổ biến nhất mà ông cha ta sử dụng để làm diều chính là thanh tre mỏng, kĩ thuật làm cũng đơn giản, thô sơ hơn so với ngày nay.
Ngày nay, khung diều còn có thể làm bằng kim loại mỏng, vô cùng chắc chắn, làm cho con diều có khả năng bay lên cao hơn bình thường và có thể thích nghi hơn với thời tiết, khi gió lớn một chút cũng không bị quật ngã mà vẫn có thể bay như bình thường. Bộ phận thứ hai không thể thiếu của diều chính là giấy diều, hay còn được gọi nôm na là phần áo của diều. Khi xưa, điều kiện còn thiếu thốn, phần áo diều này được làm từ những mảnh giấy báo thừa, chúng sẽ được dính lại với nhau, dán xung quanh phần khung của diều. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bởi đó chính là phần giúp cho diều đón gió và có thể bay lên.
Ngày nay, khi thả diều đã trở thành một bộ môn nghệ thuật thì phần khung hay phần áo diều cũng được thiết kế tỉ mỉ hơn, ngoài giấy thì chất liệu được ưa thích hơn cả chính là ni lông, vải dù, trên đó có những màu sắc vô cùng bắt mắt, độc đáo, có thể là những hình thù khác nhau, có thể là hình cánh bướm, hình chim công, chim đại bàng…. Những hình thù của cánh diều được sản xuất đa dạng để phục vụ cho mục đích sử dụng của nhiều người. Phần cuối cùng không thể thiếu của diều chính là phần dây diều, phần dây diều thường là dây dù, đây là loại dây nhẹ, mảnh, chắc chắn có thể giữ chắc con diều giữa không trung và đủ nhẹ để đưa con diều bay lên cao.
Ngày nay, sự phát triển của bộ môn thả diều đã thu hút ngày càng đông đảo lượng người tham gia, mọi người thường tập trung lại với nhau thành những tổ chức, những câu lạc bộ thả diều lớn. Đó chính là nơi những người yêu thích thả diều có thể chia sẻ niềm đam mê với bộ môn này cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà mình biết về thả diều. Họ tham gia thi đấu, tổ chức các festival để những người có cùng sở thích có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình, mục đích chính không phải giải thưởng mà là sự giao lưu, chia sẻ.
Thả diều là một trò chơi dân gian lâu đời, trải qua bao thế hệ nó vẫn được người Việt Nam hiện đại yêu thích, kế thừa, thậm chí đưa nó phát triển từ trò chơi dân gian thành một bộ môn nghệ thuật được đông đảo người Việt Nam yêu thích, lựa chọn.