Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 33: Thực hành quan sát các loại nấm giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 112, 113, 114.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 33 Chương VII: Đa dạng thế giới sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Báo cáo thực hành Quan sát các loại nấm
I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 10x và 40x
- Dao mổ
- Lam kính
- Giấy thấm
- Nước cất
- Găng tay
- Kính lúp
- Panh
- Kim mũi mác
- Lamen
- Ống nhỏ giọt
- Khẩu trang
- Kính mắt bảo vệ (nếu có)
2. Mẫu vật.
- Mẫu vật đã bị mốc: Bánh mì, mẩu gỗ, quả cam, bánh chưng, cơm,…
- Nấm tươi: Mộc nhĩ, nấm rơm, nấm hương, nấm sò, nấm linh chi,…
II. Cách tiến hành
1. Quan sát các loại nấm mốc mọc ở nhiều vật thể khác nhau
- Quan sát màu sắc và cấu trúc đám mốc bằng mắt thường và kính lúp.
- Quan sát cấu tạo sợi nấm mốc bằng kính hiển vi:
- Bước 1: Dùng panh gắp một đám mốc nhỏ lên lam kính.
- Bước 2: Nhỏ 1-2 giọt nước cất lên đám mốc trên lam kính.
- Bước 3: Dùng kìm tách nhẹ đám mốc thành các mảnh nhỏ.
- Bước 4: Đậy lamen lên, thấm nước thừa và quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x.
2. Quan sát một số loại nấm thường gặp
- Quan sát hình dạng của các mẫu nấm (đã chuẩn bị) bằng mắt thường và kính lúp hoặc tham khảo hình 33.3.
- Quan sát các mẫu vật còn nguyên vẹn, sau đó dùng dao bổ dọc ổ chính giữa thân và đối chiếu với Hình 33.4 để tìm ra các bộ phận có trong mẫu vật đã chuẩn bị.
III. Thu hoạch
Câu 1: Mô tả các loại nấm mốc trên mẫu vật đã chuẩn bị theo các tiêu chí trong bảng sau:
Trả lời:
Câu 2: Dựa vào kết quả quan sát các thành phần cấu tạo của mỗi mẫu nấm đã chuẩn bị, em hãy hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:
Trả lời:
Câu 3: Vẽ vào vở hình ảnh một số loại nấm đã quan sát, chú thích các bộ phận của nấm.
Trả lời:
Nấm sò