Giải Sinh 9 Bài 62 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học Thực hành Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương.
Soạn Sinh 9 Bài 62: Thực hành Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được các quy định của Luật bảo vệ môi trường. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.
Thực hành Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
I. Mục tiêu
Học sinh vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương
Nâng cao ý thức của học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
II. Chuẩn bị
Giấy trắng khổ lớn dùng khi thảo luận
Bút dạ nét đậm viết tren giấy khổ lớn
III. Cách tiến hành
1. Thảo luận nhóm
- Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, thảo luận 1 chủ đề trong vòng 15 phút
- Sau đó, mỗi nhóm cử đại diện lại trình bày
- Các nhóm khác lắng nghe và cho ý kiến
2. Trả lời câu hỏi thảo luận
a, Những hành động nào hiện nay đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường? Hiện nay, nhận thức của người dân địa phương về vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi trường quy định chưa?
Gợi ý đáp án
Những hành động đang vi phạm Luật Bảo vệ môi trường:
- Khai thác thủy sản bằng mìn, thuốc nổ
- Chặt phá cây rừng bừa bãi
- Khai thác rừng đầu nguồn
- Đốt rừng làm nương rẫy
- Săn bắt thú quý hiếm
- Xả thải chưa qua xử lí ra môi trường
- Xâm lấn đất công,…
Hiện nay, nhận thức của người dân về những vấn đề trên còn chưa đúng với những điều quy định trong Luật Bảo vệ môi trường.
b, Chính quyền địa phương và nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
Gợi ý đáp án
- Để thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường:
- Nhân dân cần nâng cao nhận thức và ý thức về bảo vệ môi trường
- Chính quyền địa phương cần tuyên truyền, vận động, cưỡng chế nhân dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và có chế tài xử phạt nghiêm minh các trường hợp cố ý vi phạm
c, Những khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là gì? Có cách nào khắc phục?
Gợi ý đáp án
- Khó khăn khi thực hiện luật :
- Luật Bảo vệ môi trường chưa thực sự được triển khai tớ toàn thể nhân dân, người dân chưa có ý thức tự giác bảo vệ môi trường
Khắc phục:
Nâng cao tuyên truyền vận động để bộ luật gần gũi với nhân dân, nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt ở thế hệ người trẻ tuổi
d, Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường là gì?
Gợi ý đáp án
- Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường:
- Nâng cao ý thức tự giác của bản thân trong việc bảo vệ môi trường
- Tích cực chống lại các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường
- Tuyên truyền để người thân, bạn bè cùng tham gia bảo vệ môi trường
IV. Báo cáo thực hành
Tên bài thực hành: Vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương
Họ và tên học sinh:...........................................
Lớp:.....................................................................
1. Nội dung báo cáo:
- Báo cáo về những nội dung đã được các nhóm thảo luận và nhất trí.
Gợi ý đáp án
+ Chủ đề: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh
+ Nguyên nhân:
- Ý thức chưa tốt, nhiều người vẫn vứt rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng.
- Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp, chưa đúng luật.
+ Giải pháp:
- Chính quyền cần vận động cộng đồng để thay đổi tập quán, thói quen xả rác tùy tiện của người dân, lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trường đồng thời cung cấp dịch vụ thu gom rác thuận tiện cho người dân.
- Để gom rác thải hiệu quả, cần phải có đội ngũ với phương tiện, trang thiết bị và nhân lực đầy đủ. Tuy nhiên, cách làm hiệu quả và đơn giản nhất là không vứt rác bừa bãi; tận dụng khu đất vườn, ruộng để xử lý rác thải hữu cơ; hạn chế dùng các sản phẩm gây nguy hại cho môi trường như: túi ni-lông, các loại bao bì bằng nhựa…
+ Khó khăn: Chưa tổ chức được lực lượng, ý thức người dân còn thấp.
- Những điểm còn chưa nhất trí cần phải thảo luận thêm.
Gợi ý đáp án
+ Một số đề xuất thêm để chính quyền địa phương và nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường:
- Chính quyền địa phương và nhân dân cùng hợp tác, tổ chức họp xóm.
- Bầu Ban quản lý vệ sinh môi trường xóm.
- Xây dựng quy định đối với các hộ gia đình trong khu dân cư quyền và nhiệm vụ ban quản lý, quy định về thưởng phạt.
- Hỗ trợ kinh phí cho ban quản lý.
1. Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường?
Gợi ý đáp án
+ Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường
+ Tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường như : trồng cây, thu gom rác thải, giữ vệ sinh cho trường, lớp, nhà, nơi công cộng,…
+ Giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng rác nếu có thể
+ Không sử dụng các loại vật liệu khó phân huỷ như: bao bì ni lông,…
+ Đổ rác đúng nơi qui định
+ Không vứt rác bừa bãi
2. Nêu cảm tưởng:
Sau khi học xong bài này, Em nhận thức được tác hại của việc môi trường bị ô nhiễm cũng như hiểu hơn về các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường Và biết được một vài phương pháp để tuyên truyền và hạn chế môi trường bị ô nhiễm. Em cảm thấy môi trường sống đang dần bị ô nhiễm, chúng ta cần phải ý thức và có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của mình cũng như thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. Vì vậy, để có một môi trường sống tốt hơn, đảm bảo hơn chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ nó. Chú trọng đến việc tuyên truyền các tổ dân phố, người dân trong các ngõ hẻm, làng quê nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Nhà nước đưa ra những quy định và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến môi trường. Tổ chức các cuộc thi, phát động các phong trào bảo vệ môi trường ở khu dân cư, các tổ dân phố, hay các thôn bản ở vùng quê nhằm tuyên truyền người dân ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường sạch đẹp. Ở các trường học, các học sinh cần tham gia các hoạt động chăm sóc vườn hoa, trồng cây xanh, thu gom rác,... tích cực. Phát hiện, phản ánh và phê phán những hành vi thiếu ý thức, phá hoại môi trường sống. Vì một Việt Nam khỏe mạnh, vì một môi trường trong lành chúng ta cần phải góp sức, góp công từ những việc nhỏ nhặt nhất ngay từ hôm nay.